Lợi thế với Việt Nam nếu mua máy bay P-3C Nhật Bản
Trước đồn đoán Việt Nam quan tâm đến máy bay P-3C của cả Mỹ và Nhật, tờ Nihon Keizai Shimbun cho rằng Việt Nam có lợi thế khi mua phiên bản Nhật.
Lợi thế
Theo nguồn tin này, Việt Nam có kế hoạch mua sắm máy bay tuần tra săn ngầm P-3C mới hoặc hàng cũ của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đồng thời quan tâm đến sản phẩm cùng loại do Mỹ sản xuất.
Tờ Nikkei cho rằng, nếu Việt Nam chọn mua P-3C từ Nhật Bản thay vì của từ Mỹ, Hải quân Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn. Dẫn nguồn tin quân sự Nhật Bản, tờ Nikkei cho biết, Việt Nam đã chính thức đề nghị quốc gia này cung cấp các máy bay săn ngầm P-3C đã qua sử dụng.
Theo nguồn tin này, Việt Nam đang tìm cách để tăng cường khả năng phòng thủ, đặc biệt sau khi Mỹ đã dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
Máy bay P-3C của Nhật Bản.
Tuy nhiên, vấn đề đáng lưu ý các trang thiết bị vũ khí của Mỹ như máy bay săn ngầm P-3C lại có giá thành quá đắt và không bao gồm vũ khí. Chính vì vậy, Việt Nam đang tìm cách mua các máy bay P-3C đã qua sử dụng rẻ hơn từ Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF).
Máy bay P-3C của JMSDF là một phiên bản của máy bay tuần tra trinh sát chống ngầm P-3 Orion trong Hải quân Mỹ. Đây là sản phẩm của mối hợp tác giữa Lockheed Martin của Mỹ và Kawasaki Heavy Industries của Nhật Bản.
Nếu quyết định mua máy bay P-3C của Nhật Bản, việc trang bị vũ khí sẽ thuận lợi với Việt Nam hơn rất nhiều bởi theo truyền thông nước này, Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam vũ trang cho P-3C sau khi chúng được mua về.
Thay đổi trong chính sách vũ khí của Nhật Bản
Cùng với đồn đoán Việt Nam muốn mua máy bay P-3C của JMSDF, tờ Yomiuri dẫn nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết, nội các nước này lên kế hoạch sửa luật cho phép Nhật Bản có thể cung cấp các trang thiết bị vũ khí đã qua sử dụng cho các quốc gia khác với hình thức miễn phí hoặc giá rẻ.
Video đang HOT
Theo nguồn tin này, trước đây Nhật Bản đã đồng ý cấp các máy bay huấn luyện cũ cho Philippines, các tàu tuần tra đã qua sử dụng cho Việt Nam và trong tương lai có thể cung cấp cho Malaysia. Theo kế hoạch, việc sửa đổi hiến pháp tới đây sẽ giúp Nhật Bản tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực an ninh với các quốc gia khác.
Sau khi xuất hiện thông tin này, tờ Nikkei cho biết, Nhật Bản đang tìm cách cho tặng các máy bay P-3C đã loại biên cho Malaysia. Đây là một trong những nỗ lực vừa giúp Malaysia nâng cao năng lực kiểm soát tình hình Biển Đông, cũng như giúp Nhật Bản mở rộng hơn nữa ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Nam Á.
“Đáp lời đề nghị từ Kuala Lumpur, Tokyo đang có kế hoạch cấp một số máy bay tuần tra P-3C đã loại biên”, tờ Nikkei dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản dấu tên cho biết. Tuy nhiên, thông tin này đã bị phía Malaysia phủ nhận ngay sau đó.
Hãng thông tấn Bernama dẫn lời tư lệnh Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) cho biết: “Đó có thể là một tin đồn…chúng tôi không nhận được bất kỳ lời đề nghị hoặc quyết định chính thức nào cho đến nay”, tư lệnh RMAF Datuk Seri Affendi Buang nói trong một cuộc họp báo mới đây.
(Theo Đất Việt)
Vì sao Nhật sẵn sàng bán giá rẻ, hỗ trợ tài chính để Việt Nam mua P-3C?
Theo Diplomat, có lý do để tin rằng Tokyo sẵn sàng hợp tác về giá cả và thậm chí còn có thể hỗ trợ tài chính để Việt Nam mua các máy bay P-3C của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản.
Vì sao Nhật sẵn sàng bán giá rẻ, hỗ trợ tài chính để VN mua P-3C?
Việt Nam "để mắt" máy bay P-3C của Nhật Bản
Theo tạp chí Diplomat, do những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, trong ít nhất 2 năm trở lại đây, Việt Nam đang khẩn trương củng cố năng lực an ninh hàng hải.
Hà Nội đã có những bước tiến cụ thể, tiêu biểu như việc tiếp nhận 5 trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo mua từ Nga.
Đáng kể hơn là, những nỗ lực của Hà Nội nhằm thuyết phục Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương đã gặt hái được thành quả vào tháng trước. Trong chuyến thăm tới Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm.
Mặc dù có thông tin Hà Nội mong muốn mua một số khí tài Mỹ như máy bay chiến đấu F-16 Viper, máy bay tuần thám biển P-3 Orion và thiết bị ISR (tình báo - giám sát - trinh sát) nhưng tính khả thi về mặt tài chính của những thỏa thuận này vẫn là một dấu hỏi.
Máy bay tuần thám P-3C của Nhật Bản.
Số tiền 2 triệu USD Mỹ hỗ trợ cho Việt Nam theo chương trình Sáng kiến An ninh Hàng hải (MSI) sẽ không đủ để Hà Nội tiến hành các thỏa thuận lớn như mua máy bay tuần tra P-3 Orion, trong khi đây là phương tiện có thể thay đổi năng lực tác chiến chống ngầm và khả năng nắm bắt các vấn đề hàng hải (MDA) của Việt Nam về cơ bản.
Không ngạc nhiên khi Hà Nội chuyển hướng để mắt tới máy bay P-3 đã qua sử dụng của Nhật Bản. Tờ Nikkei Asian Review cho hay, Hà Nội đang đặc biệt cân nhắc khả năng mua các máy bay cũ rẻ hơn từ Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF).
Mặc dù không rõ giá thành cụ thể của một chiếc P-3C cũ trong JMSDF là bao nhiêu nhưng một chiếc P-3C đã qua sử dụng của Mỹ sau khi tân trang sẽ có giá vào khoảng 80 triệu USD/chiếc.
Theo bản báo cáo Không quân Thế giới của tờ Flight Global trong năm 2015, hiện JMSDF có khoảng 73 chiếc P-3.
Nhật Bản có thể hỗ trợ tài chính cho Việt Nam mua P-3C
Diplomat nhận định, Việt Nam có thể thấy thoải mái khi lựa chọn Nhật Bản, do cả 2 phía đã có mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng từ khi ông Shinzo Abe trở thành Thủ tướng Nhật Bản vào năm 2006.
Không lâu sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam vào năm 2014, Nhật Bản đã tuyên bố sẽ cung cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần tra biển trong khuôn khổ gói viện trợ 500 triệu yen.
Tiếp đó, tháng 4 vừa qua, các tàu chiến Nhật Bản đã lần đầu tiên tới thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Hai tàu hộ vệ của Nhật Bản cập cảng quốc tế Cam Ranh trưa 12-4, bên trái là tàu JS Ariake, bên phải là tàu JS Setogiri. Ảnh: Tuổi Trẻ
Theo Diplomat, có lý do để tin rằng Tokyo sẵn sàng hợp tác về giá cả và thậm chí còn có thể hỗ trợ tài chính để Việt Nam mua máy bay P-3C của JMSDF.
Lý do lớn nhất là vì kể từ khi tái đắc cử cương vị Thủ tướng Nhật Bản vào năm 2012, ông Abe đã tuyên bố mục tiêu của Tokyo là trở thành quốc gia "tiên phong" đóng góp vào nền hòa bình và an ninh trong khu vực.
Dưới thời ông Abe, Nhật Bản đã tỏ rõ sự quan tâm tích cực đối với các vấn đề ở Biển Đông, vùng biển đóng vai trò quan trọng đối với Tokyo trong các hoạt động thương mại, mặc dù có phần xa xôi về địa lý.
Ngoài ra, do mới nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sát thương tự áp đặt nhiều thập kỷ qua nên Nhật Bản đang tìm kiếm khách hàng.
Tokyo tỏ ra thất vọng khi vào mùa xuân năm nay, Australia đã trao hợp đồng cung cấp tàu ngầm trị giá 50 tỷ AUD cho Pháp, thay vì tập đoàn Kawasaki và Mitsubishi của Nhật Bản.
Mặc dù thỏa thuận cung cấp các máy bay P-3 cho Việt Nam sẽ không có quy mô như vậy nhưng nó sẽ giúp Nhật Bản khởi động trên con đường phát triển bình thường của một "người khổng lồ" trong lĩnh vực quốc phòng.
Trước đó, Nhật Bản đã đàm phán cung cấp cho Ấn Độ các thủy phi cơ ShinMaywa US-2 nhưng thỏa thuận này chưa có kết quả.
Theo Diplomat, Việt Nam không phải là quốc gia Đông Nam Á duy nhất để mắt tới các thiết bị quân sự của Nhật Bản. Đầu tháng 6 năm nay, tờ Nikkei Asia Review cho hay, Thái Lan đang cân nhắc khả năng mua máy bay tuần tra biển P-1 cùng thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản.
Tokyo cũng đang đàm phán thỏa thuận tương tự với Malaysia và Indonesia. Cho tới nay, nước này mới đạt được thỏa thuận quốc phòng với một quốc gia Đông Nam Á, đó là Philippines.
Theo hợp đồng này, Nhật Bản sẽ cho Philippines thuê các máy bay huấn luyện TC-90 có khả năng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn khi có thảm họa, hỗ trợ các hoạt động cứu trợ nhân đạo, các nhiệm vụ trinh sát và cảnh báo.
Nguồn: Soha News
Nikkei: Việt Nam có thể mua vũ khí Nhật đã qua sử dụng nếu vũ khí Mỹ quá đắt Vua vũ khí để phòng thủ, bảo vệ đất nước, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia, dân tộc, không phải chống Trung Quốc. Nikkei Asian Review ngày 26/6 bình luận, Việt Nam đang tìm cách nâng cao năng lực phòng thủ của mình, đặc biệt kể từ khi Mỹ tuyên bố dỡ...