Lợi thế riêng từ ưu thế chung
Việc Tập đoàn dầu khí quốc doanh Nga Rosneft bỏ ra 61 tỉ USD mua lại Công ty liên doanh TNK-BP của Công ty tư nhân AAR (Nga) và BP (Anh) gây chấn động thị trường năng lượng quốc tế. Đây còn là phi vụ thâu tóm công ty lớn nhất kể từ khi hai tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon và Mobil sáp nhập năm 1999 thành Exxon Mobil. Bây giờ, Rosneft đã soán ngôi lớn nhất thế giới của Exxon Mobil.
Với sản lượng khai thác 4,5 triệu thùng dầu mỗi ngày, Rosneft trở thành một quyền lực mới trên thị trường năng lượng thế giới, đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn đối với kinh tế nước Nga. Lâu nay, sáp nhập hoặc thâu tóm trở thành xu thế trên thị trường năng lượng thế giới. Mục đích không chỉ đơn thuần loại bỏ đối thủ cạnh tranh mà còn nhằm phát triển lớn hơn và mạnh hơn, từ đó sẽ có được những ưu thế mới về cạnh tranh. Đặc biệt, cách thức này còn giúp giảm thiểu rủi ro do biến động chính trị, kinh tế, tài chính và tiền tệ trên thế giới.
Thâu tóm đem lại ưu thế mới cho Rosneft, BP và chính phủ Nga. Sau khi thâu tóm, BP có 20% cổ phần ở Rosneft. Nhờ đó, Rosneft có thể tận dụng công nghệ hiện đại và vốn đầu tư của BP để khai thác những mỏ dầu khí mới, chẳng hạn như tại Bắc Cực. BP vững chân trên thị trường Nga và sẽ có phần trong sự phát triển ngành năng lượng của nước này trong tương lai. Chính phủ Nga không chỉ tăng cường kiểm soát thị trường năng lượng và việc khai thác tài nguyên trong nước mà còn có thể chơi con bài dầu lửa ở cả bên ngoài với mức độ không nhỏ.
Theo TNO
Nước Mỹ bị bủa vây?
Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ vừa lên tiếng đề nghị loại hai công ty sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc khỏi thị trường Mỹ với lý do có thể đe dọa an ninh nước này.
Những tập đoàn như Huawei đang tạo mối đe dọa với vai trò siêu cường của Mỹ
Bản điều tra của Ủy ban nói trên cho biết lâu nay, tình báo Mỹ đã phải nỗ lực ngăn chặn sự mở rộng hoạt động của hai công ty Huawei Technologies Co Ltd và ZTE Corp tại thị trường Mỹ vì các công ty này hoàn toàn không phải là công ty tư nhân mà có sự ảnh hưởng của yếu tố nhà nước, đồng thời có dấu hiệu liên quan đến hoạt động gián điệp.
Huawei là công ty sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ 2 trên thế giới sau Công ty Ericsson của Thụy Điển. Còn ZTE là nhà sản xuất các thiết bị viễn thông đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Huawei sản xuất và kinh doanh các thiết bị viễn thông tại Mỹ kể từ năm ngoái, chủ yếu tại các vùng nông thôn. Ngoài ra, hãng còn sản xuất điện thoại di động từ 4 năm nay tại thị trường Mỹ.
Đây là biện pháp ngăn chặn mới nhất của Mỹ nhằm vào các tập đoàn, công ty của Trung Quốc. Tháng trước, đích thân Tổng thống Mỹ B. Obama ra lệnh chặn dự án đầu tư của Công ty Ralls Corp (Trung Quốc) vào các trang trại gió gần một căn cứ hải quân. Mặc dù trong tất cả các vụ việc trên, bảo đảm an ninh quốc gia là lý do được phía Mỹ đưa ra, nhưng ai cũng hiểu đây là cuộc đối đầu giữa hai người khổng lồ nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của nhau.
Vài năm gần đây, Washington ngày càng đau đầu bởi nguy cơ bị bủa vây do sức mạnh kinh tế và tầm ảnh hưởng lan rộng của Trung Quốc. Ở châu Phi, trong khi vai trò của Washington giảm dần, thì Trung Quốc lại trở thành đối tác thương mại và nhà đầu tư chủ yếu của châu lục này. Ngay tại khu vực Mỹ Latin từng được coi là "sân sau" của Mỹ, dấu chân của Trung Quốc cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Bằng chứng rõ nhất là thế cô lập của Mỹ tại Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) hồi năm ngoái. Trong khi vai trò của Mỹ bị chỉ trích thì với sức mạnh của đồng nhân dân tệ, Trung Quốc đã giành được sự ủng hộ của nhiều nước tại khu vực này.
Chưa dừng lại ở đó, các công ty, tập đoàn của Trung Quốc còn tràn sang giành chiếm thị trường ngay trong lòng nước Mỹ. Đình đám nhất là vụ hãng dầu lớn thứ 3 Trung Quốc CNOOC Limited gây chấn động dư luận khi quyết định bỏ ra khoản tiền tới 18,5 tỷ USD để mua lại hãng dầu khí khổng lồ Unocal của Mỹ. Nếu như vào phút cuối Chính phủ Mỹ không ra tay ngăn chặn khi tuyên bố" dù CNOOC Limited rao giá cao hơn thì Unocal vẫn phải chuyển cho Tập đoàn Chevron của Mỹ vì lý do an ninh quốc gia", thị trường cung cấp và phân phối dầu lửa nội địa của Mỹ đã nằm trong tay Trung Quốc.
Cách đây không lâu, một cuộc thăm dò cho thấy đa số người Mỹ lo ngại về sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc. Hơn 60% những người được hỏi cho rằng món nợ khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc, hiện tượng mất việc làm tại Mỹ do Trung Quốc và mức thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc là những vấn đề rất nghiêm trọng, và khoảng một nửa số người được thăm dò nói sự trỗi dậy của Trung Quốc trong tư cách một cường quốc là mối đe dọa lớn đối với Mỹ.
Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đề nghị loại hai công ty sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc là Huawei và ZTE ra khỏi thị trường Mỹ. Cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị nóng lên.
Theo ANTD
Mỹ áp đặt thêm trừng phạt công ty dầu lửa Syria Chính quyền Mỹ ngày 10/8 đã áp đặt thêm một loạt biện pháp trừng phạt mới chống Syria. (Nguồn: zougla.gr) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell cho biết các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào công ty dầu lửa nhà nước Sytrol của Syria. Công ty Sytrol bị cáo buộc đã chuyển một lượng xăng trị giá 36 triệu...