Lời thú tội của cô giáo dạy văn mang án sát chồng
Một người bạn của anh Thành khi giở chăn ra xem mặt bạn lần cuối, thấy có vết máu ở ngực trái. Nghi ngờ có chuyện chẳng lành, bạn bè anh Thành đã bí mật nhờ bảo vệ chung cư báo công an.
Tính đến nay, Lê Thị Hằng (SN 1978) – giáo viên dạy văn có tiếng tại một trường THPT của tỉnh Ninh Thuận – đã ở trong trại tạm giam Công an tỉnh được gần ba tháng. Thời gian đủ để cô không còn rơi vào trạng thái tâm lý hoảng loạn mỗi khi cán bộ điều tra làm việc về nguyên nhân gây ra cái chết của anh Lê Hữu Thành (SN 1974) – chồng cô. Ngày 8/6/2010, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Thuận đã có kết luận điều tra vụ án Lê Thị Hằng phạm tội “giết người”.
Cái chết bí ẩn của một giám đốc trẻ
Lê Thị Hằng hoảng loạn tại cơ quan điều tra
Sáng 1/4/2010, chung cư C4 thuộc phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, xôn xao khi nghe tin anh Lê Hữu Thành (SN 1974) là giám đốc Công ty TNHH thủy lợi Thái Hà tử vong do đột quỵ tại nhà riêng vào lúc 4 giờ 30, sau khi được người nhà đưa vào bệnh viện tỉnh cấp cứu.
Điều đáng ngạc nhiên là ngay sau khi có tin anh Thành chết, người dân xung quanh đã thấy một ôtô được người nhà thuê để đưa thi thể anh Thành về quê ở Hà Nam mai táng đang chờ sẵn dưới sân. Trong nhà, đồ đạc của anh Thành đã được sắp xếp hết vào vali. Sự nhanh chóng, vội vàng của người thân khiến cái chết của anh Thành trở nên bí ẩn.
Ngay buổi sáng hôm đó, bạn bè của anh Thành nhận được tin anh chết vì đột tử tại nhà liền chạy đến. Một người bạn của anh Thành khi giở chăn ra xem mặt bạn lần cuối, thấy có vết máu ở ngực trái. Nghi ngờ có chuyện chẳng lành, bạn bè anh Thành đã bí mật nhờ bảo vệ chung cư báo công an.
Ngay lập tức, hiện trường căn phòng được phong tỏa để tiến hành khám nghiệm. Tại hiện trường, lực lượng công an thu giữ một con dao Thái Lan có dính máu được gác trên một kệ nhựa hai tầng. Đồng thời trong ngăn kéo bàn gỗ còn có hai cục bông gòn dính máu. Những gì lưu lại tại hiện trường cho thấy, tính chất vụ án rất nghiêm trọng, nguyên nhân gây ra cái chết cho anh Thành không đơn giản chỉ vì bệnh tật. Cô giáo Hằng được triệu tập đến cơ quan điều tra. Trong trạng thái tâm lý hoảng loạn, Hằng vật vã, kêu gào thảm thiết và không hề khai gì với cơ quan công an.
Sau khi nghe tin anh Thành chết, gia đình anh Thành từ Hà Nam đã đưa thi thể anh về quê mai táng, đồng thời mang theo đứa cháu nội bốn tuổi.
Video đang HOT
Thú tội
Theo kết luận điều tra, tối 31/3/2010, vợ chồng Hằng cùng con trai bốn tuổi vẫn ăn cơm tối và sinh hoạt bình thường tại phòng 307, lầu 3, chung cư C4 thuộc phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận. Đến hơn 21 giờ, Hằng nói chồng đánh răng cho con và đọc truyện cho con nghe, nhưng anh Thành lấy máy tính xách tay mở phim siêu nhân cho con xem rồi đi ra ngoài.
Đến khoảng 21 giờ 45, anh Thành trở về nhà để điện thoại di động trên tủ lạnh và đi tắm thì có tin nhắn đến máy anh Thành. Cô Hằng mở máy và đọc nội dung tin nhắn: “Đang làm gì vậy? Rảnh không? Nói chuyện một lúc”, rồi đưa cho anh Thành xem. Xem xong Thành đưa máy lại cho Hằng cất và quay vào tắm tiếp. Nhưng không hiểu sao anh Thành lại đi ra lấy máy tắt nguồn trong lúc người còn đầy xà phòng. Hằng nói đùa: “Anh có bồ hay sao mà đang tắm lại ra tắt máy?”, Thành nói Hằng “Em vớ vẩn” rồi tiếp tục vào tắm.
Sau đó, cả nhà đi ngủ. Riêng Hằng cứ trằn trọc mãi không sao ngủ được vì suy nghĩ đến tin nhắn của Thành. Hằng suy luận đây chính là tin nhắn của một cô gái và ý tưởng Thành có người bên ngoài khiến Hằng bất an. Trằn trọc mãi, đến 3 giờ sáng, Hằng quyết định kêu Thành dậy hỏi cho ra lẽ.
Cho rằng Hằng ghen tuông vớ vẩn, anh Thành không giải thích về tin nhắn, điều này càng làm cho Hằng thêm nghi ngờ dẫn đến sự mâu thuẫn giữa hai vợ chồng tăng cao. Nghĩ Thành xúc phạm mình, Hằng đòi chết và chạy vào bếp lấy con dao Thái Lan dọa sẽ cắt cổ tay tự vẫn. Sợ vợ làm liều, anh Thành xông đến giằng dao nhưng không được. Trong quá trình giằng co với nhau, anh Thành vơ lấy ghế gỗ giơ cao về phía Hằng, bất ngờ Hằng đứng dậy giơ hai tay đâm mạnh về phía Thành khiến con dao Thái Lan cắm sâu vào ngực trái của Thành, Thành ngã người ra sau ôm ngực la.
Hằng vội bật đèn lên, rút dao ra và lấy ĐTDĐ của Thành gọi cho mợ Nga của Hằng đang ở tầng dưới. Nhưng do quá hoảng sợ nên Hằng đưa máy cho Thành bảo gọi cho mợ Nga. Anh Thành dò danh bạ và gọi cho mợ Nga: “Mợ ơi, lên đưa con đi bệnh viện cấp cứu”, nhưng đã quá muộn, anh Thành đã chết trước khi đưa đến bệnh viện. Sau khi đưa Thành về lại nhà, Hằng đã cùng với người thân lau sạch vết máu, thay đồ cho anh Thành, gói ghém đồ đạc của Thành và kêu xe để đưa thi thể Thành về quê an táng. Nhưng mọi cố gắng tạo hiện trường giả của Hằng đã bị nghi ngờ, lật tẩy.
Trung tuần tháng 6 vừa qua, nhận bản kết luận điều tra từ cơ quan chức năng, Lê Thị Hằng chỉ còn biết khóc một cách lặng lẽ. Chỉ vì ghen tuông mù quáng, cô đã phạm trọng tội và một gia đình hạnh phúc đã tan nát!
Theo VTC
Ôn thi tốt nghiệp THPT: Căng thẳng chạy nước rút
Tăng tiết, tăng truy bài, khảo bài, tăng cường kiểm tra, thi thử... Áp lực đạt kết quả tốt nghiệp cao đang khiến nhiều trường THPT phải tăng tốc ôn tập bằng nhiều hình thức.
window.onload = function () resizeNewsImage("news-image", 500);
Còn hai tháng nữa để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng ngay sau khi môn thi tốt nghiệp được công bố, các trường THPT đã đồng loạt triển khai kế hoạch ôn tập. Trong những ngày cuối tháng 3, hầu hết các trường THPT trên địa bàn TP.HCM bắt đầu bước vào kỳ thi học kỳ 2 đối với những môn không thi tốt nghiệp nhằm dành thời gian còn lại tập trung vào việc ôn tập sáu môn thi.
Ngủ không được bao nhiêu Nhiều trường trên địa bàn TP.HCM tổ chức ôn thi tốt nghiệp và ôn thi ĐH ngay tại trường. Bạn K.N., lớp 12 Trường THPT Nguyễn Khuyến, Q.10, cho biết: "Ngay từ đầu năm nhà trường đã tổ chức tăng tiết để phụ đạo khối 12 ôn thi. Trước đây sáng và chiều em học tại trường, tối đi học thêm, khuya tranh thủ tự học và giải bài tập. Nay sáng phải dậy sớm hơn một giờ để ôn tập các môn lý thuyết nên thời gian ngủ không còn bao nhiêu. Tuần này em phải ôn thi học kỳ để đảm bảo kết quả học kỳ 2, lại vừa phải dành thêm thời gian để học các môn thi tốt nghiệp nên rất căng thẳng".
Tranh thủ tiết chào cờ
Ngay sau khi có thông tin chính thức về sáu môn thi tốt nghiệp, đặc biệt năm nay có cả hai môn phải học thuộc là sử và địa, hoạt động truy bài, khảo bài diễn ra hầu như đều khắp các trường. Thời lượng học các môn này cũng được tăng lên kéo theo những điều chỉnh về thời khóa biểu.
Tại Trường THPT Nguyễn Trung Trực (Q.Gò Vấp), thầy Huỳnh Trọng Phúc, hiệu trưởng nhà trường, cho hay: "Nhà trường đã bổ sung giáo viên tổ sử, địa tham gia ôn thi, mỗi tiết khảo bài, kiểm tra thử sẽ có thêm giáo viên hỗ trợ kiểm tra tình hình học tập ngay tại lớp chứ không chỉ một giáo viên phụ trách một lớp như trước. Trường cũng tách học sinh còn yếu ra hai lớp đặc biệt để tiện theo dõi, phụ đạo, hỗ trợ các em ôn tập kỹ hơn". Hiện hoạt động chào cờ đầu tuần ở trường này luôn dành 20 phút để tổ chức đố vui bằng những kiến thức ôn thi tốt nghiệp, câu hỏi do các tổ bộ môn biên soạn.
Cô Thanh Thủy, phó hiệu trưởng Trường THPT Lương Văn Can, Q.8, cho biết: "Từ đầu tháng 4, ngoài hoạt động ôn tập như mọi năm, nhà trường tổ chức mỗi tuần ba tiết dò bài ba môn văn, sử, địa, kiểm tra miệng những kiến thức cơ bản để giúp học sinh nhớ bài". Hiện học sinh diện ngoại trú, bán trú lớp 12 các trường THPT dân lập, tư thục đều đã làm thủ tục vào học nội trú tại trường để tiện cho việc ôn tập buổi tối. Theo một số ban giám hiệu, việc ôn tập thi tốt nghiệp đã được triển khai ngay từ đầu năm lớp 12. Thời gian từ tháng 4 trở đi chỉ tập trung phụ đạo cho những học sinh trung bình, yếu với lịch học dày hơn kéo dài đến khuya, cắt cử giáo viên một kèm một.
Giờ chào cờ sáng thứ hai đầu tuần tại Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1 luôn dành thời lượng khá dài cho học sinh khối 12. Ngoài hoạt động hướng nghiệp, tư vấn, giải đáp các thắc mắc ngành nghề cho học sinh, nhà trường liên tục nhắc nhở việc tập trung học tập, phụ đạo đầy đủ các môn thi tốt nghiệp.
Học ca ba
Tại Hà Nội, có nhiều trường dự kiến tăng trên 70 tiết/đợt ôn thi, bắt đầu từ khi công bố môn thi. Như vậy, học sinh ngoài việc tiếp tục học các môn khác để kết thúc chương trình, sẽ phải học bổ sung 5-6 tiết/tuần.
Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm - hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội: "Do đầu vào của trường không cao nên việc ôn tập cho học sinh cần được tổ chức tốt hơn. Đến cuối tháng 3-2010, trường cơ bản kết thúc các môn học không thi để tập trung thời gian cho các môn sẽ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH, CĐ. Do thiếu phòng học cho việc tăng tiết nên thời điểm này trường phải tổ chức học ca ba cho học sinh lớp 12 từ 17g-21g30".
Thầy Nguyễn Đức Hải, hiệu trưởng Trường THPT Cầu Giấy, cho biết: "Về nguyên tắc, không được cắt xén chương trình, môn học nên thời gian này học sinh quá tải trong việc lo chạy hết chương trình, đồng thời ôn tập những môn thi tốt nghiệp. Dù vậy chúng tôi vẫn phải tăng tiết những môn sẽ thi để phụ đạo thêm cho học sinh".
Thi thử đến lần thứ 4 Kèm theo việc tăng tiết là thi thử. Theo cô Nguyễn Thị Nhiếp - Trường THPT Phan Huy Chú, Q.Đống Đa, Hà Nội, đến thời điểm này học sinh của trường đã thi thử đến lần thứ 4. Trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội không chỉ tổ chức dạy tăng tiết, thi thử theo cách thức thi tốt nghiệp mà còn tổ chức thi vấn đáp cho toàn bộ học sinh lớp 12. Các thầy cô giáo giúp học sinh lập đề cương ôn thi và kiểm tra theo dạng vấn đáp những câu hỏi trong đề cương của các môn thi. Ông Nguyễn Thanh Sơn, hiệu trưởng nhà trường, giải thích: "Thi vấn đáp giúp các em ghi nhớ tốt hơn kiến thức".
Cha mẹ cũng tham gia
Việc tổ chức ôn tập cho học sinh là cần thiết, nhưng áp lực thành tích từ một số nhà trường, áp lực do cha mẹ học sinh tạo nên và cách thức tổ chức ôn tập không khoa học, không phù hợp sẽ gây quá tải, căng thẳng cho học sinh.
Một học sinh lớp 12A4 Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM cho biết: "Từ tuần này trở đi, các bạn trong lớp đều đem theo tất cả đề cương sáu môn thi tốt nghiệp để tiện ôn tập. Trường em nhiều năm đạt thành tích 100% học sinh đỗ tốt nghiệp nên tất cả học sinh khối 12 đều phải thi đua giữ vững thành tích này". Em đưa chúng tôi xem chiếc cặp chứa gần chục cuốn sách giáo khoa và sách tham khảo, chưa kể các loại vở, tài liệu, bài kiểm tra và nói thêm: "Tất cả đều phải bám theo sách giáo khoa, em mang tất cả sách theo bên người cho chắc ăn!".
Gánh nặng bài vở ôn tập đè nặng lên cả thầy lẫn trò. Học sinh phải ôn tập một khối lượng kiến thức khá lớn trong thời gian gấp rút. Cô B.T., trưởng khối 12 ở một trường THPT, cho biết: "Lớp tôi có gần 50 em nhưng chỉ có một em thi khối C, còn lại hầu hết thi khối A, B và D. Các em than vãn rất nhiều về chuyện phải học quá nhiều môn cho hai kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học sắp tới. Hiện nhà trường đã tăng thời lượng hai môn sử, địa để giúp các em, đồng thời các tổ bộ môn này làm những đề cương tóm lược kiến thức để giúp học sinh ôn bài".
Trước cổng Trường THPT Phan Đăng Lưu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, một phụ huynh có con học lớp 12 cho biết: "Cháu học ở trường nguyên ngày nên 21g tôi mới đón về. Buổi tối cháu học bài đến khoảng 1g-2g mới dám đi ngủ. Mẹ phải cùng cháu "gạo bài" để nhớ kiến thức các môn như sử, địa".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Để đạt điểm cao môn Địa lý Với môn Địa lý trong bài thi tốt nghiệp THPT, học sinh cần nắm chắc kiến thức trong cuốn Atlat, vẽ biểu đồ và trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa là đạt điểm cao. Cô giáo Đinh Lê Thiên Nga, giáo viên môn Địa lý Trường THPT Hà Nội - Amsterdam chia sẻ với thí sinh như vậy về...