Lời thỉnh cầu của người mẹ bị ung thư giai đoạn cuối
Chị Nguyễn Thị Nga (34 tuổi) trú tại thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, ( Hà Tĩnh) bị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối, chỉ mong được công nhận hộ cận nghèo để có thẻ BHYT miễn phí trước khi bước vào ca mổ cuối cùng, để kéo dài thêm sự sống mà nhìn thấy cho 2 đứa con của mình khôn lớn thêm ngày nào vui ngày đó.
Chị Nguyễn Thị Nga chỉ mong có được tấm thẻ BHYT để chữa bệnh
Bất cứ ai cũng khó thể không mủi lòng trước cảnh ngộ của chị Nguyễn Thị Nga (SN 1985), hiện sinh sống tại tổ 6, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, (Hà Tĩnh). Trong lúc thời gian đang nhích dần sang chiều 30 Tết thì chị lại càng tuyệt vọng vì chỉ còn mấy hôm nữa, tức vào ngày 10/2, (mồng 6 Tết AL) sắp tới, chị phải bước vào phòng mổ tại Khoa u bướu, BV Quân y 108, kí vào biên bản cam kết cuối cùng để mổ khối u ác của tuyến giáp đã di căn, theo lịch trình của Bệnh viện, mà chưa hề có một đồng xu nào.
Theo chị Nga, nếu ca mổ của chị được thực hiện thì các khoản chi phí phải ít nhất lên tới 130 triệu đồng, trong lúc lẽ ra chị phải được hưởng BHYT miễm phí của đối tượng hộ cận nghèo như năm 2018, nhưng không được UBND thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà công nhận trong đợt rà soát gần đây.
Theo tìm hiểu của PV Báo Dân sinh thì cuộc sống của gia đình chị Nguyễn Thị Nga hiện rất khó khăn. Chồng chị là anh Nguyễn Mạnh Cường (SN 1985) làm nghề nông. Thấy hoàn cảnh vợ chồng anh chị quá bấp bênh, trong lúc 2 đứa con của họ lại còn thơ dại, một số anh em văn nghệ sĩ làm nghề hội họa và nhiếp ảnh tại Hà Tĩnh đã động viên anh Cường làm thêm nghề sản xuất khung ảnh khổ nhỏ và khổ vừa, để thỉnh thoảng mua ủng hộ cho anh thay cho mua ngoài.
Ông Nguyễn Đăng Ba và cô con gái Nguyễn Thị Nga bị ung thư giai đoạn cuối trước căn nhà ông Ba bỏ tiền làm cho con
Cũng vì thấy chị Nga bị ung thư giai đoạn cuối phải dùng nhiều loại thuốc chữa bệnh khác nhau, trong đó có những loại thuốc cần được bảo dưỡng trong điều kiện nhiệt độ thấp, nhưng nhà chưa có tủ lạnh nên cuối năm 2018 một số anh em đội ngũ văn nghệ sĩ Hà Tĩnh lại quyên góp tiền, mua tặng gia đình anh chị một chiếc tủ lạnh, trị giá gần 5 triệu đồng.
Video đang HOT
Trớ trêu thay! Chính chiếc tủ lạnh trên lại làm cho gia đình chị Nga mất tiêu chuẩn hộ cận nghèo. Bởi theo cách tính phiếu đánh giá tiêu chuẩn hộ cận nghèo khu vực thành thị tối đa là 175 điểm. Trong lúc đó, UBND thị trấn Thạch Hà lại căn cứ tài sản trong gia đình chị Nga chấm 185 điểm. Riêng chiếc tủ lạnh của chị được chấm tới 10 điểm trong danh mục. Như vậy, nếu không có chiếc tủ lạnh thì tổng số tài sản trong gia đình chị Nga vừa đủ số điểm tối đa dành cho hộ cận nghèo là 175 điểm.
Phiếu bình bầu hộ hô cận nghèo của chị Nga (chủ hộ Nguyễn Mạnh Cường)
Chúng tôi đem việc này hỏi ông Nguyễn Trọng Thành- Chủ tịch UBND thị trấn Thạch Hà, được ông Thành cho biết: Đoàn cán bộ đánh giá tiêu chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo của UBND thị trấn Thạch Hà gồm: Đại diện UBND thị trấn, đại diện Hội CCB, cán bộ tổ dân phố… Căn cứ vào những hiện vật trong gia đình đang sử dụng, đoàn lấy đó làm căn cứ chấm điểm chứ không xác nhận xuất xứ những tài sản đó ở đâu.
Ông Nguyễn Đăng Ba (68 tuổi), bố đẻ của chị Nguyễn Thị Nga bức xúc nói: “Không những có cái tủ lạnh của họ cho con tôi. Vì thương con gái bị bệnh hiểm nghèo, trong lúc nhà cửa không có nên tôi đã vay mượn chỗ này, chỗ khác, quyết làm cho nó một căn nhà để yên tâm chữa bệnh. Nếu có mệnh hệ gì thì nó cũng đỡ ân hận với 2 đứa con của nó. Tôi phải ôm cả cục nợ không dám hé răng với con. Vậy mà, ai ngờ đoàn của UBND thị trấn xuống lấy đó làm tiêu chí đánh giá tài sản về nhà ở với 25 điểm, tính theo chất lượng vật liệu và diện tích nhà. Không làm nhà cho con ở thì chảy nước mắt, làm xong nhà thấy người ta cắt hết tiêu chuẩn của nó, tôi lại càng đau hết cả ruột gan!”
Chị Nga mang tập hồ sơ bệnh án và giấy hẹn ngày mổ của chị Nga tại BV Quân y 108 mà lòng ngổn ngang vì chưa biết lấy đâu ra tiền
Thiết nghĩ, với hoàn cảnh hiện tại của chị Nguyễn Thị Nga là bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối, chị còn phải “chiến đấu” để chống lại bệnh tật. Chỉ còn mấy ngày nữa chị phải lên phòng mổ lần cuối, trong lúc thời gian không còn đủ để chị mua BHYT tự nguyện theo thời hạn cho phép. Vậy UBND thị trấn Thạch Hà cần rà soát lại tiêu chuẩn hộ cận nghèo của gia đình chị Nga một cách thấu đáo để chị tiếp tục được hưởng BHYT miễn phí theo chính sách của Nhà nước.
Chị Nga chỉ đành biết gạt nước mắt bày tỏ lời thỉnh cầu thống thiết tới cộng đồng, hãy bớt một chút vật chất và thời gian của không khí ngày Tết, chia sẻ và hỗ trợ chị vượt qua bước ngoặt khủng khiếp nhất trong đời chị sắp sửa xảy ra!
Mọi sự chia sẻ, hỗ trợ xin gửi về : Chị Nguyễn Thị Nga, tổ dân phố 6, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà ( Hà Tĩnh). ĐT:0989668070.
NGUYỄN NGỌC VƯỢNG
Theo baodansinh
"Ma trận" quảng cáo tại trung tâm thị trấn Thạch Hà
Trên tuyến đường trung tâm thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà), hàng loạt cửa hàng, cửa hiệu ngang nhiên đặt biển quảng cáo lấn chiếm vỉa hè, gây mất mỹ quan và hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông.
Bạt ngàn biển quảng cáo tại trung tâm thị trấn
Quốc lộ 1A, đoạn qua trung tâm thị trấn Thạch Hà (đường Lý Tự Trọng) là tuyến đường chính với lượng phương tiện, người tham gia giao thông lớn. Chính vì vậy, nơi đây, vỉa hè đã được các cửa hàng, cửa hiệu tận dụng triệt để quảng cáo.
Nhiều đoạn vỉa hè bị sử dụng hoàn toàn vào mục đích khác
Điểm chờ xe bus bị khuất lấp giữa "rừng" biển quảng cáo
Trên đoạn đường chưa đầy 1km, nhưng đã có tới hàng trăm biển quảng cáo được dựng lên một cách tùy tiện. Nhiều đoạn vỉa hè đã bị hàng hóa, biển quảng cáo chiếm hoàn toàn.
Các con đường, ngõ nhỏ bị che khuất tầm nhìn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông
Các loại biển với đủ các thể loại kích thước lớn nhỏ, ngang dọc, trông rất lộn xộn, vừa gây mất mỹ quan, chiếm hết phần đường của người đi bộ, vừa ảnh hưởng tới tầm nhìn của người tham gia giao thông, đặc biệt là tại các con ngõ nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Biển quảng cáo chiếm hết phần đường người đi bộ
Để lập lại trật tự, mỹ quan đô thị, chính quyền địa phương thị trấn Thạch Hà cần có sự vào cuộc, biện pháp xử lý mạnh tay hơn để trả lại vỉa hè cho người đi bộ, tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân chung tay giữ gìn văn minh đô thị.
Đ.N-N.G
Theo Baohatinh.vn
Phát hiện rau sâu, thối, thực phẩm không đảm bảo vào bếp ăn trường học Phụ huynh Trường Mầm non xã Đồn Xá (Bình Lục, Hà Nam) phát hiện thực phẩm trong bếp ăn của nhà trường có dấu hiệu thối, không tươi ngon, mất vệ sinh. Tối 4.12, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Đỗ Việt Dũng - Chủ tịch UBND xã Đồn Xá (Bình Lục, Hà Nam) xác nhận thông tin phụ huynh phản...