Lối ra cho ‘cơ chế đặc thù’ cho các địa phương
Khi ràng buộc rõ trách nhiệm, chế tài thì cơ chế đặc thù chỉ dành cho những người có năng lực, có tài năng, dám nghĩ dám làm, có bản lĩnh chứ không phải là xin – cho.
Ngày 27-10, Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng, các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên-Huế.
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) đề nghị cần bổ sung trách nhiệm, chế tàivới người đứng đầu sau khi xin được cơ chế đặc thù. Ảnh: C.LUẬN
Đừng để mang tiếng “xin – cho”
Đa số đại biểu (ĐB) tán thành việc ban hành các nghị quyết nói trên nhưng bày tỏ một số băn khoăn về cơ chế đặc thù cho một số tỉnh, thành trong khung phát triển chung của quốc gia và trách nhiệm của các địa phương được trao cơ chế đặc thù.
ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng: Khát vọng phát triển đất nước cũng như câu chuyện đi tìm động lực tăng trưởng luôn là trăn trở của các cấp lãnh đạo, các chuyên gia và các tầng lớp nhân dân.
“Chúng ta luôn trân trọng những thành quả tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay và cần phải xác định nó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm, tình cảm giữa 63 tỉnh, thành anh em. Dù có hay không có cơ chế chính sách đặc thù mà trong đại dịch, tình quân dân, nghĩa đồng bào đã khắc họa sâu sắc ân tình này, khó ai có thể quên được” – ĐB Nhân nói.
Một số ĐB đề nghị phải ràng buộc trách nhiệm các địa phương với việc sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản.
ĐB Đàng Mỹ Hương (Ninh Thuận) đề nghị phải quy định về nguyên tắc vay với dư nợ vay mà bốn địa phương này được phép thực hiện. Quy định cơ chế chịu trách nhiệm của TP và các tỉnh, cam kết đảm bảo trả nợ vay và hiệu quả vốn vay.
“Phải có sản phẩm được đầu tư bằng vốn vay, sản phẩm đó phải thật sự mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội, có hiệu ứng lan tỏa cho kinh tế vùng và kinh tế quốc gia, tránh làm ảnh hưởng vượt trần nợ công của quốc gia” – ĐB Hương nói.
Một số ĐB quan tâm đến trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương được trao cơ chế đặc thù lần này. ĐB Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) đề nghị ngoài trách nhiệm của Chính phủ, bộ, ngành và cấp tỉnh thì các nghị quyết nên bổ sung trách nhiệm và chế tài người đứng đầu.
Video đang HOT
“Tôi cho rằng đây không chỉ là thách thức mà là cơ hội cho những người lãnh đạo, cho những người đứng đầu có năng lực, có tài năng, dám nghĩ dám làm. Có thêm chế tài người đứng đầu thì khẳng định với các tỉnh, TP còn lại rằng đây không phải là cơ chế xin – cho. Mà đây là phải có bản lĩnh thì mới dám xin cơ chế đặc thù. Ta phải khẳng định như vậy” – ĐB Hạ nói.
Cần có tiêu chí để áp dụng cơ chế đặc thù
Một số ĐB cho rằng chính sách đặc thù đã được áp dụng tại một số địa phương, do đó cần có rà soát, đánh giá, phân định cụ thể sự phát triển của các địa phương là do tác động của chính sách đặc thù hay dựa trên thế mạnh của địa phương.
Sau khi áp dụng chính sách đặc thù, địa phương có phát triển như kỳ vọng hay không sẽ đánh giá tính hiệu quả của cơ chế để điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp, không nên áp dụng dàn trải quá nhiều địa phương khi chưa có tổng kết, đánh giá.
ĐB Phạm Trọng Nhân và ĐB Bùi Xuân Thống (Đồng Nai) đều cho rằng cần đặt cơ chế, chính sách trong tổng thể nền kinh tế mà không phải từng tỉnh riêng lẻ.
ĐB Nhân cho hay trong 16 địa phương có kết dư điều tiết ngân sách về trung ương thì chỉ có Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng được trao cơ chế, chính sách đặc thù. Trong khi nguồn lực quốc gia còn thiếu và yếu, câu chuyện đi tìm động lực tăng trưởng mang ý nghĩa sống còn, nhất là khi đất nước trải qua đợt dịch nặng nề.
“Tại sao không trao cơ chế, chính sách đặc thù cho các địa phương đã phát triển để dễ dàng có thêm dư địa tăng trưởng” – ĐB Nhân đặt vấn đề.
ĐB Cầm Hà Trung (Phú Thọ) đề nghị cần xác định quan điểm, tiêu chí xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để giải quyết thỏa đáng, tránh cơ chế xin – cho, quyết định cảm tính.
Thậm chí như ĐB Đinh Thị Ngọc Dung (Hải Dương) còn đề nghị trong bối cảnh dịch COVID-19 và yêu cầu tập trung nguồn lực phục hồi kinh tế thì có thể xem xét, cân nhắc lùi thời điểm thông qua các chính sách đặc thù để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tập trung cho phục hồi kinh tế trong bối cảnh sống chung với dịch bệnh.
ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) đề nghị quan tâm đến nhóm địa phương có quyết tâm chính trị cao, đã có nghị quyết về địa phương phấn đấu đến năm 2025 tự cân đối về ngân sách, đến năm 2030 có thể điều tiết ngân sách cho trung ương. Đây là những địa phương rất cần có những chính sách đặc thù giúp rút ngắn thời gian tự cân đối ngân sách hoặc điều tiết ngân sách về trung ương.
“Ngân sách nhà nước dự báo sẽ khó khăn trong thời gian tới đây do ảnh hưởng của dịch bệnh. Do đó, việc điều tiết ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách là hết sức vất vả. “Tấm chăn” ngân sách nhà nước kéo bên này thì co lại phía bên kia, co lại bên kia thì bị kéo lại phía bên này” – ĐB Tạo nêu.
Đại biểu Quốc hội đề xuất "3 tại chỗ" để học sinh nghèo được đến trường
Theo các đại biểu Quốc hội, việc tìm giải pháp để học sinh được trở lại trường sớm nhất, nhanh nhất có thể là trách nhiệm của cả xã hội, cần sự vào cuộc quyết liệt của ngành Giáo dục, Y tế và của từng địa phương.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 26.10.
Được đi học trực tiếp là nhu cầu rất chính đáng của học sinh
Trao đổi với Lao Động bên hành lang Quốc hội, đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Nam) nhận định: Nước ta đã thay đổi phương châm phòng, chống dịch chuyển từ "Zero COVID" sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19, vừa phòng chống dịch, vừa khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội. Đây được xem là bước ngoặt về nhận thức và sự đúc kết kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kép.
Ông Hạ cho rằng, khi thực hiện "mục tiêu kép" thì sức khoẻ của con người vẫn là điều trên hết. Khi mở cửa lại nền kinh tế thì việc cho trẻ em đến trường là yêu cầu quan trọng để bố mẹ các em yên tâm làm việc, cuộc sống sớm trở lại bình thường mới.
Đại biểu Tạ Văn Hạ - đại biểu Quốc hội đoàn Quảng Nam.
Ông Hạ cũng phân tích, môi trường lớp học rất dễ lây lan, vì số lượng học sinh đông, ở nhiều nơi rồi nhiều người đưa đón... Nhưng phải làm sao cho các em đi học sớm nhất, để giảm bớt sang chấn tâm lý, tăng cường quan hệ xã hội, tương tác giữa thầy trò...
Để làm được điều này, đại biểu Hạ cho rằng, "chìa khóa" là vaccine, phải đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho trẻ em. Tới đây, Việt Nam phải chủ động được nguồn vaccine, có nghĩa là phải có vaccine "made in Vietnam".
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP.Hà Nội) cho rằng phải giải quyết tốt nhất để học sinh được đi học và được học trực tiếp tại trường, bởi nhu cầu đi học là nhu cầu rất chính đáng của các em.
"Mỗi một chúng ta đều phải có trách nhiệm để làm được điều đó cho các em. Hiện nay, học trực tuyến là giải pháp tình thế trong bối cảnh dịch bệnh, nhưng để hỏi "học có hiệu quả không?", tôi khẳng định là không thể bằng trực tiếp. Bên cạnh đó còn có những tác hại, có cái nhìn thấy và cũng có thứ chúng ta chưa thể nhìn thấy hết. Vì vậy, phải giải quyết tốt nhất để các em được đi học và được học trực tiếp tại trường"- đại biểu Trí nhấn mạnh.
Bộ Y tế phải thường xuyên cập nhật thông tin, địa phương cần quyết liệt
Hiện nay, vệc xác định thời điểm để học sinh trở lại trường vẫn là quyết định được các địa phương cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng, trong đó có Hà Nội.
Nêu quan điểm về việc này, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, để học sinh thủ đô sớm được trở lại trường thì cần sự phối hợp, quyết liệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, rồi đến chính quyền địa phương, của mỗi phụ huynh.
"Đầu tiên phải làm sao có được vaccine cho trẻ em. Phải xem loại vaccine nào có thể tiêm được cho trẻ em, có an toàn cho trẻ không? Để biết được điều này cần phải bám sát vào tiến bộ khoa học kỹ thuật quốc tế để cập nhật, chứ không duy ý chí là dành hay nhường vaccine của người lớn để tiêm cho trẻ em là được, mà cần có loại riêng, liều lượng riêng.
Bộ Y tế phải có trách nhiệm thường xuyên cập nhật thông tin về việc này, có hướng dẫn cụ thể. Chỗ nào có vaccine phù hợp thì phải đề xuất Chính phủ, tập trung nguồn lực để mua ngay, tiêm cho học sinh" - đại biểu Trí nhấn mạnh
Ngoài ra, theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, cần cố gắng hướng đến học trực tiếp nhưng phải tổ chức cho thật an toàn, an toàn ngay trong chính gia đình của học sinh.
"Như tôi, mỗi ngày đi làm về, các cháu chạy ra chào ông, nhưng tôi phải từ chối ngay, đi rửa tay, thay quần áo, rồi mới dám ra ôm lấy các cháu.
Tiếp theo là phải đảm bảo an toàn cho học sinh trên cung đường các em tới trường. Nếu gia đình có điều kiện, có ôtô riêng, xe máy riêng để chở các em đến trường thì rất tốt. Với những gia đình không có điều kiện, tôi đề xuất phương án "3 tại chỗ", tạo điều kiện cho các cháu được ăn, ở, học tập ngay tại trường"- đại biểu Trí đề xuất.
Ông cũng cho rằng, các nhà trường phải có cán bộ y tế, hằng ngày đo nhiệt độ, hướng dẫn học sinh những biện pháp an toàn. Ngoài ra, nếu học tập trung, thì nên hai tuần xét nghiệm PCR cho học sinh một lần. Việc xét nghiệm theo mẫu gộp sẽ giúp giảm chi phí.
"Ngành y tế tham gia quyết liệt, địa phương quyết liệt, rồi nhà trường cố gắng thì các cháu học sinh có thể đến trường. Chính phủ phải vào cuộc, cả xã hội phải vào cuộc để giúp học sinh được đi học an toàn và sớm nhất"- đại biểu Trí nhấn mạnh.
Đại biểu Quốc hội TPHCM nói về việc không được vượt qua "cơ chế đặc thù" Các đại biểu Quốc hội TPHCM đồng tình các chính sách, cơ chế đặc thù sẽ giúp từng địa phương phát huy thế mạnh để phát triển, đóng góp cho Trung ương. Tuy nhiên, việc thực hiện cần giám sát chặt chẽ. Ngày 22/10, đại biểu Quốc hội khóa XV tại các điểm cầu trên cả nước đã thảo luận tổ nội dung...