Lời sau cùng trước tòa, siêu lừa hàng trăm tỷ đồng nói gì?
Nói lời sau cùng tại phiên tòa, siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành chấp nhận mọi hình phạt của tòa án.
Bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành mong Hội đồng xét xử xem xét đến hoàn cảnh của các bị cáo khác vì tin tưởng bị cáo mà phạm tội.
Trong khi đó, nhiều bị cáo là cựu cán bộ ngân hàng mong được chết để không làm khổ gia đình.
Sau nhiều ngày mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành (SN 1984, trú tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền hơn 433 tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB), Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) và Ngân hàng TMCP Đại Chúng (PVComBank) cùng một số cá nhân, chiều 20/3, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội thông báo kết thúc phần tranh luận. Trước khi Hội đồng xét xử nghị án, các bị cáo được quyền nói lời sau cùng.
Liên quan đến hành vi phạm tội của Nguyễn Thị Hà Thành còn có 25 bị cáo, trong đó có 17 bị cáo từng là cán bộ, nhân viên ngân hàng bị truy tố về các tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự” và “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng” .
Nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành trình bày: “Bị cáo đã bị giam hơn 1.500 ngày, suốt thời gian đó mong chờ ngày đứng trước Hội đồng xét xử và bị hại, người liên quan để gửi lời xin lỗi tất cả mọi người. Bị cáo thực sự áy náy vì lỗi của mình nên hình phạt thế nào bị cáo cũng chấp nhận. Bị cáo mong Hội đồng xét xử xem xét đến hoàn cảnh của các bị cáo khác vì họ tin tưởng bị cáo nên đã phạm tội”.
Bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành (đứng) và đồng phạm tại phiên tòa.
Bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành bị đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng, Hà Thành nhờ nhiều người đưa mình sổ tiết kiệm hoặc đứng tên đồng sở hữu tiền tiết kiệm tại các ngân hàng trên. Cô ta sau đó giả chữ ký của họ, thế chấp sổ tiết kiệm cho các khoản vay của mình. Những chủ sổ tiết kiệm hoặc đồng sở hữu không biết việc này. Nhóm 17 nhân viên ngân hàng giúp sức cho Thành bị truy tố về hành vi lừa đảo hoặc vi phạm quy định hoạt động của ngân hàng.
Đến lượt mình, bị cáo Nguyễn Thị Thu Hương (cựu nhân viên VAB) vừa khóc vừa nói: “Bị cáo đứng đây ngày hôm nay và chờ đợi hai năm rưỡi để kêu oan. Suốt thời gian đó, nhiều lần bị cáo mong có thể ngủ một giấc và sáng sau không dậy nữa”. Bị cáo Hương bị đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt từ 14 đến 16 năm tù vì đồng phạm với bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng” .
Khi nói lời sau cùng, bị cáo Lê Thị Hiên (cựu nhân viên VAB) phân trần, bị cáo chỉ thử việc ở ngân hàng 5 tháng, nhưng hiện phải đánh đổi bằng 5 năm và “Nhiều lúc bị cáo chỉ muốn chết đi cho bố mẹ đỡ khổ”. Các bị cáo khác khi nói lời sau cùng cũng dùng những từ mạnh như: “Chết cho đỡ ảnh hưởng gia đình”. Lý do được các bị cáo giải thích vì tin tưởng bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành, hoặc thiếu hiểu biết pháp luật nên dẫn tới hành vi phạm tội.
Như Báo CAND đã phản ánh, Nguyễn Thị Hà Thành và Nguyễn Thanh Tùng (đồng sở hữu Công ty Eurocell Việt Nam) quen biết nhau. Năm 2017, công ty đã dừng hoạt động, nhưng Tùng vẫn giữ con dấu, hồ sơ công ty. Sau đó, Nguyễn Thị Hà Thành và Nguyễn Thanh Tùng sử dụng pháp nhân này để vay tiền của các ngân hàng.
Video đang HOT
Ngoài ra, Nguyễn Thị Hà Thành muốn có vốn đầu tư kinh doanh nên vay những người có tiền với lãi suất cao, hoặc đề nghị đối phương gửi tiền tiết kiệm đồng sở hữu vào các ngân hàng. Sau đó, Nguyễn Thị Hà Thành đề nghị đồng sở hữu đưa sổ tiết kiệm cho mình quản lý.
Tại VAB, Nguyễn Thị Hà Thành trực tiếp bàn với Nguyễn Thị Thu Hương, được sự giúp sức của Quản Trọng Đức và một số cựu cán bộ ngân hàng, giả mạo chữ ký của các đồng sở hữu trên giấy đề nghị vay vốn, kiêm hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng thế chấp số dư tiền gửi… Qua đó, bị cáo chiếm đoạt của VAB gần 274 tỷ đồng và 63 tỷ đồng của các cá nhân.
Tại NCB, Nguyễn Thị Hà Thành vay của ông Đặng Nghĩa Toàn (khách hàng gửi tiền) hàng chục tỷ đồng bằng hình thức yêu cầu ông này gửi tiền tiết kiệm rồi đưa sổ cho bị cáo giữ. Sau đó, Nguyễn Thị Hà Thành thông qua Nguyễn Thị Thu Hương, làm việc với Nguyễn Hồng Trung và Bùi Văn Tuấn để làm thủ tục vay tiền.
Sau đó, Nguyễn Thị Hà Thành sau đó cấu kết với đồng phạm, lợi dụng sự thiếu trách nhiệm của nhân viên tổ chức tín dụng, ký giả chữ ký của vợ chồng ông Đặng Nghĩa Toàn để cầm cố sổ tiết kiệm vay 47,5 tỷ đồng của NCB.
Tại PVComBank, Nguyễn Thị Hà Thành vay tiền bằng hình thức yêu cầu vợ chồng ông Toàn gửi tiết kiệm 52 tỷ đồng. Sau đó, Nguyễn Thị Hà Thành và Nguyễn Thanh Tùng giả chữ ký, lăn giả dấu vân tay của vợ chồng ông Đặng Nghĩa Toàn trong hợp đồng cầm cố tiền gửi, lợi dụng sự thiếu trách nhiệm của một số nhân viên ngân hàng, Nguyễn Thị Hà Thành và các bị cáo khác đã chiếm đoạt của PVComBank 49,4 tỷ đồng.
Sau khi các bị cáo nói lời sau cùng, chủ tọa phiên tòa thông báo, phiên tòa sẽ nghị án kéo dài và tuyên án vào sáng 24/3.
'Siêu lừa' 433 tỉ đồng: Ai sẽ trả tiền cho 'đại gia'?
"Đại gia" muốn các ngân hàng trả lại hàng trăm tỉ đồng tiền gửi tiết kiệm cho mình, nhưng đại diện ngân hàng lại cho rằng nghĩa vụ này thuộc về "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành.
Chiều 18.3, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử " siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành cùng 25 đồng phạm trong vụ lừa đảo chiếm đoạt 433 tỉ đồng của các cá nhân và ngân hàng.
Hội đồng xét xử (HĐXX) dành thời gian cho luật sư, đại diện ngân hàng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tranh luận về vấn đề trách nhiệm dân sự.
Phiên tòa xét xử vụ "siêu lừa" 433 tỉ đồng
PHÚC BÌNH
Trước đó, trong bản luận tội, đại diện viện kiểm sát đề nghị tuyên phạt "siêu lừa" Hà Thành mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị cáo Thành còn phải bồi thường cho VietABank 249 tỉ đồng, NCB 47,5 tỉ đồng và PVcomBank 49,4 tỉ đồng.
Riêng với số tiền 122 tỉ đồng của ông Đặng Nghĩa Toàn (trú tại Hà Nội) có trong sổ tiết kiệm, cơ quan công tố đề nghị các ngân hàng tiếp tục giữ lại để giải quyết việc vay mượn giữa các bên.
Đề nghị trả hồ sơ vì không muốn làm bị hại
Trình bày tại tòa, luật sư của 3 ngân hàng đều chung quan điểm khi cho rằng "siêu lừa" Hà Thành đã thừa nhận quan hệ vay tiền với "đại gia" Đặng Nghĩa Toàn. Bị cáo này cũng nhiều lần hứa hẹn sẽ trả nợ cho các đồng sở hữu tại 3 ngân hàng.
Luật sư của PVcomBank nhận định việc vay tiền giữa bị cáo Thành và những người cho vay là quan hệ dân sự, được xác lập bằng lời nói. Các ngân hàng chỉ là công cụ đảm bảo cho quan hệ dân sự này.
Thông qua ngân hàng, bị cáo Thành rút tiền vay từ vợ chồng ông Toàn và những người đồng sở hữu khác, do đó người phải trả tiền cho ông Toàn là bị cáo Thành chứ không phải ngân hàng.
Tương tự, luật sư của NCB cho rằng bị cáo Thành thừa nhận vay tiền của ông Toàn qua việc gửi tiền tiết kiệm, ngân hàng chỉ là công cụ, phương tiện để bà Thành vay. Ông Toàn đã "để mặc cho bị cáo Thành muốn làm gì thì làm".
Luật sư của VietABank thì khẳng định đây là mối quan hệ cho vay trả lãi cao giữa "siêu lừa" Hà Thành và các đồng sở hữu sổ tiết kiệm. Luật sư đề nghị HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung, xác định đúng tư cách tố tụng của ngân hàng này. Theo đó, bị hại phải là các đồng sở hữu.
Bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành tại tòa
PHÚC BÌNH
Quan điểm trên cũng được người đại diện của các ngân hàng đưa ra tại phiên tòa hôm 14.3. Những người này đề nghị HĐXX thay đổi tư cách tố tụng của ngân hàng từ bị hại sang người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Lý do, bản chất giao dịch giữa bị cáo Thành và vợ chồng ông Toàn là vay tiền trả lãi, Thành cố tình lừa dối vợ chồng ông này để chiếm dụng số tiền trong sổ tiết kiệm. Vì thế, nếu có tranh chấp, bị cáo Thành phải chịu trách nhiệm trả gốc và lãi cho vợ chồng ông Toàn theo thỏa thuận giữa hai bên.
"Đại gia" muốn ngân hàng trả tiền
Tham gia tranh luận, ông Đặng Nghĩa Toàn phản đối quan điểm của các ngân hàng, cho rằng không có chứng cứ nào cho thấy giữa ông và "siêu lừa" Hà Thành có quan hệ vay mượn tiền.
"Tôi đưa sổ cho Thành vì Thành dùng thủ đoạn gian dối, nói sẽ trả tôi tiền thưởng. Thành đã thừa nhận tất cả lời khai của mình là tự nguyện, không bị ai ép buộc", vị đại gia nói, đồng thời khẳng định chưa nhận một khoản tiền lãi nào từ phía bị cáo Thành.
Ông Đặng Nghĩa Toàn trình bày quan điểm
PHÚC BÌNH
Về quan điểm của viện kiểm sát khi đề nghị các ngân hàng giữ lại số tiền tiết kiệm 122 tỉ đồng để giải quyết vấn đề vay nợ, ông Toàn đề nghị HĐXX buộc 3 ngân hàng giải tỏa, trả lại tiền tiết kiệm cho vợ chồng mình theo đúng quy định.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho "đại gia", luật sư nêu nhận định vợ chồng ông Toàn không cho "siêu lừa" Hà Thành vay tiền, bị cáo Thành cũng không nhận tiền từ vợ chồng ông này.
Bằng chứng là việc khi muốn lấy tiền từ ngân hàng ra, bị cáo Thành đã giả chữ ký của vợ chồng ông Toàn trong hồ sơ vay vốn, câu kết với các nhân viên ngân hàng để chiếm đoạt tiền.
Trước đó, "siêu lừa" Hà Thành cho rằng trong quan hệ vay mượn tiền với các đồng sở hữu, bị cáo chỉ chậm trả nợ, không có ý định trốn nợ hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Với số tiền của ông Đặng Nghĩa Toàn, bị cáo Thành nói ngay từ đầu đã đặt vấn đề vay tiền của ông Toàn thông qua việc mượn sổ tiết kiệm. Bị cáo cho rằng ông Toàn có biết việc mình sẽ dùng các sổ tiết kiệm này để thế chấp vay vốn ngân hàng.
Bị cáo Thành còn nói đã trả ông Toàn 80 tỉ đồng, gồm 35 tỉ đồng tiền lãi và 45 tỉ đồng tiền gốc. Trong đó, tiền lãi được trả 2 lần, đều bằng tiền mặt, không viết giấy xác nhận.
Ngược lại, ông Toàn bác bỏ, khẳng định không cho bị cáo Thành vay tiền. Ông chấp nhận đưa sổ tiết kiệm cho bị cáo Thành là bởi ham tiền thưởng, và thực tế chưa hề nhận 80 tỉ đồng như "siêu lừa" khai.
Viện Kiểm sát đề nghị mức án chung thân với "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành Bị cáo buộc lừa đảo, chiếm đoạt số tiền hơn 433 tỷ đồng của 3 ngân hàng và nhiều cá nhân, Viện Kiểm sát đã đề nghị mức án chung thân đối với bị cáo này. Sáng 16/3, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phiên xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản...