Lối thoái nào cho tranh chấp Philippines-Trung Quốc?
Tờ China Daily – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay (28/5) đăng tải một bài viết, trong đó tuyên bố sẽ dùng vũ lực ở Biển Đông nếu thấy cần thiết.
Tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông
Theo China Daily, Manila đang doạ dẫm Bắc Kinh bằng một loạt những hành động như quấy nhiễu tàu thuyền; tìm cách lôi kéo Mỹ vào tranh chấp Biển Đông; đặt lại tên đảo Hoàng Nham; khuấy động những cuộc biểu tình chống Trung Quốc…
Trung Quốc cho rằng, Philippines đang “ảo tưởng” về việc có thể giành giật đảo Hoàng Nham với nước này. Bài báo trên tờ China Daily khẳng định, trong thời quan qua, Trung Quốc đã luôn kiềm chế trong cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông với Philippines. Trong khi đó, Philippines lại đang “xâm lấn vào các hòn đảo, bãi cạn, vùng lãnh hải và cả nguồn lực của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Trung Quốc cũng thể hiện thái độ tức giận trước việc Philippines lôi bên thứ 3, cụ thể là Mỹ, vào cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Bài viết trên China Daily đã dùng những ngôn từ mạnh mẽ và quyết liệt nhằm chỉ trích Philippines. Theo tờ báo này, Manila đã cự tuyệt những đề nghị thân thiện của Bắc Kinh “trong việc gạt những tranh chấp sang một bên và cùng nhau phát triển”.
Video đang HOT
Trung Quốc cho rằng, Philippines đang tận dụng chiến lược quay trở lại Châu Á của Mỹ để “làm lợi” cho họ ở Biển Đông. “Bất chấp sự kiềm chế của chúng tôi, Manila vẫn tiếp tục khiêu khích Trung Quốc. Rõ ràng, Philippines đang trở nên bạo gan hơn ở Biển Đông vì họ nghĩ rằng, họ có sự hậu thuận của sức mạnh quân sự Mỹ ở đằng sau”, bài báo của China Daily đã viết như vậy.
Chưa hết, tờ China Daily còn cáo buộc, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đang hy vọng có thể doạ dẫm Trung Quốc nhờ dựa vào Mỹ. Bắc Kinh đã gửi lời cảnh báo đầy sắc lạnh đến Tổng thống Aquino rằng, “Trung Quốc sẽ không bao giờ bị doạ dẫm và sẽ dùng vũ lực để bảo vệ lãnh thổ nếu thấy cần thiết”.
Lối thoái nào cho tranh chấp Philippines-Trung Quốc?
Nếu Philippines và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng với nhau ở Biển Đông thì cuộc đối đầu này rất có thể sẽ leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện. Đây không phải là lời cảnh báo “suông”. Với những ngôn từ cứng rắn kèm theo một loạt hành động đầy kiên quyết của cả Manila và Bắc Kinh, có nhiều khả năng các bên trong cuộc xung đột ở Biển Đông sẽ “vượt qua lằn ranh đỏ”.
Trong suốt cuộc đối đầu căng thẳng nhất kéo dài gần 2 tháng qua giữa Philippines và Trung Quốc xung quanh tranh chấp ở bãi cạn Scarborough, người ta đã chứng kiến một Manila ngày càng quyết liệt và một Trung Quốc ngày càng cứng rắn.
Khác với những lần đụng độ trước, lần này, Philippines tỏ ra mạnh mẽ hơn rất nhiều. Nước này nhiều lần tuyên bố sẽ không lùi bước trong cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện nay với Trung Quốc. Điều đó được thể hiện rất rõ qua các động thái của giới lãnh đạo ở Manila trong thời gian qua.
Tổng thống Beningo Aquino III cũng như nhiều quan chức cấp cao khác của Philippines không ngần ngại chỉ trích, tố tội Trung Quốc bằng những ngôn từ mạnh mẽ, sắc nhọn. Sự cứng rắn của Manila khiến nhiều nước láng giềng Châu Á bất ngờ.
Việc Philippines có đủ dũng khí để đối đầu trực diện với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc được cho là có nguyên do. Thứ nhất, Philippines đang trông cậy vào sự giúp đỡ của Mỹ – cường quốc quân sự số 1 thế giới. Thứ hai, Manila tin rằng, trong cuộc đối đầu mới nhất ở Biển Đông hiện nay, họ sẽ nhận được sự ủng hộ của các nước cũng đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Về phần mình, Trung Quốc cũng thể hiện sự cứng rắn ở mức cao nhất vì cho rằng, Philippines đang đặt ra một thách thức lớn đối với việc đòi chủ quyền của nước này đối với Biển Đông. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng không thể không nổi giận trước việc Manila lôi kéo Mỹ vào cuộc tranh chấp hiện nay. Theo Trung Quốc, Philippines thường xuyên cố tình nhắc đến hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ là để hăm doạ nước này.
Với việc cả Trung Quốc và Philippines đều không ai chịu lùi bước, cuộc khủng hoảng ở Biển Đông hiện nay dường như không có lối thoát. Theo một số chuyên gia, cách duy nhất để tháo gỡ “ngòi nổ” này là Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc cùng ký vào Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông (COC).
Trung Quốc và Philippines bắt buộc phải tận dụng kênh ASEAN và thông qua cơ chế COC để giải quyết cuộc đối đầu giữa họ. Đây rõ ràng là cách tốt nhất để họ vừa làm dịu được tình hình vừa có thể “giữ thể diện” cho mình.
Hồi tuần trước, trong cuộc họp ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia, các quan chức cấp cao của ASEAN đã hoàn thành việc phác thảo những điểm chính của COC. Sau khi được ASEAN nhất trí thông qua, Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông sẽ được đưa ra thảo luận với phía Trung Quốc. Nếu hai bên không nhất trí được với những nội dung đưa ra trong COC trước cuối năm nay thì tình hình Biển Đông được dự đoán là sẽ tiếp tục căng thẳng.
Theo VNMedia
Mỹ cảnh báo Trung Quốc về thái độ "hiếu chiến" ở Biển Đông
Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về việc nước này có thể sẽ bị các nước khác phản ứng dữ dội nếu tiếp tục có thái độ "hiếu chiến" trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ.
Trong bản báo cáo về sự phát triển quân sự của Trung Quốc năm 2012, Lầu Năm Góc cho rằng, Bắc Kinh cần phải cân bằng các lợi ích của nước này nếu muốn duy trì mối quan hệ hòa thuận, hài hòa với các nước khác trong khu vực. Đây là những nước mà Trung Quốc cần phải dựa vào để phát triển kinh tế.
"Bắc Kinh cảm thấy ngày càng khó khăn trong việc cân bằng những lợi ích của mình, đặc biệt khi nước này theo đuổi hết cuộc xung đột này đến cuộc xung đột khác" trong khu vực, bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định.
Lầu Năm Góc Mỹ đã đề cập đến các cuộc tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng, trong đó có Philippines.
"Giới lãnh đạo Trung Quốc coi hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 là &'thời kỳ cơ hội chiến lược' cho sự phát triển và tăng trưởng của nước này. Họ đánh giá, giai đoạn đó sẽ bao gồm một môi trường bên ngoài thuận lợi với sự hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước và nguy cơ chiến tranh thấp".
"Giới cầm quyền Trung Quốc tin rằng, giai đoạn này sẽ đem lại cơ hội có một không hai để họ tập trung vào phát triển đất nước trong khi tránh những cuộc đối đầu trực tiếp với Mỹ và các cường quốc lớn khác. Giới lãnh đạo Trung Quốc không kỳ vọng giai đoạn cơ hội chiến lược sẽ không có căng thẳng và cạnh tranh (điều đó được thể hiện qua những cuộc đối đầu ở Biển Đông trong thời gian qua). Trung Quốc cũng không nghĩ, thời kỳ cơ hội chiến lược sẽ kéo dài mãi mãi", bản báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết.
Sự "hiếu chiến" của Trung Quốc
Theo một báo cáo được công bố hồi tháng 9 năm ngoái của Viện Hoover thuộc trường Đại học Stanford, Mỹ, hành động hiếu chiến của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ dường như được bắt đầu từ năm 1999. Điều đó được thể hiện qua việc, hàng năm, Trung Quốc đều đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực tranh chấp.
Bản báo cáo trên nói rõ, tàu thuyền của Cục Ngư nghiệp Trung Quốc bắt đầu tiến hành các cuộc tuần tra an ninh hàng hải thường xuyên ở Biển Đông từ năm 2000. Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc chính thức tham gia vào hoạt động tuần tra ở những vùng tranh chấp từ năm 2005.
"Trong nửa đầu năm 2011, tàu tuần tra của Trung Quốc bắt đầu nhằm vào những chiếc tàu thăm dò và nghiên cứu của các nước khác. Trước đó, họ chỉ tập trung chủ yếu vào các tàu thuyền đánh bắt cá. Những hoạt động này của Trung Quốc đã gây ra một loạt cuộc xung đột với tàu thuyền Việt Nam và Philippine. Giới quan sát và phân tích tin rằng, đây là những bằng chứng cho thấy thái độ ngày một hiếu chiến của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông", báo cáo của trường Đại học Stanford ghi rõ.
Chưa hết, Trung Quốc còn cho xây dựng dàn khoan dầu hiện đại ở Biển Đông và tăng cường các hoạt động trong khu vực.
Theo nhận định của bản báo cáo trên, có vẻ như Trung Quốc "đã thay đổi chiến lược và cách tiếp cận trong các cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, từ việc tập trung nhấn mạnh vào con đường đàm phán chuyển sang con đường phụ thuộc nhiều hơn vào vũ lực và dọa dẫm".
Biển Đông "không phải là ao nhà của Trung Quốc"
Các nhà phân tích tin rằng, Trung Quốc cần phải học cách chấm dứt ngay những hành động hiếu chiến trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện nay.
"Thông điệp gửi đến Trung Quốc rất đơn giản. Đó là, Biển Đông không phải là ao nhà của Trung Quốc để nước này muốn làm gì thì làm. Trung Quốc phải quyết định xem họ có mong muốn duy trì một cách tiếp cận gây đối kháng trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ của mình hay không", chuyên gia phân tích nguy cơ Daniel Wagner và hai chuyên gia luật Edsel Tupaz, Ira Paulo Pozon cho biết trên tờ Huffington Post hôm 20/5 vừa rồi.
Cả ông Wagner, Tupaz và Pozon đều tin rằng, cách hành xử của Trung Quốc sẽ vô tình đẩy Philippines và các nước có tranh chấp Biển Đông khác đến gần hơn với Washington và xa lánh Bắc Kinh.
"Với việc Trung Quốc duy trì cách tiếp cận hiếu chiến trong tranh chấp Biển Đông, Philippines và các nước khác trong khu vực không có lựa chọn gì nhiều ngoài việc củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ. Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore cũng đang làm thế. Philippine cuối cùng cũng thấy rõ lợi ích của họ trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác quân sự với Mỹ. Một số nước trong khu vực cũng đang cảm nhận thấy điều này", ba nhà phân tích trên nhấn mạnh.
Theo VNMedia
Pháp nêu khả năng dùng vũ lực với Syria Php cho hay Ho an c nên cân nhắc sửngci Syria nếc c ủng hng ngăn chc bạci nc này. Theo Dân Trí