Lời thật của CSGT: Dừng xe phạt để người dân hiểu lỗi
Trao đổi của một CSGT về việc nhiều người vi phạm giao thông đâm thẳng vào tổ công tác khiến nhiều chiến sĩ công an bị thương.
Táo tợn lao vào CSGT
Về sự việc xảy ra khoảng 14h45 chiều ngày 18/10, tại nút giao thông Giải Phóng – Nguyễn Hữu Thọ, Hà Nội, trao đổi với Đất Việt, Thượng tá Nguyễn Đức Thịnh, Đội phó đội CSGT số 14, Phòng CSGT CATP Hà Nội cho biết: “Khi tổ công tác phát hiện chiếc xe có dấu hiệu vi phạm, đã ra tín hiệu dừng phương tiện để kiểm tra nhưng lái xe đã bất ngờ tăng tốc độ lao thẳng vào lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ khiến một chiến sĩ bị thương phải nhập viện”.
Theo thượng tá Thịnh, lực lượng công an đã tiến hành vây bắt và đến 21h30 cùng ngày đã bắt giữ Ân khi đối tượng đang trốn tại tổ 20, phường Thịnh Liệt.
“Hiện nay có nhiều người vi phạm giao thông rất manh động, không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng CSGT mà hành xử theo kiểu côn đồ, nhằm thẳng lực lượng chức năng để đâm, gây ra nhiều chấn thương cho cán bộ chiến sĩ” – Thượng tá Thịnh khẳng định.
Nhiều đối tượng vi phạm giao thông đã không chấp hành mệnh lệnh mà lao thẳng vào lực lượng CSGT gây ra chấn thương cho các cán bộ chiến sĩ.
Thượng tá Thịnh chia sẻ rằng, anh cũng từng phải nhập viện 2 tuần và mất 2 tháng để bình phục hoàn toàn vết thương, do người vi phạm giao thông điều khiển xe đâm phải.
“Làm việc với cơ quan điều tra, đối tượng khai nhận do không có bằng lái xe nên chủ đích đâm vào tổ công tác với mong muốn CSGT giãn ra để đối tượng chạy thoát, không bị giữ xe và mất tiền nộp phạt. Đội tôi đã có 5 người trở thành thương binh trong khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên đường, trong đó trường hợp của tôi là nặng nhất”.
Đội phó đội CSGT số 14 cho biết, với những cán bộ chiến sĩ bị thương khi làm nhiệm vụ, tùy vào mức độ thương tật mà có những chế độ khác nhau của nhà nước.
“Những người bị thương nhẹ thì nhận được sự thăm hỏi, động viên, tặng quà của các ban ngành, đoàn thể. Với trường hợp bị nặng như tôi, sau khi giám định thương tật, cục chính sách của bộ công an, bên bảo hiểm xã hội đã cấp cho thẻ thương tích.
Video đang HOT
Đội phó đội CSGT, quy định chung toàn nhà nước là trung tá, nhưng khi gặp phải tai nạn, cơ quan nhà nước xét hồ sơ thương binh, thay cho tôi cấp hàm thượng tá” – Thượng tá Thịnh khẳng định.
Cần phải giáo dục pháp luật
Bản thân từng bị chấn thương do những người vi phạm giao thông cố ý gây nên, thực tế cũng chứng kiến nhiều đồng đội rơi vào hoàn cảnh tương tự, Thượng tá Nguyễn Đức Thịnh bày tỏ lo lắng về ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông.
Thượng tá Thịnh chia sẻ: “Lực lượng CSGT dừng phương tiện để xử phạt chỉ với mục đích giúp người vi phạm hiểu được lỗi và tránh tái phạm lần sau. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu đã liều lĩnh đâm xe vào lực lượng chức năng. Thậm chí có những trường hợp vì tránh CSGT mà gây ra tại nạn với người đi đường, gây hậu quả nghiêm trọng”.
Thượng tá Thịnh cũng cho biết, từ thực tế cán bộ chiến sĩ CSGT đã rút cho bản thân những kinh nghiệm để tự phòng tránh.
“Tính mạng và sự an toàn của CSGT khi làm nhiệm vụ trên các tuyến giao thông luôn bị đe dọa. Trước sự manh động, liều lĩnh của một bộ phận người tham gia giao thông, các cán bộ chiến sĩ luôn chủ động để đối phó với tình hình thực tế, đảm bảo tính mạng bản thân đồng thời xử lý nghiêm những người vi phạm luật giao thông, tạo tính răn đe”.
Trao đổi với Đất Việt, Đại tá Nguyễn Đức Dũng, chánh Văn phòng Công an TP Đà Nẵng đánh giá việc cho xe, phương tiện đâm thẳng vào lực lượng CSGT là vi phạm pháp luật. Đại tá Dũng cho rằng, để tạo chuyển biến, cần phải tác động để người vi phạm giao thông hiểu hành động như vậy là sai trái, đáng bị lên án.
“Một trong những điều mà tôi nghĩ cần phải làm hiện nay đó là giáo dục pháp luật cho người tham gia giao thông, để họ hiểu về luật giao thông và chấp hành đúng những quy định của pháp luật. Thứ 2 là bản thân người điều khiển phương tiện phải ý thức chấp hành các quy định về luật hình sự, không gây ra các hành vi cản trở người thi hành công vụ. Đã là công dân thì phải tuân thủ theo pháp luật của Việt Nam” – Đại tá Dũng khẳng định.
Thành Lập
Theo_Báo Đất Việt
Không nhường đường cho xe ưu tiên bị xử lý thế nào?
Luật Giao thông đường bộ quy định, một số phương tiện được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào.
Luật Giao thông đường bộ quy định, xe ưu tiên là những loại phương tiện thực thi công vụ, không bị hạn chế tốc độ và được phép đi vào đường ngược chiều hoặc bất cứ các đường nào khác có thể đi được, kể cả khi đã có tín hiệu đèn đỏ (chỉ trừ đoàn xe tang), nhưng phải tuân theo sự chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, mọi người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Nghiêm cấm các hành vi cản trở xe ưu tiên.
Không nhường đường xe ưu tiên bị xử lý thế nào? - Ảnh minh họa
Theo đó, một số phương tiện được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự sau đây:
1. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
2. Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;
3. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
4. Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
5. Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
6. Đoàn xe tang;
7. Các xe khác theo quy định của pháp luật.
Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, mọi người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên.
Các xe được quyền ưu tiên kể trên (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Ngoài ra, Luật giao thông đường bộ còn có những quy định riêng áp dụng đối với các xe được quyền ưu tiên, chẳng hạn như: Luật giao thông đường bộ cũng nghiêm cấm người tham gia giao thông vượt xe khi gặp xe được quyền ưu tiên; Các xe được quyền ưu tiên cũng được ưu tiên khi đi qua phà, cầu phao,...
Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi đi qua nơi xảy ra tai nạn thì có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu, nhưng các xe được quyền ưu tiên thì không bắt buộc phải thực hiện quy định này; và luật giao thông đường bộ cũng nghiêm cấm việc bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Nếu vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử lý theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể:
Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác gây cản trở xe ưu tiên sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.
Người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 02 tháng.
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng.
Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Nếu hành vi này gây ra tai nạn giao thông thì người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 02 tháng.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Quá hạn nộp phạt vi phạm giao thông, có bị phạt thêm tiền? Với xe đi mượn, người tham gia giao thông không cần phải có giấy ủy quyền của chủ sở hữu phương tiện, nhưng bắt buộc phải có đủ giấy tờ... Tôi tên là Hoàng Hữu T, vào năm 2013 tôi có cho một người bạn mượn xe. Khi người bạn đi trên tỉnh lộ 8 thì bị bắt vì đi quá tốc độ...