Lời ru của cha
Sau ly hôn, những đứa trẻ đa phần theo mẹ, và số đông những ông bố thường có gia đình mới sau đó không lâu, có người lấy vợ gần như ngay lập tức. Có mới, liệu họ có “nới” cũ.
Hai người gặp nhau, yêu rồi cưới về ở cùng nhà, nắm tay nhau đi hết đoạn đường đời là điều mà cặp đôi nào cũng mong muốn và hy vọng. Nhưng đời đã sinh ra ấm áp đồng thời cũng sinh ra lạnh lẽo,có hạnh phúc lại có chia ly và bên cạnh những cuộc hôn nhân bền vữngvẫn có những gia đình chia tay, ly hôn.
Ly hôn,có nghĩa những mảnh vỡ gia đình văng ra những phía khác nhau, hai người lớn đau đớn, những đứa trẻ thiếu thốn, hẫng hụt. Những đứa trẻ đa phần theo mẹ, và số đông những ông bố thường có gia đình mới sau đó không lâu, có người lấy vợ gần như ngay lập tức. Có mới, liệu họ có”nới”cũ?
Ảnh minh họa.
Anh Danh có hai con trai. Vợ chồng ly tán do anh”cơi nới”bên ngoài,thái độ hung hăng và hành động ngược đời của cô bồ khiến vợ anh sợ con mình đụng dì ghẻ nên đòi nuôi hết.Ban đầu, trước mặt họ hàng hai bên, anh làm giấy cam kết mỗi tháng chu cấp cho hai con mười triệu đồng, một năm thêm hai chục triệu tiền sách vở áo quần tết nhất. Nhưng khi ra tòa, anh hạ mức chu cấp xuống theo mức tối thiểu là 3 triệu một người con, đã thế còn tháng có tháng không với lý do làm ăn khó khăn, tất nhiên là khoản sách vở áo quần kia cũng im tịt.
Dùng ngón chân nghĩ cũng biết một người đàn ông khi vứt bỏ gia đình theo phù phiếm thì gia đình chẳng còn chút giá trị nào, hai đứa con chẳng qua là hai con “tinh trùng thoát chết”, anh có thể có thêm vài đứa con nếu muốn. Chỉ tội chị vợ, quần quật kiếm tiền lo cho hai đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn giữa đất Sài gòn gạo châu củi quế. Mỗi lần nghe con hỏi sao lâu không thấy ba về thăm. Chị lại nuốt nước mắt mặn đắng, ứ nghẹn với câu trả lời không thoát ra khỏi miệng.
Video đang HOT
Anh Phát có một cậu con trai, anh vẫn chu cấp và thăm nom đều cho đến khi vợ cũ lấy chồng, sinh con.Anh không biết số tiền mình gửi con mình có được dùng hết không, hay mẹ nó lại tiêu dùng cho chồng mới và con mới?Anh chỉ là một anh công nhân quèn, kiếm tiền đâu dễ dàng gì. Thay vì nói chuyện trực tiếp, anh Phát tự giảm mức chu cấp với ý định sẽ cắt luôn vì chồng mới của vợ có điều kiện,”người ta làm công ty nước ngoài, có xe hơi thì để ý gì mấy triệu bạc của mình”. May cho anh, chưa kịp làm điều đó thì chồng mới của vợ cũ đã lên tiếng trước, anh thấy anh Phát khó khăn nên đề nghị được nuôi luôn cu Bin, tấtnhiên là anh thẳng thừng… từ chối với lý do con anh anh nuôi, anh vẫn sẽ gửi tiền hàng tháng dù số tiền đó chỉ đủ cho con ăn sáng.
Anh Hưng bạn tôi lấy cô vợ ít hơn mười bốn tuổi, khi con gái được hai tuổi thì họ chia tay do cô vợ không chịu được ông chồng già nua cả ngày trầm ngâm. Từ khi lấy chồng, vợ anh ở nhà luôn nên không có nghề nghiệp gì. Anh thu xếp nơi ăn chốn ở cho vợ cũ, mở một cửa tiệm cho vợ và hàng tháng vẫn chu cấp cho cả hai mẹ con. Tuần một lần anh đưa cả hai mẹ con đi chơi đâu đó hoặc ăn uống. Bạn bè biết chuyện nói anh dại, anh cười hiền, dù gì cũng có một đoạn thời gian là chồng là vợ. Mình lo cho cô ấy, cô ấy lo cho con mình, đi đâu mà thiệt.
Nhưng khi vợ cũ lấy chồng, anh vẫn giữ nguyên chu cấp và lịch thăm con. Bạn bè chọc anh nuôi cả vợ chồng vợ cũ, anh cũng chỉ cười. Tiền quan trọng thật nhưng tình mất đi khó tìm lại lắm. Con anh và con của vợ cũ nay đều gọi anh là ba, anh đến, hai đứa trẻ đều đeo bám hồ hởi, khi cho con đi chơi, anh cho cả hai đứa trẻ đi và đối xử như nhau. Người ngoài nhìn vào không phân biệt được đâu là con anh, đâu con người khác và tỏ ý thán phục, anh vẫn cười hiền:”Công lớn nhờ vợ chồng cô ấy khéo dạy con”, nhưng bạn bè biết, công ấy có cả phần anh, là sự quan tâmcủa anh với đám trẻ. Ngay với chồng cũ của vợ, anh coi như bạn bè, thi thoảng vẫn gọi điện hỏi thăm nhau.
Thiết nghĩ, ly hôn chẳng có gì nghiêm trọng, ly hôn không phải là chết, mà không chết thì còn rất nhiều cơ hội. Không hòa hợp thì chia tay, thời nay người ta đang cổ súy cho cách sống miễn mình thấy vui, thoải mái là được. Vâng, vui nhưng cũng nên nhìn quanh để thấy ai buồn, đừng vui một mình hóa ra ích kỷ. Gia đình ly tán, đáng thương nhất là những đứa trẻ, chúngcó tội gì phải gánh chịu sai lầm của người lớn. Chúng đã thiếu tình thương còn thiếu cả điều kiện để sinh hoạt, học tập, mặc cảm với chúng bạn, thua thiệt trong cuộc sống.
Ly hôn là chuyện của người lớn, còn yêu hay hết tình là đối với người lớn, xin đừng lôi đám trẻ vào cuộc, người lớn có sức đề kháng tốt còn đớn đau làm vậy, nói gì những đứa trẻ non nớt dại khờ. Xin hãy làm tròn bổn phận và trách nhiệm củađấng sinh thành, không được đầy cũng ráng lưng lưng…
Phạm Khánh Mai
Theo Báo Phụ nữ
Quả ngọt của người phụ nữ 25 năm nuôi 3 con riêng của chồng và bài học cho những người đàn ông trăng hoa
Ngày ấy ai cũng khuyên tôi không nên gánh thêm gánh nặng cho mình. Nhất là khi chồng tôi cũng chẳng màng đến các con nữa. Ông ta bỏ đi chỗ khác sống, tìm thú vui cho bản thân. Còn tôi thì ở vậy nuôi con, dù chẳng đứa nào là con ruột.
Chào mọi người. Tôi đang chuẩn bị đón những ngày Tết ý nghĩa nhất. Cuối cùng thì các con của tôi cũng đều trưởng thành và có gia đình hết rồi. Tôi cũng đã làm tròn nghĩa vụ của một người mẹ, dù chỉ là mẹ nuôi.
Cuộc đời tôi có cay đắng có ngọt bùi. Ngày ấy tôi lấy phải một người đàn ông trăng hoa lại vũ phu. Ông ta ra ngoài thì khéo miệng, còn về nhà lại hằn học với vợ. Lấy nhau 3 năm chưa có con, tôi bị chồng dằn hắt đủ điều. Đến năm thứ 5 của cuộc hôn nhân ấy, tôi phát hiện chồng có người tình bên ngoài.
Ngày ấy việc ly hôn không phổ biến như bây giờ. Tôi mang tâm lý sợ người đời dị nghị nên chẳng dám bỏ chồng. Hơn nữa bản thân cũng thấy có lỗi vì không làm nghĩa vụ của một người vợ. Thế là cứ vậy ngậm đắng nuốt cay. Mặc cho chồng sỉ vả hết lời.
Cô ấy nói mình mắc bạo bệnh, sau này khi mất đi, cô ấy hy vọng tôi có thể nuôi giúp 3 đứa con. Ảnh minh họa: Internet
Vợ chồng tôi sống với nhau không có hạnh phúc, đến năm thứ 7 thì có chuyện xảy ra. Người tình của chồng tôi đột nhiên tìm đến. Cô ấy nói mình mắc bạo bệnh, sau này khi mất đi, cô ấy hy vọng tôi có thể nuôi giúp 3 đứa con. Nghĩ cùng cảnh phụ nữ với nhau, tôi lại chẳng thể sinh con được. Tôi gật đầu hứa với cô ta.
Ngày ấy ai cũng khuyên tôi không nên gánh thêm gánh nặng cho mình. Nhất là khi chồng tôi cũng chẳng màng đến các con nữa. Ông ta bỏ đi chỗ khác sống, tìm thú vui cho bản thân. Còn tôi thì ở vậy nuôi con, dù chẳng đứa nào là con ruột.
25 năm nay, tôi một mình còm cõi nuôi các con. Cuộc sống trăm nghìn vất vả nhưng tôi chưa bao giờ than vãn. Các con của tôi cũng biết mẹ không phải mẹ ruột. Vậy mà chẳng đứa nào hỗn láo với mẹ. thậm chí chúng còn yêu thương mẹ hơn.
Ở đời có nhân quả. Mình cứ ăn ở tốt thì chẳng lo bị thua thiệt. Ảnh minh họa: Internet
Tôi nhớ lần đầu con trai cả lấy lương, thằng bé chạy về khoe với cả nhà và mua cho mẹ một chiếc áo rất đẹp. Sáng ngày mai, tôi lặng lẽ ra cửa hàng trả lại vì xót những đồng tiền mà con làm ra. Sau này biết chuyện, con cứ trách tôi mãi.
Mấy năm nay, tôi hết lo cưới xin cho đứa lớn lại đến đứa bé. Ngoảnh mặt lại cũng quá nửa đời người rồi. Nhiều người cứ bảo số tôi may mắn, ngày ấy vì nhận nuôi 3 đứa con nên bây giờ cuộc sống lên hương.
Tôi thì thấy khác. Ở đời có nhân quả. Mình cứ ăn ở tốt thì chẳng lo bị thua thiệt. Chồng tôi chẳng biết bây giờ đang ở phương nào. Chỉ hy vọng những ngày gần Tết thế này, ông ấy cũng có một gia đình để đi về.
Nguyễn Nhàn
Theo phunusuckhoe.vn
Là đàn ông, chiến thắng ai cũng được nhưng đừng cố hơn thua với vợ mình Đàn ông à, mỗi khi hai vợ chồng cãi nhau, khi cái tôi dâng lên đỉnh điểm, đàn ông hãy tự hỏi mình: "Chiến thắng vợ để làm gì?" Ảnh minh họa. Phụ nữ đi lấy chồng là thiệt thòi đủ đường... Phụ nữ, khi bước vào hôn nhân là một sự thay đổi lớn của cuộc đời, từ một cô gái tự...