Lỗi thường gặp của két nước ô tô – biết trước để xử lý tránh mất tiền
Két nước là bộ phận quan trọng giúp ô tô vận hành tốt theo thời gian tuy nhiên bộ phận này rất hay gặp sự cố, hỏng hóc gây ra nhiều thiệt hại cho chủ xe.
Phải nói rằng két nước làm mát ô tô là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên xe. Nếu xe không có bộ phận này hoặc bộ phận này bị hỏng thì nhiệt độ tại động cơ sẽ không được kiểm soát, dẫn đến nhiều sự cố hư hại, hỏng hóc, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế trong việc khắc phục, sửa chữa các linh kiện trên hệ thống.
Để giảm thiểu thiệt hại gây ra từ két nước ô tô cũng như đảm bảo sự hoạt động ổn định, trơn tru cho hệ thống động cơ, tài xế cần nắm bắt được những sự cố thường gặp ở két nước, từ đó có phương án xử lý kịp thời, hiệu quả.
Lỗi tắc két nước ô tô
Hiện tượng tắc két nước làm mát là do bị cặn bẩn, tạp chất bịt kín ống dẫn nước khiến nước làm mát không được lưu thông nên không thể hạ nhiệt cho động cơ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do nước làm mát không được thay mới theo định kỳ mà nhà sản xuất đã đưa ra, sử dụng nước làm mát không đúng tiêu chuẩn.
Két nước ô tô rất hay gặp sự cố tài xế nên chú ý trong quá trình sử dụng
Video đang HOT
Bơm nước ô tô
Cũng có trường hợp không phải do bơm hỏng mà nguyên nhân là dây curoa ô tô dẫn động bơm bị chùng khiến lưu lượng nước tuần hoàn chậm cũng làm động cơ bị quá nhiệt.
Hỏng van hằng nhiệt
Van hằng nhiệt trên hệ thống làm mát có nhiệm vụ giúp rút ngắn thời gian chạy sấy nóng của động cơ bằng cách đóng không cho nước làm mát bên trong động cơ luân chuyển ra ngoài cho tới khi nhiệt độ động cơ đạt được đến mức cần thiết để có thể hoạt động ổn định.
Nếu van hằng nhiệt bị kẹt, không thể mở khi quá trình sấy nóng động cơ đã kết thúc sẽ khiến nước trong máy bị sôi, động cơ bị quá nhiệt gây bó máy (kẹt pít-tông).
Hầu hết các xe ô tô hiện này được lắp đặt quạt làm mát két nước với tốc độ quạt gió được điều khiển bằng ECU dựa vào tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát. Nếu cảm biến này bị hỏng, đứt dây thì quạt sẽ không quay dẫn đến nước không được làm mát. Ngoài ra, hệ thống làm mát còn có các hiện tượng như hao nước làm mát do nước bốc hơi, rò rỉ do nứt, vỡ hoặc hở đường ống dẫn nước hoặc két sưởi.
Sử dụng két nước làm mát ô tô đúng cách
Để tránh phải sửa chữa két nước ô tô, chủ xe nên thay nước làm mát xe thường xuyên sau khoảng từ 1 – 3 năm sử dụng tùy từng loại xe. Bên cạnh đó, chủ xe cần kiểm tra nước làm mát vào mỗi lần bảo dưỡng xe để chắc chắn lượng nước làm mát còn đủ để xe sử dụng. Khi bổ sung nước làm mát, cần lựa chọn nhãn hiệu uy tín, chất lượng cao. Chủ xe không nên ham rẻ mà sử dụng những loại nước làm mát kém chất lượng.
Nếu đang điều khiển xe mà động cơ xe bị nóng bất thường, thì chủ xe hãy tắt máy, dừng xe ở vị trí an toàn để tìm cách xử lý đúng đắn. Bên cạnh đó, nên chuẩn bị sẵn nước làm mát phòng trường hợp xe cần bổ sung dung dịch này khi đang di chuyển giữa hành trình.
Khi bổ sung nước làm mát chỉ cần bổ sung nước cất, không nên sử dụng những loại nước thông thường khác. Nếu nhiệt độ động cơ tăng cao vì lý do thiếu nước làm mát, cần tắt máy và để máy nguội sau đó mới bổ sung nước làm mát để tránh hiện tượng nứt thân máy hoặc cong vênh nắp máy.
Theo VietQ
Xử lý lỗi kẹt chân ga - Kinh nghiệm thật 100%
Gặp sự cố, xử lý đúng cách theo kiểu "ăn may", tôi đã thoát được tai nạn và không gây tai hoạ cho người khác.
Cách đây vài tháng, tại ngã tư Lê Văn Lương - Nguyễn Tuân gần nhà, tôi lái một chiếc xe đi mượn. Gặp ngã tư đèn đỏ, tôi thả chân ga và rà phanh giảm tốc.
Nhưng thật bất ngờ ga vẫn tăng mạnh, rồ lên ầm ầm. Tôi đã cố đạp phanh ghìm chiếc xe lại, nhưng xe vẫn gầm lên và chồm về phía trước.
Nhiều người sẽ hoảng loạn khi chân ga bị kẹt (Ảnh minh hoạ)
Thật sự nếu là chị em thì "quả" này hoảng hẳn. Không chỉ chị em, là anh em có khi cũng khó bình tĩnh, nhất là phía trước đang có cả chục chiếc xe máy dàn hàng ngang dừng đèn đỏ. Cha mẹ ơi, nó mà lao đi thì cả vài hàng người "ngã ngựa".
Thật may là tôi "có võ", trong vài giây cố gắng bình tĩnh, dù ga rồ lên to dần, tôi nhanh chóng gạt cần số sang N, rồi đạp phanh cho xe dừng hẳn. Khoảng mấy giây hoảng loạn đó cũng làm xe mất kiểm soát và quay ngang đuôi 25-30 độ. Tiếng ga rồ ầm ĩ. Bao nhiêu ánh mắt nhìn tôi không chớp.
Vài giây tiếp theo, tôi đạp đạp vài lần vào chân ga, thế là nó trở về bình thường. Tôi được phen hú vía.
Thật sự là tôi chưa gặp tình huống kẹt chân ga, hay nhầm chân ga kiểu này bao giờ, cũng chưa hề trang bị kỹ năng xử lý, chỉ là lúc đó đầu "nẩy số" nhanh. Không tắt được máy, không cho về P, thì tôi gạt nhanh cần số sang vị trí N (số Mo trên xe ô tô sử dụng hộp số tự động).
Cũng có thể vì lý do này mà các xe luôn cho chuyển D sang N rất dễ dàng, và N luôn ở trước D.
Như vậy từ kinh nghiệm thực tế tôi rút ra, nếu chẳng may xe gặp sự cố kẹt chân ga, bạn hãy bình tĩnh, đừng hoảng loạn và gạt cần số về N. Cần số ở vị trí N như là về "Mo" trên xe số sàn, theo kiểu cắt ly hợp (cắt côn) nên xe chỉ còn trôi theo quán tính. Đó là việc đầu tiên cần làm để thoát tai nạn.
Theo Cartimes
Phân biệt và sử dụng đèn pha - đèn cốt đúng cách Bạn cần phân biệt và hiểu rõ hai chế độ đèn pha (chiếu sáng xa) và đèn cốt (chiếu sáng gần) trên ô tô, xe máy để sử dụng đèn an toàn khi tham gia giao thông. Phân biệt giữa đèn pha - đèn cốt Theo điểm d khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, một trong những điều kiện...