Lợi thế đầu tư bất động sản ven đô
Thị trường đi vào giai đoạn trầm lắng cũng là lúc cần nhiều hơn đến kinh nghiệm thực chiến của những nhà đầu tư lão luyện.
Toàn cảnh thị trường Bất động sản nửa đầu năm 2022
Thời gian gần đây, có ý kiến cho rằng thị trường đang phải đối mặt với nguy cơ bong bóng. Tuy nhiên, cũng có không ít quan điểm cho rằng vấn đề này không đáng lo ngại, bởi so với những lần thị trường thị trường rơi tự do trước đây, bối cảnh vĩ mô hiện tại đã khác nhiều. Hiện cơ quan quản lý nhà nước có nhiều kinh nghiệm ứng phó hơn với các đợt sốt đất, luôn duy trì chính sách linh hoạt tránh việc thị trường phát triển quá nóng. Cùng với đó, hành lang pháp lý đã hoàn thiện hơn, sức đề kháng của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng cũng được cải thiện rõ rệt.
“ Thị trường bất động sản nhà ở đang trải qua những thách thức lớn như lạm phát, thắt chặt tín dụng cũng như các vấn đề về cấp phép dự án và thay đổi chính sách. Tuy nhiên, triển vọng về phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn cầu nhà ở vẫn tiếp tục tăng trưởng sẽ giúp bức tranh bất động sản Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực về dài hạn”. Khái quát về bức tranh thị trường 6 tháng đầu năm 2022 và triển vọng cho thời gian tới, bà Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội đánh giá.
Một điểm đáng lưu ý nữa theo báo cáo của CBRE, đó là riêng với phân khúc nhà liền thổ (biệt thự, liền kề, shophouse) thị trường Hà Nội quý 2/2022 chứng kiến bước tăng giá chóng mặt – khoảng hơn 2.300 USD/m2 so với cùng kỳ trước đó. Về giá bán thứ cấp nhà liền thổ quý 2/2022 cũng ghi nhận sự tăng trưởng từ 5 – 17% so với cùng kỳ năm trước. Theo CBRE, xu hướng giá kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mặc dù mức tăng dự kiến sẽ thận trọng hơn do các yếu tố vĩ mô đang điều chỉnh.
Quan sát diễn biến thị trường, chuyên gia bất động sản Nguyễn Thị Thu Hương nhận định, dòng tiền đầu cơ ngắn hạn đang có sự sụt giảm. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lâu năm vẫn lựa chọn giải ngân cho các sản phẩm có vị trí đẹp, pháp lý đầy đủ, câu chuyện tăng giá rõ ràng khi gắn với các thông tin về quy hoạch như nâng cấp đô thị, lên quận (với các huyện).
Nhận diện sản phẩm tốt
Video đang HOT
Trở lại với nhịp đập thị trường địa ốc thời gian qua, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục là điểm đến của dòng tiền thông minh, chiếm khoảng 80% số lượng giao dịch toàn thị trường. Riêng tại Hà Nội, Khu Đông – đặc biệt tại Gia Lâm đang nổi lên như một cực tăng trưởng mới, với loạt dự án 17 cây cầu qua sông Hồng cùng loạt dự án nâng cấp về hạ tầng và đô thị, sự hình thành các khu đô thị được đầu tư quy mô, bài bản, có vị trí kết nối giao thông thuận lợi, đầy đủ về pháp lý.
Về dòng sản phẩm ưu tiên lựa chọn trong thời điểm hiện tại, nhà đầu tư đang hướng nhiều hơn đến các sản phẩm có pháp lý chuẩn, thường là sản phẩm nhà thấp tầng như: biệt thự, liền kề, shophouse. Sản phẩm nhóm này dù có xuất đầu tư cao hơn nhưng tính an toàn cũng theo đó mà được đảm bảo, đồng thời có khả năng khai thác kinh doanh hay giá trị sống ưu việt.
Đưa ra tư vấn cho các nhà đầu tư, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho rằng, lãi suất là vấn đề các nhà đầu tư cần lưu ý. Theo bà Trang, thời kỳ tiền rẻ đã qua, lãi suất đang tăng trở lại, gánh nặng chi phí vay giờ đã trở nên đáng kể với nhà đầu tư hơn, buộc nhà đầu tư phải linh động hơn để xoay được dòng tiền
Còn theo Colliers Việt Nam, thị trường bắt đầu thiết lập mặt bằng giá mới và nổi bật là phân khúc biệt thự, shophouse nhu cầu tìm kiếm loại hình biệt thự ven đô Hà Nội vẫn luôn nằm trong top tìm kiếm nhiều nhất. Đặc biệt là những vùng có các điều kiện thuận lợi để phát triển, hạ tầng được đầu tư đồng bộ như Gia Lâm…
Những thông tin như bỏ khung giá đất, các quy định bảo đảm công khai, minh bạch về thông tin dự án, siết chặt kiểm soát dòng vốn đầu cơ, cũng như đối với các dự án kém chất lượng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chân chính. Colliers đánh giá, đây là tín hiệu tích cực bởi điều này cho thấy thị trường đang có sự thanh lọc theo hướng phát triển bền vững và lành mạnh hơn trong dài hạn.
Highway5 Residences là dự án khu đô thị thấp tầng đang được mở bán, với hai sản phẩm chính là shophouse và liền kề. Highway5 Residences nằm ở trung tâm hành chính huyện Gia Lâm (dự kiến lên quận vào năm 2023).
Sở hữu vị trí đẹp và được quy hoạch bài bản, pháp lý vững vàng, Highway5 Residences đang được đánh giá là lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư thông thái, là điểm đến của dòng tiền thông minh.
Dự án kết nối thuận tiện với khu vực nội đô Hà Nội. Highway5 Residences sở hữu tiện ích nội khu phong phú, ngoài ra, dự án gần kề Vinhomes Ocean Park và hệ thống tiện ích, hạ tầng xã hội khác của khu vực.
Highway5 Residences đang trong giai đoạn mở bán với pháp lý đầy đủ (sổ đỏ lâu dài) và các chính sách tín dụng hấp dẫn. Theo đó, nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ vay vốn tới 70% giá trị sản phẩm, hỗ trợ lãi suất 0% và ân hạn nợ gốc 12 tháng. Cùng với đó là chính sách bán hàng hấp dẫn khi chiết khấu tối đa tới 6,5% (áp dụng chi tiết theo quy định chính sách bán hang tại từng thời điểm).
Sự 'trỗi dậy' của bất động sản du lịch nghỉ dưỡng ven đô
Theo quy luật, khi bất động sản nội đô Hà Nội bắt đầu bão hòa, làn sóng đầu tư bất động sản (BĐS) sẽ có xu hướng dịch chuyển sang những vùng đất mới ven đô tiềm năng như Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nam, Vĩnh Phúc... do hội tụ đầy đủ các yếu tố về vị trí, quy hoạch hạ tầng, quỹ đất và chính sách thu hút đầu tư cởi mở.
Lợi thế đất ven đô
Sức hấp dẫn của bất động sản (BĐS) du lịch nghỉ dưỡng ven đô đang ngày càng gia tăng, thu hút các nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư vốn sau thời gian dài phát triển các dự án trong nội đô, nhưng quỹ đất đang trở nên eo hẹp.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhìn nhận, trước áp lực về môi trường, công việc và cuộc sống, xu hướng du lịch, nghi dưỡng gắn với thiên nhiên, gắn với chăm sóc sức khỏe đang được người dân Thủ đô lựa chọn nhiều nhất. Với lợi thế cận kề Hà Nội và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, ấn tượng, BĐS ven đô đang có cơ hội bứt phá, trở thành "vùng trũng" của thị trường BĐS nghỉ dưỡng miền Bắc trong năm 2022 và các nhà đầu tư chiến lược chắc chắn không thể bỏ qua.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty CP Phát triển nghỉ dưỡng Ngoại ô chia sẻ, BĐS du lịch nghỉ dưỡng ven đô Hà Nội như tại tỉnh Hòa Bình đang thu hút mạnh nhu cầu đầu tư của các nhà phát triển BĐS Hà Nội về kế hoạch đầu tư ngôi nhà thứ hai trước không khí ngột ngạt đô thị. Xu hướng phát triển BĐS ngoại ô hiện nay đang hướng đến mục tiêu đảm bảo các giá trị bền vững, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, sự phát triển bền vững phụ thuộc nhiều vào tầm vóc của chủ đầu tư và đơn vị phát triển, vận hành dự án để có thể đáp ứng được hệ thống các quy chuẩn khắt khe; đồng thời, đưa dịch vụ lưu trú trong nước hướng tới giá trị bền vững và chuyên nghiệp.
Qua tìm hiểu, với diện tích tự nhiên 4.622.5 km2 và địa hình đa dạng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, cùng những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc miền núi, tỉnh Hòa Bình đang nổi lên là khu vực phát triển BĐS du lịch, nghỉ dưỡng, với nhiều lợi thế hiện nay của miền Bắc nói chung và vùng ven đô Hà Nội nói riêng...
Các chuyên gia BĐS đánh giá, các nhà đầu tư không bao giờ ngồi yên, đặc biệt là với những thị trường BĐS ven đô giàu tiềm năng tại các địa phương nêu trên. Đó là lý do mà dù dịch COVID-19 tác động mạnh trong năm 2021, nhưng BĐS du lịch nghỉ dưỡng ven đô vẫn trở thành điểm sáng trên thị trường. Đặc biệt, dịch Covid 19 đã thổi bùng nhu cầu nghỉ dưỡng ngoại ô với dòng sản phẩm second-home, nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe. Và Hòa Bình hội tụ đầy đủ các lợi thế để đón đầu xu hướng này.
Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh khẳng định, do tác động của dịch COVID-19 thời gian qua, ngành Du lịch nói chung lâm vào khủng hoảng kéo dài, kéo theo BĐS nghỉ dưỡng trên cả nước rơi vào tình trạng thừa ế, cả sản phẩm và công suất khai thác. Song, BĐS du lịch ven đô Hà Nội vẫn được nhiều nhà đầu tư quan tâm, săn đón, trở thành cứu cánh cho cả ngành Du lịch và BĐS do khắc phục được các nhược điểm như: Tập trung đông người, sử dụng phương tiện vận tải công cộng, khó đảm bảo quy tắc 5K. Thêm vào đó, tư duy nhà đầu tư thay đổi theo hướng đầu tư BĐS ven đô như tài sản để dành, vừa có thể nghỉ dưỡng, vừa hạn chế được ôm nhiễm môi trường, tiếng ồn đô thị.
Còn theo PGS.TS. Trần Kim Chung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, BĐS du lịch nghỉ dưỡng ven đô Hà Nội là phân khúc thị trường có nhu cầu lớn, nhưng vẫn đang khan hiếm tại các địa phương lân cận, tiếp giáp Thủ đô. Trong khi, tại các địa phương này, quy hoạch hạ tầng giao thông kết nối với Hà Nội đã sẵn sàng đón các nhà đầu tư.
Sự "trỗi dậy" của thị trường BĐS ven đô
Hàng loạt các dự án BĐS du lịch nghĩ dưỡng ven đô Hà Nội tại các địa phương thu hút giới đầu tư miền Bắc hiện nay đang cho thấy sự "trỗi dậy" của phân khúc BĐS này ngay từ đầu năm 2022, đơn cử như dự án Sakana Hòa Bình là khu nghỉ dưỡng 5 sao, đáp ứng mọi yêu cầu của giới đầu tư BĐS phía Tây Hà Nội. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhu cầu nghỉ dưỡng thuần tự nhiên, riêng biệt, đầy đủ tiện ích ngày càng được nhiều người lựa chọn.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia trong tương lai, các địa phương ven đô Hà Nội muốn trở thành các thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng "vệ tinh"cho người dân Thủ đô và xa hơn là du khách quốc tế, chắc chắn phải phát triển các quần thể, các khu nghỉ dưỡng sinh thái kiểu mẫu trong một quy hoạch tổng thể, để vừa trở thành địa điểm nghỉ ngơi kết nối trọn vẹn với thiên nhiên, vừa đáp ứng các nhu cầu cân bằng với bảo tồn thiên nhiên.
Mặt khác, với các ưu thế vượt trội về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội và sức hấp dẫn các nguồn lực đầu tư mới, các tỉnh Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nam, Vĩnh Phúc... đang đứng trước cơ hội trở thành trung tâm nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam thông qua quy hoạch bài bản, cơ chế chính sách của chính quyền và sự đồng hành của các doanh nghiệp tiên phong.
Về vấn đề này, ông Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho hay, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam, trong bối cảnh thị trường BĐS nói chung trầm lắng bởi dịch COVID-19, các thị trường BĐS ven đô vẫn là kênh thu hút đầu tư lớn nằm trong nhóm dẫn đầu của miền Bắc. Các sản phẩm BĐS du lịch, nghỉ dưỡng có tính thanh khoản ở mức cao và giá vẫn tiếp tục tăng lên, nhờ tỷ lệ hấp thụ các dự án ở ngưỡng cao, còn nhiều dư địa phát triển. Ngoài ra, các địa phương này đang đẩy mạnh hợp tác liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là liên kết với Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các nước để mở rộng thị trường, thúc đẩy phát triển du lịch.
"BĐS ven đô cần quan tâm đến câu chuyện quy hoạch theo hướng ổn định, dài hạn, đảm bảo tính kết nối vùng, bảo vệ lợi ích của người dân bản địa, của du khách và quan tâm đến yếu tố môi trường, gắn với giữ gìn bản sắc", Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho biết thêm.
Loạt thương vụ M&A "bom tấn" trên thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm Theo Cushman & Wakefield, bất động sản văn phòng dẫn đầu tổng giá các thương vụ là 39%, theo sau đó là bất động sản công nghiệp chiếm 35% và khu đất phát triển dự án chiếm 26%. Nửa đầu năm, thị trường M&A bất động sản văn phòng nổi lên với thương vụ Viva Land mua lại tòa nhà văn phòng Capital...