‘Lối tắt’ vaccine của Nga chưa chắc giải được bài toán đại dịch
Một mặt hoài nghi hiệu quả vaccine Covid-19 của Nga, mặt khác các nhà khoa học cho rằng nước này đang đi “lối tắt” khá nguy hiểm.
Ngày 11/8, khi Tổng thống Vladimir Putin thông báo Nga phê duyệt vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, nhà khoa học nước này vẫn chưa đưa ra bất cứ dữ liệu nào từ thử nghiệm quy mô lớn.
“Tôi nghĩ điều này thực sự đáng sợ”, Daniel Salmon, giám đốc Viện An toàn vaccine, Đại học Johns Hopkins, Mỹ, nhận định về tính rủi ro của sản phẩm. Theo ông và các đồng nghiệm, Nga đang “đi tắt” một bước khá nguy hiểm: chấp thuận vaccine trước khi tiến hành thử nghiệm giai đoạn ba. Đây là khâu quan trọng giúp xác định “ứng viên” hiệu quả hơn giả dược, không gây hại cho người dùng.
Khác với thuốc, vaccine được sử dụng cho những người khỏe mạnh, vì vậy tiêu chuẩn an toàn cũng cao hơn nhiều. Với quy mô tiêm chủng trên hàng trăm triệu dân, một phản ứng phụ, dù hiếm gặp, cũng có thể xảy ra ở hàng nghìn người.
Trong suốt một thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp nghiêm ngặt để kiểm tra độ an toàn và hiệu quả của vaccine. Một số bài học được rút ra trong tình cảnh ngặt nghèo, khi liều chủng ngừa mới gây ra tác hại không mong muốn. Đến nay, vaccine là một trong số những chế phẩm y tế an toàn nhất trên thế giới, nhờ sự chắc chắn của các thử nghiệm lâm sàng.
Thử nghiệm tiền lâm sàng thường được thực hiện trên động vật, như chuột hoặc khỉ, trước khi tiêm vaccine cho người. Nếu khâu này diễn ra tốt đẹp, các nhà nghiên cứu sẽ tìm kiếm khoảng vài chục tình nguyện viên cho thử nghiệm giai đoạn một. Trong quá trình chủng ngừa, họ được bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng, xem xét nồng độ kháng thể sản sinh và đảm bảo không có bất kỳ phản ứng tiêu cực nào. Một số người cảm thấy đau nhức khắp cơ thể hoặc sốt nhẹ, nhưng các triệu chứng này thường không kéo dài.
Chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya, Moskva. Ảnh: NY Times
Nếu thử nghiệm giai đoạn một không gây vấn đề nghiêm trọng, các nhà khoa học chuyển đến giai đoạn hai, tiêm thử cho hàng trăm người và tiến hành quan sát chi tiết hơn. Kể từ tháng 3 đến nay, có tổng cộng 29 loại vaccine tiến đến khâu này. Các đơn vị dẫn đầu cuộc đua, bao gồm AstraZeneca, Moderna, Novavax và Pfizer, CanSino, SinoVac đã lần lượt chia sẻ những tín hiệu lạc quan. Tất cả chỉ phát hiện tác dụng phụ nhẹ và trung bình, không có vấn đề nghiêm trọng. Tình nguyện viên cũng sinh đủ kháng thể chống lại nCoV, thậm chí nhiều hơn người từng mắc Covid-19 ở một số trường hợp. Song cho dù kết quả ban đầu hứa hẹn đến đâu, thử nghiệm giai đoạn ba vẫn có thể thất bại.
Natalie Dean, chuyên gia miễn dịch và bệnh truyền nhiễm, Đại học Florida, nhận định thời gian kể từ thử nghiệm đến phê duyệt vaccine của Nga rất không chắc chắn. Bà cho rằng nước này khả năng chưa có đủ dữ liệu về độ hiệu quả của sản phẩm.
Thông thường, trong thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, quy mô lớn, các nhà nghiên cứu tiêm vaccine hoặc giả dược cho hàng chục nghìn người, để họ trở về cộng đồng, sinh hoạt bình thường và tiếp xúc với mầm bệnh.
Video đang HOT
“Bạn phải chờ xem họ có nhiễm bệnh hay không, có tử vong hay không”, tiến sĩ Steven Black, Lực lượng Chuyên môn về Sức khỏe Toàn cầu, giải thích. Nếu vaccine có tác dụng, số tình nguyện viên được tiêm phòng bị nhiễm bệnh sẽ ít hơn nhóm dùng giả dược.
Đến nay, các nhà khoa học Nga chưa bắt đầu thử nghiệm quan trọng đó.
Hồi tháng 6, Viện Nghiên cứu Gamaleya về Dịch tễ học và Vi sinh vật thuộc Bộ Y tế nước này mới chỉ đăng ký thử nghiệm giai đoạn một và giai đoạn hai. Vaccine có tên gọi Gam-COVID-Vac Lyo, được tiêm thử cho 38 tình nguyện viên.
Sản phẩm sử dụng một loại virus cảm lạnh vô hại, mang gen của nCoV, còn gọi là “giả dạng virus”, tương tự cách làm của AstraZeneca và Johnson & Johnson. Công nghệ này vẫn tương đối mới. Sản phẩm đầu tiên dùng giả dạng virus được phê duyệt là vaccine Ebola.
Trước thông báo của Tổng thống Putin, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko, tuyên bố: “Tất cả các tình nguyện viên đã sản sinh kháng thể nồng độ cao đối với Covid-19. Đồng thời không ai trong số họ có biến chứng nghiêm trọng”.
Song đây mới là kết quả từ thử nghiệm giai đoạn một. Dữ liệu chưa cho thấy liệu vaccine có thực sự hiệu quả hay không.
John Moore, chuyên gia virus tại Đại học Y Weill Cornell, thành phố New York, thậm chí khẳng định: “Điều này thật ngu ngốc”.
Cho đến 11/8, khi vaccine đã được phê chuẩn, Nga mới tuyên bố thử nghiệm giai đoạn ba sẽ bắt đầu sau đó một ngày, trên 2.000 người đến từ Ả Rập, Brazil và Mexico. Quy mô nhỏ hơn hầu hết các nghiên cứu đang diễn ra hiện nay, với số tình nguyện viên lớn gấp 10 lần.
Bên cạnh việc xác định liệu vaccine có đủ khả năng bảo vệ cơ thể, thử nghiệm giai đoạn ba còn có mục đích tìm ra tác dụng phụ không phổ biến, có thể chưa xuất hiện ở nhóm nhỏ. Bằng cách so sánh tỷ lệ nhiễm và tử vong giữa những người thực sự tiêm chủng và dùng giả dược, chuyên gia có thể xác định những phản ứng bất thường dù ít gặp. Như vậy, số lượng tình nguyện viên là rất quan trọng.
Tổng thống Vladimir Putin trong buổi họp với Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko hồi tháng 1. Ảnh: NY Times
Sau đó, nhà phát triển sẽ báo cáo kết quả này với các cơ quan quản lý của chính phủ, chờ bình duyệt trên tạp chí khoa học. Tiếp đến, cố vấn của FDA khuyến nghị có nên phân phối vaccine đại trà hay không.
“Sở hữu một sản phẩm xuất chúng thôi là chưa đủ. Trước khi đưa vào sử dụng, vaccine cần thuyết phục các chuyên gia khác rằng lợi ích của nó lớn hơn so với rủi ro”, tiến sĩ Salmon nói.
Ngay cả sau khi được phê duyệt, nhà nghiên cứu vẫn phải theo dõi, đảm bảo các liều tiêm đủ an toàn. Khi hàng triệu người được chủng ngừa, tác dụng phụ dù hiếm nhất vẫn dần xuất hiện theo thời gian.
Thực tế, quá trình đánh giá nghiêm ngặt luôn làm chậm sự phát triển vaccine. Những năm gần đây, khi dịch Ebola, SARS và các chủng cúm khác liên tục bùng phát, nhiều “đại gia” dược phẩm đã tìm cách tăng tốc việc thử nghiệm mà vẫn đảm bảo tính an toàn. Ý tưởng đó được áp dụng mạnh mẽ giữa đại dịch Covid-19.
Một cách để các cơ quan quản lý đẩy nhanh quá trình đó là chuẩn bị trước để phân tích từng lô dữ liệu, giảm thiểu thời gian giữa các lần thử nghiệm. Nhà sản xuất phải chứng minh vaccine nCoV an toàn trên quy mô công nghiệp, rất sớm trước khi “ứng viên” trải qua các thử nghiệm lâm sàng.
Cập nhật Covid-19: Thế giới hơn 20,4 triệu ca mắc, 743.941 ca tử vong
Sáng 12/8, thế giới ghi nhận hơn 20,4 triệu ca mắc, trong đó 743.941 ca tử vong do Covid-19.
Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 7/8, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới là 20.485.183trường hợp, trong đó 743.941 trường hợp tử vong. Số ca mắc bệnh đã phục hồi là 13.405.049 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 11/8 thông Nga là nước đầu tiên trên thế giới có vaccine ngừa Covid-19. Ảnh minh họa: KT
Ổ dịch lớn nhất thế giới, Mỹ, ghi nhận thêm 49.056 ca mắc và 1.274 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 5.300.494 trường hợp và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 167.466 trường hợp.
Trong cuộc họp báo ngày 11/3, Tổng thống Trump cho biết, chính quyền của ông đã đạt thỏa thuận trị giá hơn 1,5 tỷ USD với công ty Moderna để sản xuất và phân phối 100 triệu liều vaccine của công ty này ngay khi nó được phê duyệt.
Vaccine mRNA-1273, do Moderna phối hợp với chính phủ Mỹ phát triển, hiện đang ở trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Nếu loại vaccine này được đưa vào thử nghiệm, chính phủ có thể mua thêm tới 400 triệu liều.
Brazil là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 ở Nam Bán cầu, và là ổ dịch lớn thứ 2 trên thế giới. Quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 52.160 ca mắc và 1.169 ca tử vong, nâng tổng số lên 3.109.630 ca bệnh và 103.026 ca tử vong.
Ổ dịch lớn nhất châu Á, Ấn Độ, ghi nhận thêm 61.252 ca mắc và 835 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 của Ấn Độ là 2.328.405, trong đó có 46.188 ca tử vong.
Nga ghi nhận thêm 4.945 ca mắc và 130 ca tử vong do Covid-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại là 897.599 trường hợp, trong đó 15.131 trường hợp tử vong.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 11/8 thông Nga là nước đầu tiên trên thế giới có vaccine ngừa Covid-19. Ông đã yêu cầu Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko tiếp tục thông tin cho ông về loại vaccine này, đồng thời cho biết đây là loại vaccine "hoạt động khá hiệu quả" và "hình thành hệ miễn dịch ổn định". Tổng thống Putin cũng tiết lộ rằng, một trong những người con gái của ông đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Vaccine chống Covid-19 của Nga được đặt tên là "Sputnik V", theo tên vệ tinh đầu tiên trên thế giới "Sputnik 1" được Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1957. Loại vaccine do Viện Nghiên cứu Gamaleya phát triển có 2 thành phần kết hợp với nhau có thể xây dựng hệ miễn dịch trong dài hạn nhằm chống lại virus SARS-CoV-2. Đợt thử nghiệm lâm sàng vaccine bắt đầu hôm 18/6 với 38 tình nguyện viên tham gia. Tất cả những người tham gia đều phát triển hệ miễn dịch với nhóm thứ nhất được xuất viện hôm 15/7 và nhóm thứ 2 xuất viện hôm 20/7.
Quan chức Nga cho biết đã nhận được yêu cầu đặt hàng từ hơn 20 quốc gia sau khi điều chế thành công vaccine chống Covid-19 đầu tiên.
Nam Phi hiện là ổ dịch lớn thứ 5 toàn cầu với tổng số ca mắc Covid-19 là 566.109, trong đó có 10.751 ca tử vong. Nước này ghi nhận thêm 2.511 ca mới và 130 ca tử vong trong ngày 11/8.
Trong khi đó, số ca Covid-19 tại Mỹ Latin tiếp tục tăng mạnh. Mexico ghi nhận thêm 5.558 ca mới và 705 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca bệnh tại quốc gia Nam Mỹ này lên 485.836 ca mắc Covid-19 trong đó có 53.003 ca tử vong.
Tổng số ca mắc Covid-19 tại Peru hiện tại là 483.133, trong đó có 21.276 ca tử vong. Các con số này tại Chile là 376.616 và 10.178.
Ổ dịch lớn thứ 8 thế giới, Colombia, ghi nhận thêm 12.830 ca mới và 321 ca tử vong trong ngày 11/8. Hiện nước này có 410.453 ca mắc và 13.475 ca tử vong do Covid-19.
Một số nước Châu Âu đang chứng kiến làn sóng Covid-19 thứ 2 khi số ca Covid-19 mới trong ngày gia tăng trở lại sau một thời gian dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế. Anh, Đức, Tây Ban Nha đều ghi nhận hơn 1.000 ca, trong khi Tây Ban Nha ghi nhận tới hơn 3.600 ca mới trong ngày 11/8. Các chuyên gia cảnh báo, nếu người dân không tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội, dịch Covid-19 sẽ càng khó kiểm soát.
Ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á, Philipppines, tính đến sáng 12/8đãghi nhận 139.538 ca mắc và 2.312 ca tử vong do Covid-19. Các con số này ở Indonesia là 128.776 và 5.824, ở Singapore là 55.353 và 27, ở Malaysia là 9.103 và 125./.
Nga có vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới: Chuyên gia VN nhận định thế nào? Tuyên bố vaccine COVID-19 đầu tiên thế giới của Nga khiến nhiều người mừng rơi nước mắt, nhưng theo các chuyên gia cần có thêm thời gian để nghiên cứu và phát triển. Hôm 11/8, Tổng thống Nga tuyên bố nước này phát triển loại vaccine đầu tiên cung cấp khả năng "miễn dịch vững vàng" chống COVID-19. "Sáng nay, lần đầu tiên...