Lỗi sai cơ bản khi cắt móng có thể khiến móng mọc ngược, gây viêm nhiễm cực kỳ đau đớn
Cắt móng chân, móng tay để giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, rất nhiều người không chú ý đến cắt móng như thế nào là đúng nên cắt sai cách, gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Móng chân, móng tay trông nhỏ nhưng có cấu trúc rất phức tạp. Nói một cách đơn giản, nó có thể được chia làm 3 phần: Bản móng: là phần ngoài, cứng nhất, có thể nhìn thấy được của móng; Giường móng: là phần mô mềm bên dưới bản móng, có chứa nhiều mạch máu nhỏ; Mầm móng: là phần “rễ” của bản móng, có nhiệm vụ phát triển móng không ngừng, thường không thấy rõ trên bề mặt.
Nhiều người thường cắt móng rất sâu, thậm chí cắt sát tận vào da thịt. Cách cắt móng như vậy là sai. Điều này có thể khiến bạn rất dễ cắt vào da thịt, bị chảy máu, thậm chí có thể gây nên tình trạng móng mọc ngược.
Da thịt xung quanh móng có tính đàn hồi. Nếu móng luôn bị cắt quá ngắn, các mô da này sẽ phát triển và bao phủ lấy phần bản móng đã bị cắt. Khi móng tiếp tục phát triển, chúng không có chỗ để “vươn ra ngoài” nên sẽ trực tiếp đâm vào da thịt, gây đau đớn.
Khi rơi vào tình trạng này, nhiều người lại tiếp tục cắt móng mà vẫn tiếp tục cắt rất sâu, sát vào da thịt. Móng sau đó tiếp tục mọc lại đâm vào da thịt, rồi lại tiếp tục cắt sai cách, sẽ tạo nên một vòng luẩn quẩn.
Móng mọc ngược xảy ra ở cả nam và nữ, thường xảy ra ở móng chân nhiều hơn. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), hiện tượng này phổ biến hơn đối với những người hay bị ra mồ hôi chân, chẳng hạn như thanh thiếu niên.
Móng mọc ngược ở giai đoạn đầu chỉ khiến da bên cạnh móng mềm đi, sưng đỏ và cảm thấy đau khi có tác động. Nếu tình trạng nặng lên, nó sẽ khiến bạn bị nhiễm trùng, chảy máu, sưng có mủ.
Móng chân mọc ngược gây đau đớn, thậm chí có thể gây nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, móng mọc ngược chọc vào da thịt, khiến da bị rách, chảy máu, vi khuẩn sẽ có “cơ hội” thâm nhập vào sâu bên trong, gây ra nhiễm trùng. Từ đó hình thành bệnh viêm kẽ móng hay chín mé.
Video đang HOT
Chín mé sẽ khiến móng bị sưng, đỏ tấy, làm cứng móng. Không chỉ vậy nó có thể khiến móng bị biến dạng, hỏng móng hay thậm chí khiến phần bản móng tách ra khỏi giường móng và mầm móng.
Một số trường hợp hiếm hoi xảy ra, nó có thể gây nhiễm trùng huyết, gây nguy hiểm tính mạng. Bởi vậy, đừng xem cắt móng chân, móng tay là chuyện nhỏ. Chúng ta cần phải tạo thói quen cắt móng cho đúng, để không chỉ làm đẹp cho bản thân mà còn giữ gìn sức khỏe cơ thể.
Chín mé hay viêm kẽ móng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Lời khuyên cho việc cắt móng đúng cách
- Rửa sạch móng trước khi cắt: Có rất nhiều vi khuẩn tích tụ trên móng nên bạn cần rửa, ngâm móng trước khi cắt để tránh nhiễm trùng. Hơn nữa, việc rửa, ngâm móng trước khi cắt giúp móng mềm hơn, dễ cắt hơn.
- Giữ móng có độ dài vừa phải: Không nên cắt trọc móng, chiều dài của móng nên dài hơn đầu ngón tay một chút, ít nhất thấy một đường viền trắng của bản móng, khoảng 1mm.
- Nên cắt phần giữa của móng trước khi cắt chỉnh hai bên: Điều này giúp ta dễ dàng kiểm soát được độ dài của móng như thế nào là hợp lý, để tránh cắt móng quá sâu.
- Dũa móng sau khi cắt: Dũa móng giúp móng không bị sắc, bớt nhọn để tránh đâm vào da thịt.
- Rửa móng lại bằng nước sạch sau khi cắt, lấy khăn lau móng hoặc dùng tăm bông để lau hai bên cạnh móng.
- Không nên cắn móng tay: Điều này không chỉ không hợp vệ sinh mà nó có thể làm tổn thương đến đầu dây thần kinh, tăng độ mẫn cảm của móng, ảnh hưởng đến chức năng của giường móng, hình thành các vết sẹo.
Nguồn: Sohu, Healthline, MNT/Helino
Cận cảnh cắt nấm móng khiến nhiều người kinh hãi, tác hại khi không điều trị bệnh dứt điểm đáng sợ hơn bạn nghĩ
Những bức ảnh chụp cận ghi lại hậu quả đáng sợ khi bạn không điều trị nấm móng dứt điểm, để tình trạng bệnh kéo dài trong nhiều tháng.
Vệ sinh kém, người phụ nữ bị nấm móng dày vò đến nỗi phải đến viện nhờ bác sĩ đục khoét
Một người phụ nữ ở Tampa, Florida đã không điều trị dứt điểm tình trạng móng chân bị nhiễm nấm trong vòng hơn 1 năm, dẫn đến móng chân của cô mọc dài, dày và đổi màu bất thường.
Người phụ nữ không điều trị dứt điểm tình trạng móng chân bị nhiễm nấm trong vòng hơn 1 năm, dẫn đến móng chân của cô mọc dài, dày và đổi màu bất thường.
Móng ngón chân cái rất nhếch nhác, nó thậm chí còn che kín ngón chân bên cạnh. BS phẫu thuật hàng đầu Nguyễn Bình (phòng khám tư tại Mỹ) mô tả trông chúng giống như những chiếc mũ che chắn đủ cho cả ngón chân nhỏ. Bộ móng có chiều dài 4cm trông cực kỳ gớm ghiếc đến khó chịu.
Trước khi tiến hành chữa bệnh cho bệnh nhân, BS Bình lên tiếng trấn an bệnh nhân rằng cô đã đến đúng địa điểm. "Cô ấy không cắt móng chân trong vòng hơn 1 năm nên móng chân dài hơn bình thường, thêm hiện tượng nấm móng, mỗi ngón chân như có một chiếc mũ đội đầu", chuyên gia cho biết.
Cô ấy không cắt móng chân trong vòng hơn 1 năm nên móng chân dài hơn bình thường.
Vị chuyên gia này sau đó đã tiến hành chữa bệnh trên bàn chân của người phụ nữ, bắt đầu với việc cắt bỏ những chiếc móng chân quá dài so với quy định. Móng chân quá cứng nên phải sử dụng đến công đoạn đục khoét, người thực hiện phải giảm tốc độ, làm cẩn trọng từng li từng tí tránh làm bệnh nhân cảm thấy đau đớn.
Nấm móng muốn trị tận gốc mất nhiều thời gian và tiền bạc để chữa khỏi bệnh
Nấm móng, còn được gọi là nấm da là tình trạng nhiễm nấm phổ biến dẫn đến móng bị dày, giòn, dễ gãy, thường xảy ra ở những móng tay hoặc móng chân.
Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, nhiễm nấm móng xảy ra khi ngón chân ngón tay của bạn bị hạn chế trong một môi trường ấm áp và ẩm ướt. Nó cũng có thể xảy ra nếu bạn giữ chúng ẩm ướt trong một thời gian dài.
Triệu chứng ban đầu của nấm móng là những đốm trắng hoặc vàng xuất hiện dưới các đầu móng. Sau đó, bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám và có hằn sọc dọc, ngang. Chỗ tổn thương có màu vàng, nâu hoặc đen. Móng dễ bị mủn, gãy. Phía dưới móng có thể bị tổn thương, móng tróc. Lúc đầu, người bệnh chỉ bị một hoặc hai móng nhưng không được điều trị sẽ dần lan ra nhiều ngón.
Vì mất nhiều thời gian và tiền bạc để chữa bệnh nấm móng, chủ động phòng tránh nấm móng là việc nên làm.
Điều trị nhiễm nấm móng có thể là một quá trình lâu dài vì phải mất thời gian để chữa lành. Bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu nếu phát hiện mắc bệnh. Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc mỡ bôi ngoài da như butenafine hydrochloride, ketoconazole, clotrimazol, nitrat miconazol và thuốc uống như terbinafine, itraconazole và fluconazol để chống nhiễm trùng.
Vì mất nhiều thời gian và tiền bạc để chữa bệnh nấm móng, chủ động phòng tránh nấm móng là việc nên làm. Hãy chú ý chăm sóc tốt cho móng của bạn, bao gồm cả móng tay lẫn móng chân để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Ngoài ra, những cách khác để ngăn ngừa nhiễm nấm móng là: Mang găng tay cao su trong khi rửa dụng cụ hoặc lau chùi. Sử dụng thuốc xịt chống nấm hàng ngày. Làm khô bàn chân của bạn ngay lập tức sau khi bạn đã bước ra khỏi nước. Cắt sửa móng tay từ những tiệm uy tín. Tránh chân trần và đeo tất để giảm thiểu độ ẩm. Tránh sử dụng móng tay nhân tạo...
Theo afamily
Thói quen dụi mắt nguy hại như thế nào? Chúng ta thường dụi mắt vì thiếu ngủ hoặc loại bỏ bụi bẩn, chất kích thích... Tuy nhiên, thói quen dụi mắt thường xuyên có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực. Ảnh minh họa Mai Phương Nguồn: AumSum Time/Zing