Lời tâm sự của cha với con gái
Tại sao bố lại gọi nó là chiến đấu bởi nó đòi hỏi sự khéo léo, quyết đoán, căng thẳng có khi là đầy tính chiến thuật.
01
Vậy là con gái bố đã sắp kết hôn. Bố mẹ rất vui. Các con là bạn thanh mai trúc mã từ hồi đi học, hai gia đình cũng biết rất rõ về nhau, chứng kiến quá trình trưởng thành của hai đứa. Bố cảm nhận được tình yêu vượt qua bao năm thanh xuân, gắn bó của các con nhưng con gái ạ, Hoàng tử và Công chúa bước vào lễ đường không có nghĩa câu chuyện đã kết thúc. Con sẽ bước vào một hành trình mới, trải qua nhiều giai đoạn thậm chí là khắc nghiệt để thấy được mặt khác của sự hạnh phúc.
Bố nghe nói, những cặp bạn bè thân thiết mà phát sinh tình cảm rồi tiến tới hôn nhân sẽ hòa hợp hơn bởi họ đã từng là tri kỉ. Hôn nhân không có gì mãn nguyện hơn khi con tìm được 1 người bạn đời phù hợp và hiểu con. Nhưng cuộc đời này chẳng bao giờ bằng phẳng mãi, mọi thứ xấu xí chỉ được phơi bày khi các con kí vào tờ hôn thú.
Đừng chủ quan việc con biết quá rõ về chồng mình. Bởi Hoàng tử theo thời gian có thể biến thành mấy anh chàng bụng phệ, thích cởi trần và đam mê vài trò game đến mức quên cả nhìn mặt vợ. Công chúa cũng có thể trở nên cáu kỉnh, gắt gỏng và thường xuyên than phiền việc nhà. Thế nên bố nghĩ, hôn nhân tốt nhất khi con chuẩn bị sẵn tâm lý sẵn sàng chấp nhận và bao dung cho sự không hoàn hảo của bạn đời.
Bố mẹ đã sống với nhau gần 30 năm. Tình yêu dần bị mài mòn bởi trách nhiệm và nghĩa vụ. Bố mẹ cũng mấp mé bao lần đổ vỡ nhưng rồi cả hai đã vượt qua được chính mình. Nhưng hôn nhân là thế đấy con, phải có cãi vã mới hiểu lòng nhau, phải có thử thách mới biết quý trọng những ngày bình yên trước “giông bão”.
Cho đến những năm tháng sau này, nhìn các con khôn lớn trưởng thành mà bố mẹ vẫn là bạn đồng hành của nhau mới thấy biết ơn tất cả. Rồi đến khi bước vào độ tuổi trung niên con sẽ hiểu hết được cái gọi là “trí tuệ hôn nhân”.
Video đang HOT
02
Khi đến tuổi của bố mẹ, các con sẽ khám phá ra rất nhiều điều của bản thân và phát hiện, người đồng hành duy nhất với mình chỉ có người bạn đời. Con sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, có những lúc muốn gục ngã. Sau 5 năm đầu hôn nhân, mọi thứ bị “phơi bày”, đa phần mất hết niềm tin và kì vọng vào đối phương, ai cũng có xu hướng đổ lỗi cho nhau. Nhưng chỉ cần qua mốc ấy, các con sẽ tự học được cách hòa hợp. Giống như 1 đứa trẻ chập chững bước đi, có thể ngã, có thể bước đi đó xiêu vẹo nhưng rồi càng cố gắng sẽ càng bước vững dần lên. Hãy từ từ thỏa hiệp với chính mình và biết cách yêu người không hoàn hảo theo 1 cách hoàn hảo.
Để bố nói cho con nghe, mỗi cuộc hôn nhân luôn được chia thành 2 phần: Nửa đầu và nửa sau. Khi con còn trẻ, đó là nửa đầu. Trong giai đoạn này, chủ yếu là “chiến đấu”. Con phải chuẩn bị cho mình 1 sức khỏe tốt và bộ não “thép”. Con sẽ phải “chiến đấu” với cơm áo gạo tiền, đồng nghiệp, sếp, bố mẹ chồng, các cô ả vây quanh chồng mình và thậm chí cả những đứa trẻ bướng bỉnh mà con dứt ruột đẻ ra.
Tại sao bố lại gọi nó là chiến đấu bởi nó đòi hỏi sự khéo léo, quyết đoán, căng thẳng có khi là đầy tính chiến thuật. Không ai lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió”, song song với niềm vui là những nỗi buồn, tương thích với thất bại là thành công. Đừng vội bỏ cuộc bởi con chỉ mới đang là cô gái non nớt mang bao công sức để trồng cây và sắp đến ngày được ăn quả.
Bước vào tuổi trung niên chính là nửa sau. Giai đoạn này con vẫn chưa được nghỉ ngơi đâu, con vẫn phải “chiến đấu” nhưng là chiến đấu với bệnh tật, tuổi già ập đến. Tình yêu cũng phai mờ dần thành tình nghĩa. Sự thâm trầm, trải nghiệm hơn nửa đời người sẽ cho con rất nhiều thứ giá trị. Nhưng để đến được nửa sau thì con phải trải qua nửa đầu, với 1 sức khỏe không bao giờ “đầu hàng” và gục ngã. Vị của “quả chín” không chỉ ngọt thơm mà còn lấp lánh những giọt mồ hôi cùng sự nỗ lực của người vun trồng đấy con gái ạ!
03
Có 1 điều bố cũng muốn nhắc nhở con, bất kể người bình thường nào trên thế giới này cũng có những khoảnh khắc cô đơn và tuyệt vọng. Cô đơn trong chính căn nhà mình ở, cô đơn khi đang chung sống cùng người bạn đời, cô đơn giữa dòng đời quá hối hả và tấp nập. Tuyệt vọng trong công việc, tuyệt vọng khi hiện tại đã cố gắng mà chẳng nhìn thấy tương lai, tuyệt vọng vì càng cố níu giữ, tình cảm lại càng xa tầm tay mình…
Con có biết có những cụ ông, cụ bà 80 tuổi vẫn khao khát được sống và được yêu 1 lần nữa không? Là thứ tình yêu của tuổi già, là những mong mỏi và muốn được sống 1 cách ý nghĩa sau hàng loạt cô đơn và chuỗi ngày tuyệt vọng. Nên đừng than trách nếu có ngày con rơi vào trạng thái ấy, nó bình thường như cơm ăn, áo mặc hàng ngày vậy con gái ạ. Học cách vượt qua để không có những hối hận muộn màng ở tuổi sắp sang bên kia thế giới.
Hôn nhân có những thú vị và khó khăn riêng của nó. Người có ý chí mạnh mẽ vượt qua được “thử thách” thì cảm thấy “trò chơi” này tuyệt vời. Người dễ nản lòng thì sớm bỏ cuộc giữa chừng và đánh giá nó vô bổ, mất thời gian.
Về bản chất, hôn nhân đẹp hay xấu, màu hồng hay màu đen là do người trong cuộc quyết định. Bố chỉ muốn nhắc nhở con ghi nhớ vài điều, thỏa hiệp không phải thừa nhận bản thân thất bại. Đó là sự khôn ngoan và hiểu biết. Bao dung không phải là nhu nhược, hèn nhát. Đó là sự can đảm khi vượt qua chính mình.
Chúc con gái bố có 1 chặng đường phía trước như ý và thành công trong công cuộc chinh phục thứ “trí tuệ hôn nhân”.
Hạnh phúc khi được mẹ chồng yêu thương
Tôi vừa ức, vừa xấu hổ. Chẳng biết mẹ tôi định ôm nỗi hận thù ấy đến bao giờ.
Nhiều người sẽ không tin những gì tôi nói. Bởi không một người mẹ nào muốn con gái mình phải chịu khổ. Vậy mà mẹ tôi lại khác. So với mẹ chồng, bà thậm chí còn không đối tốt với tôi bằng một nửa.
Tôi sinh ra mà không biết mặt cha mình. Bởi khi biết mẹ mang thai, bố tôi đã nhẫn tâm rũ bỏ. Mẹ tôi khi ấy đang là một cô gái có tương lai sáng lạn. Vì có thai và không chịu nổi sự gièm pha của mọi người, bà bỏ học rồi rời xa quê hương để đến một nơi khác sinh sống.
Dù đã cố gắng giữ lại con nhưng mẹ vẫn xem tôi như "sao chổi". Ngày còn bé, bà dạy tôi bằng đòn roi và những câu nói như xát muối vào tim. Mẹ chưa bao giờ nhẹ nhàng với tôi, mặc dù tôi là đứa con gái duy nhất của bà.
Suốt những năm tháng sống cùng mẹ, tôi chưa bao giờ biết tình cảm mẹ con. Cho đến khi về nhà chồng, tôi mới thấy mình được đối xử tốt. Mẹ chồng tôi rất hiền lành, bà không có điều kiện kinh tế nhưng lại hết lòng với các con.
Khi đã hiểu ra vấn đề, mẹ chồng rớt nước mắt nói: "Con về ở với mẹ đi. Khó khăn gì cũng vượt qua được". (Ảnh minh họa)
Khi tôi về làm dâu, mẹ chồng đã cầm tay chỉ việc, không bao giờ bà quát tháo hay thái độ. Biết quá khứ mà tôi đã từng trải qua, bà còn thông cảm và nói sẽ cố gắng để là một người mẹ tốt trong mắt tôi. Đáng lẽ ra sinh con xong, tôi vẫn ở nhà chồng để dưỡng sức. Nhưng đợt này nhà tôi sửa nhà, thợ ra vào rất ồn ào. Vì thế mẹ con tôi đành phải về nhà ngoại tá túc một thời gian.
Trước mặt thông gia, mẹ tôi niềm nở đón con gái và cháu ngoại về. Vậy mà sau lưng, bà tính toán chi li từng chút một. Mua cho cháu hộp sữa bột, mẹ tôi cũng ghi vào, khi nào tôi có tiền thì trả. Vậy đấy, những người khác họ thường chăm sóc con gái rất chu đáo. Còn mẹ tôi, con đẻ được 10 ngày đã phải dậy làm việc nhà.
Đợt này trời bắt đầu nóng, tôi muốn lắp điều hòa nhưng bà tiếc tiền điện nên nhất quyết không chịu. Cháu đẻ chưa được một tháng, vậy mà suốt ngày bà bế ra ngoài vỉa hè hóng mát. Hôm vừa rồi mẹ chồng tôi sang chơi, thấy thông gia bế cháu ngoài sân, bà hốt hoảng vào hỏi tôi có chuyện gì.
Khi đã hiểu ra vấn đề, mẹ chồng rớt nước mắt nói: "Con về ở với mẹ đi. Khó khăn gì cũng vượt qua được". Sau khi nghĩ kỹ, tôi đã nói chuyện với mẹ đẻ để về sống cùng mẹ chồng. Mẹ tôi không đồng ý, còn thẳng thừng nói lý do. Bà sợ hàng xóm dị nghị con gái về ở cữ vài hôm đã đi, sợ mang tiếng nên nhất quyết không cho tôi về nhà chồng.
Tôi không muốn bỏ đi để rồi tình cảm mẹ con rạn nứt. Có điều cứ thế này, tôi sợ mình sẽ bị trầm cảm mất. Mọi người có thể cho tôi lời khuyên được không, phải nói như thế nào để mẹ tôi chịu thông cảm và vui vẻ để con gái đi đây?
(Xin giấu tên)
T.T.H.N
Chồng đồng ý lo hương khói bố mẹ vợ với điều kiện khó tin Chồng tôi nhận trách nhiệm nhưng lại đòi hỏi quyền lợi cá nhân sòng phẳng. Anh bảo, vợ chồng tôi lo hương khói thì phải được hưởng căn nhà mà bố mẹ đang ở. Đọc bài viết Có nhà riêng, vợ muốn đưa bố mẹ đẻ về thờ cúng tôi bỗng thấy lo lắng hơn khi nghĩ đến chuyện gia đình mình. Bố...