Lời tâm sự của bố chồng lúc lâm chung khiến tôi khó nghĩ
Khi mở ra tôi giật mình khi thấy có tới hơn 20 bìa tiết kiệm với trị giá tới hơn 1 tỷ đồng mà ông tích cóp suốt cả một cuộc đời.
Cho đến ngày hôm nay, bố chồng tôi đã ra đi về thế giới bên kia được nửa tháng. Nửa tháng trôi qua mà sao tôi vẫn ngỡ như ngày hôm qua, từng câu nói, từng cử chỉ, ánh mắt của bố chồng giờ vẫn in đậm trong tôi.
Mọi lời bố nói, những bí mật, những câu chuyện thực quá bất ngờ với tôi…
Tôi lấy chồng mới được hơn 1 năm. Mẹ chồng tôi mất sớm nên mọi quyết định trong nhà hầu hết đều do bố chồng tôi quyết định. Thú thực từ ngày yêu chồng tôi cho đến ngày về nhà anh làm dâu, tôi không mấy thiện cảm với bố.
Mắt tôi nhòa đi theo từng lời thều thào, khó nhọc của bố chồng trước giờ phút lâm chung. Trời ơi, thế mà lâu nay tôi vẫn hiểu sai về bố. Ảnh minh họa.
Dù tôi chẳng có điều gì khiến bố chồng chê trách và tôi luôn cởi mở, thân mật, sẻ chia mọi việc trong nhà nhưng không hiểu sao bố chồng tôi chẳng bao giờ coi tôi là con cái trong nhà.
Mỗi ngày có bữa cơm tối chung, ông chỉ đáp mỗi lời tôi mời cơm, còn lại cả bữa ông chẳng nói câu nói. Khi tôi hỏi ý kiến về chuyện này hay chuyện khác ông cũng chỉ đáp lại hoặc là có hoặc là không, chứ không thêm một lời nào.
Nhiều lúc cố tình gợi chuyện với bố nhưng tôi có cảm giác như ông tiếc lời khi trò chuyện với tôi.
Và cũng không chỉ với tôi, với chồng tôi ông gần như cũng chẳng mấy khi trò chuyện. Ông chẳng bao giờ hỏi ý kiến chồng tôi lấy một lời trong tất cả mọi việc. Nhiều khi chồng tôi tha thiết đề nghị chuyện này chuyện khác thì ông cũng chỉ một câu: ‘Thôi khỏi nói nhiều’.
Thêm nữa, tôi cũng cảm thấy lạ trước sự sòng phẳng quá mức của ông. Ông bảo giờ vợ chồng tôi làm chủ gia đình nên phải tự lo mọi việc, tự chủ mọi chi tiêu, hàng tháng ông chỉ đóng góp đúng tiền ăn là 300.000 đồng.
Còn lại bất kể khoản tiền sinh hoạt nào có nhờ ông cũng không đóng giúp. Nhà tôi từng có tháng bị cắt điện chỉ vì vợ chồng đi làm về muộn, quá giờ người thu tiền điện đến.
Bố chồng tôi ở nhà nhưng ông tuyệt nhiên không đóng giúp vì theo quan điểm của ông là ‘việc ai người đấy lo’.
Video đang HOT
Có hôm nửa đêm đưa chồng tôi đi viện, trong tay chỉ có hơn triệu đồng, tôi hỏi vay bố chồng nhưng đáp lại chỉ là câu: ‘Tôi không có’ dù lúc chiều tôi vừa thấy ông đi lĩnh lương về.
Tôi chỉ ước giá như trước đây, tôi sớm nhận ra đằng sau sự độc đoán, kỳ quặc của bố chồng là lòng tốt, luôn nghĩ về tương lai con cháu. Ảnh minh họa.
Mọi việc cứ trôi đi như vậy. Tôi luôn nghĩ người già khó tính hơn nữa tôi nghĩ dẫu gì bố chồng cũng không phải người dứt ruột sinh ra nên đôi lúc tôi thông cảm với cái sự dửng dưng của ông.
Tôi chấp nhận sự ghẻ lạnh của ông như một sự đương nhiên và cố gắng làm tròn phận của một con dâu.
Ấy vậy nên ngày ông lâm bệnh ung thư, vào đêm lâm chung khi nghe ông nói muốn nói chuyện riêng với tôi, tôi đã hết sức bất ngờ. Thậm chí khi ông nắm chặt tay tôi và 2 dòng nước chảy dài trên má, tôi đã nghĩ ông lẩn thẩn và không còn minh mẫn nữa mới vậy.
Nhưng hóa ra tôi đã nhầm. Đêm đó tôi đã khóc, ướt đẫm chiếc gối tựa khi quỳ bên giường bố chồng. Ông bảo ông chỉ có 1 người con trai duy nhất là chồng tôi và chỉ có 1 người con dâu duy nhất là tôi.
Nhưng ông thực sự chỉ tin cậy được vào tôi, ông tin tôi sẽ là người mang lại phúc đức cho gia đình nhà chồng.
Tôi bất ngờ hơn nữa, khi ông còn trao cho tôi một kẹp hồ sơ chất đống giấy tờ. Khi mở ra tôi giật mình khi thấy có tới hơn 20 bìa tiết kiệm với trị giá tổng cộng lên tới hơn 1 tỷ đồng mà ông tích cóp suốt cả một cuộc đời.
Kèm đó là một tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ngôi nhà rộng 200m vuông chúng tôi đang ở.
Đặc biệt, tôi không tin vào mắt mình khi thấy chỉ có riêng tên tôi trong tờ giấy bố chồng viết trao tặng lại toàn bộ quyền sử dụng đất và sổ tiết kiệm.
Ông bảo ông không muốn đưa tên chồng tôi vào danh sách người được tặng sổ tiết kiệm và sổ đỏ vì ông không muốn làm khó tôi.
Qua câu chuyện của ông tôi còn bất ngờ hơn nữa khi biết rằng hóa ra trước đây chồng tôi từng phá gia chi tử, từng chơi bời, nợ nần đến mức ông phải bán cả một mảnh đất để trả nợ cho.
Thời sinh viên chồng tôi từng khiến ông đau lòng khi nhiều lần phải muối mặt đi vay tiền trả nợ cho thú đỏ đen của con trai. Đây chính là lý do ông không đưa tên chồng tôi vào giấy trao tặng tiền tiết kiệm và sổ đỏ.
Ông cũng bảo sở dĩ lâu nay ông luôn tỏ ra lạnh lùng và khắt khe với tôi vì ông muốn thử lòng tôi. Ông cũng cảm ơn tôi vì đã luôn có thái độ lễ phép, cư xử đúng mức trước những hành động kỳ cục, khó chịu của ông.
Mắt tôi nhòa đi theo từng lời thều thào, khó nhọc của bố chồng trước giờ phút lâm chung. Trời ơi, thế mà lâu nay tôi vẫn hiểu sai về bố.
Tôi chỉ ước giá như trước đây, tôi sớm nhận ra đằng sau sự độc đoán, kỳ quặc của bố chồng là lòng tốt, luôn nghĩ về tương lai con cháu.
Nhưng những lời căn dặn của bố chồng cũng như sự ưu ái của ông dành cho tôi lại khiến tôi khó nghĩ. Tôi nên xử lý sao với món tiền và sổ đỏ mà bố chồng thừa kế lại đây? Tôi nên làm gì để không mất lòng chồng?
Theo Người Đưa Tin
Cụ bà cắt nát 22 tỉ đồng trước lúc lâm chung vì giận người thừa kế
Vài ngày trước khi mất, cụ bà người Áo đã cắt vụn gần 1 triệu Euro (khoảng 22 tỉ đồng) tiền tiết kiệm vì không muốn con cháu được thừa kế.
Tin tức từ Mirror cho hay, cụ bà cắt vụn số tiền gần 22 tỉ đồng là người Áo, 85 tuổi.
Cụ bà này vì không muốn số tiền cụ tiết kiệm cả đời được thừa kế lại cho người thân, họ hàng nên đã cắt vụn một vài ngày trước khi chết.
Những đồng tiền bị cụ bà cắt.
Và vào hôm 6/11, sau khi cụ bà qua đời, người thân phát hiện cả 1 gia tài của cụ bà, gồm 950.000 euro (khoảng 1,1 triệu USD) và sổ tiết kiệm bị cụ bà cắt tan nát vứt tung tóe trên giường của bà cụ ở viện dưỡng lão tại Vienna.
Những đồng euro bị cụ bà cắt nát đều có mệnh giá lớn như 100 hay 500 euro.
Công tố viên nhà nước Erich Habitzl nói số tiền bị phá hủy là tài sản cá nhân của bà cụ nên không xử lý hình sự vụ việc hay tiến hành điều tra. Ông cũng nói thêm không thể giúp gì cho thân nhân bà cụ.
Nhưng may thay, Ngân hàng trung ương Áo (OeNB) tuyên bố sẽ đổi lại số tiền bị cắt vụn nếu có đủ chứng cứ. "Nếu những người thừa kế có thể chuyển giao các mảnh vụn và chứng minh nguồn gốc số tiền thì chúng tôi sẽ đổi lại", ông Friedrich Hammerschmidt, phó giám đốc bộ phân thanh toán của ngân hàng OeNB cho biết.
Cụ bà những ngày ở viện dưỡng lão.
Tuy nhiên, cho đến nay lý do chính xác khiến cụ bà hủy hoại tài sản thừa kế vẫn còn bỏ ngỏ.
Đây không phải là trường hợp hiếm hoi, cụ già cắt nát số tiền tiết kiệm cả đời.
Trước đó, một cụ ông người Trung Quốc đã băm nát số tiền tiết kiệm cả đời người là 47,600 nhân dân tệ tương đương với hơn 160 triệu đồng.
Tuy nhiên, cụ ông người Tứ Xuyên, Trung Quốc này bị mắc chứng bệnh tâm thần khá lâu. Và khi căn bệnh tái phát cụ ông đã mang toàn bộ số tiền tiết kiệm được và băm. Chỉ cho đến khi tỉnh bệnh cụ ông mới tỏ ra đau khổ vì đã phá đi tòa bộ "gia tài" của mình.
Nhân viên ngân hàng đã mất nhiều ngày để phân loại các mảnh tiền và ghép chúng lại.
Ở Đan Mạch cũng từng xảy ra trường hợp tương tự. Vì không muốn gia đình bất hòa, con cháu tranh cãi chuyện thừa kế khoản tiền khổng lồ, một cụ ông cũng đốt sạch tiền tiết kiệm và tiêu hủy các tờ chứng nhận gửi tiền trong nỗ lực xóa sạch tài sản.
Ngọc Anh (Theo Mirror, DailyMail)
Theo_Người Đưa Tin
Ghê tởm trước sự thật từ lá thư vợ đã viết trước lúc lâm chung Khi phát hiện ra bức thư bí mật của vợ, tôi mới hay rằng bao năm qua mình đã sống trong sự giả dối đáng ghê tởm. Tôi đã kiên trì theo đuổi vợ mình trong suốt nhiều năm, dù biết xung quanh cô ấy có đầy rẫy những gã đàn ông bóng bẩy và thành đạt khác. Để rồi, cuối cùng tôi...