Lõi quả dứa có thể chống lại sự di căn của ung thư
Dùng quả dứa nướng với phèn chua để chữa sỏi thận là bài thuốc đơn giản nhiều người biết. Ngoài ra, dứa còn dùng để chữa huyết áp cao, tránh ung thư di căn.
Dứa rất giàu vitamin B1, B2, C, PP, Caroten, acid hữu cơ và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho… Đặc biệt, trong dứa có bromelin – một loại enzym giúp thủy phân protein thành các acid amin, có tác dụng tốt trong tiêu hóa.
Toàn bộ cây dứa từ lá, quả… đều có bromelin nhưng tập trung nhiều nhất trong lõi quả.
Y học hiện đại đã sử dụng bromelin của dứa để điều trị bệnh lý rối loạn tiêu hóa từ những năm 1963. Ngoài ra Bromelin làm tăng hệ miễn dịch, ức chế quá trình viêm, làm giảm phù nề và tụ huyết, giúp mau lành sẹo.
Gần đây nó còn được chứng minh có tác dụng làm giảm di căn của các bệnh ung thư, liều dùng 200-300 mg/kg thể trọng kết hợp với hóa trị liệu, hay xạ trị.
Y học cổ truyền và trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc sử dụng dứa như dùng rễ dứa làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu tiện khó; dùng dịch ép quả dứa chưa chín làm thuốc tẩy nhuận tràng, dùng nõn lá dứa non đem sắc uống (hoặc giã ép lấy nước) làm thuốc chữa sốt; quả dứa chín nướng cháy, gọt bỏ vỏ, mỗi ngày ăn 1 quả, ăn trong 4 ngày để chữa huyết áp cao…
Đặc biệt, lấy một quả dứa chín để nguyên vỏ, khoét ở cuống quả một lỗ nhỏ, lấy 7-8 g phèn chua giã nhỏ nhét vào, dùng thân dứa vừa khoét đậy lại, đem nướng trên than hồng (hoặc vùi vào lửa) cho cháy xém hết vỏ, thịt quả chín mềm, để nguội vắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống nước của 1 quả, sỏi thận sẽ bị bào mòn dần và tan hết, nếu sỏi nhỏ thì có thể tiểu tiện ra được.
Tuy nhiên, loại quả này cũng là nguyên nhân của nhiều vụ ngộ độc. Nguyên nhân là do vi nấm cực độc phát triển ở mắt dứa, nếu dứa bị dập nát, chúng sẽ có cơ hội thâm nhập sâu vào trong quả dứa.
Video đang HOT
Sau khi ăn dứa 30-60 phút, họ thấy khó chịu, mệt mỏi, ngứa khắp người, gãi xước da chảy máu vẫn ngứa, nổi mày đay; đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy; có thể có mạch nhanh nhỏ, khó thở, huyết áp hạ. Nếu ngộ độc nhẹ, khoảng 3 giờ sau, nạn nhân sẽ khỏi. Nếu nặng, nạn nhân khó thở, trụy tim mạch, mê man và tử vong.
Ngoài ra cũng cần lưu ý không nên ăn dứa tươi vào lúc đói, vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu cũng không nên ăn dứa do bromelin có khả năng làm tiêu fibrin dẫn đến khó cầm máu.
Để phòng ngừa tai biến trên, cần chọn dứa tươi và nguyên lành. Không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt, sau đó xát qua ít muối rồi rửa sạch mới bổ ra ăn. Và không ăn nhiều dứa khi đang đói.
Theo VNE
Những ngộ nhận về ung thư vú
Các nghiên cứu cho thấy ung thư vú là một trong những nỗi ám ảnh của phụ nữ. Healthcentral đã liệt kê một số thông tin bổ ích về căn bệnh này nhằm xóa tan nỗi lo của phụ nữ.
Phụ nữ cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phòng ngừa ung thư vú - Ảnh: Shutterstock
Ung thư vú là một bản án tử hình
Đại đa số phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú không có dấu hiệu của bệnh ung thư lan rộng vượt ra ngoài vú và các hạch bạch huyết gần đó. Hơn nữa, 80% phụ nữ ung thư vú được tiên liệu có thể sống không quá 5 năm, nhưng hầu hết đều sống lâu hơn con số dự đoán ấy.
Không cần thiết chụp hình vú cho đến khi 50 tuổi
Hầu hết các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ nên chiếu chụp tuyến vú hằng năm bắt đầu từ tuổi 40, hoặc sớm hơn nếu nghi ngờ có nguy cơ cao của bệnh ung thư vú. Mặc dù có một số tranh cãi xung quanh việc chụp tuyến vú, nhưng đó là công cụ sàng lọc tốt nhất có thể giúp phát hiện sớm căn bệnh quái ác này.
Chỉ những người có tiền sử gia đình mới được chẩn đoán
Mọi phụ nữ đều có một số nguy cơ phát triển ung thư vú. Khoảng 80% phụ nữ được chẩn đoán ung thư vú không có tiền sử gia đình về bệnh này.
Đó là do lỗi của bạn
Một số người tin rằng nguyên nhân gây ung thư vú là do ăn quá nhiều chất béo và không tập thể dục đủ. Mặc dù yếu tố lối sống có thể góp phần làm tăng nguy cơ, nhưng thực tế chưa ai biết chính xác những gì gây ra căn bệnh này.
Tất cả các phương pháp điều trị đều như nhau
Kế hoạch điều trị cho các bệnh nhân hoàn toàn không giống nhau mà tùy thuộc vào loại ung thư mà họ mắc phải, chẳng hạn: kích thước khối u, tuổi tác và giai đoạn phát triển. Một số phụ nữ cần phải phẫu thuật, xạ trị và hóa trị hằng tháng; trong khi đó, những người khác sẽ chỉ phẫu thuật hoặc áp dụng một chế độ hóa trị đơn thuần.
Cắt bỏ vú hiệu quả hơn cắt bỏ khối u
Đối với phụ nữ bị ung thư vú, có một khối u nhỏ hơn 4 cm và với biên độ sạch thường được khuyến cáo phẫu thuật, cắt bỏ với bức xạ được chứng minh có hiệu quả như cắt bỏ vú.
Loại bỏ các hạch bạch huyết ở cánh tay
Phẫu thuật hạch bạch huyết có thể dẫn đến sự khó chịu, tê và sưng, còn được gọi là phù bạch huyết. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc thích hợp và áp dụng phương pháp vật lý trị liệu thường xuyên sẽ làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu này.
Chất khử mùi gây ung thư vú
Không có bằng chứng kết luận rằng chất chống mồ hôi ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển ung thư vú.
Phẫu thuật có thể gây ra di căn
Ung thư đã lan ra các phần khác của cơ thể có thể "im lặng" trong một thời gian trước khi nó được phát hiện. Không có bằng chứng nào cho thấy phẫu thuật khiến ung thư lây lan.
Theo TNO
Thêm bí quyết giúp bạn chống lại những cơn đau tim Tiếng cười không chỉ giúp bạn vui vẻ mà còn chống lại những cơn đau tim. Vậy tại sao bạn không tận dụng những lợi ích của"liều thuốc' này! Cười xua tan những cơn đau tim Tiếng cười cùng với sự hài hước có thể giúp bạn bảo vệ và chống lại những cơn đau tim. Theo một nghiên cứu gần đây của...