Lỗi phổ biến mà hầu hết phụ nữ thường mắc khi giao tiếp với chồng
Khi giao tiếp với chồng, phụ nữ hay mắc phải một cái lỗi rất phổ biến đó là luôn muốn giành phần đúng về mình.
Việc tranh giành đúng sai là nguyên nhân đầu tiên cũng là nguyên nhân cuối cùng tạo nên mọi xung đột mâu thuẫn. Đau khổ, bế tắc đều từ đó mà ra…
Ảnh minh họa
Khi các bà vợ luôn giành phần đúng về mình
Không ít phụ nữ khi tâm sự với bạn bè thường nói: “Chồng tớ rất là chán, cả năm nay không đưa cho tớ được một đồng nào”; “ông chồng tớ nói năng củ chuối lắm, động một tí là nổi xung lên. Nhiều khi nhìn như thằng điên. Tớ chán chẳng thèm chấp ấy!”; hay “lão nhà tớ thì vô tích sự hết sức, mẹ chồng tớ ốm tớ cũng phải lo, nhà chồng có công to việc lớn gì cũng đến tay tớ. Tối đi đâu không về thì lo, mà về nhà thấy ngồi dán mắt vào điện thoại ngứa hết cả mắt í!”…
Đó là cách mà một số chị em hay tám chuyện với người ngoài. Còn khi nói chuyện với chồng thì: “Anh bảo em ở nhà không làm gì, nói thế mà nói được à. Em không làm gì ai chăm con, ai quét nhà rửa bát, cơm nước tinh tươm cho bố con anh?”; hay “Anh bảo em chẳng làm được tích sự gì, thế em hỏi anh: Tiền đâu ra để em mua sữa cho con, tiền đâu ra để em nuôi cả cái nhà này?!”; hay ví dụ như: “Anh quá đáng vừa thôi chứ. Con thì con chung chứ có phải con của mỗi em đâu. Con ị ra đấy thì cũng lỗi tại em à, sao anh không dọn đi mà suốt ngày chê bai chỉ trích. Em luộm thuộm thì anh đi lấy con nào nó gọn gàng đi, ai bắt anh lấy em đâu”… Bằng cách nói như vậy, chị em muốn khẳng định rằng: Anh đã sai hết, sai toàn bộ; em chẳng có gì sai cả, em đã đúng hoàn toàn!?
Theo chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh, những cách nói theo kiểu khẳng định “mình đúng, chồng sai” như trên là một cái lỗi giao tiếp khá phổ biến ở rất nhiều chị em đã có chồng. Bằng cách nói này, chị em đã đóng lại cánh cửa giao tiếp trong hôn nhân. Một khi giữa hai vợ chồng không thể nói chuyện được với nhau, hay “mở miệng” ra là cãi vã thì đó là một cuộc hôn nhân thất bại. “Cứ cho là cái thế giới này công nhận bạn đúng hết đi, ví dụ: Anh đối xử với em như thế là không đúng, em đã đúng hoàn toàn… Khi bạn cố chứng minh như vậy thì người ta có phát huy chương cho bạn không? phụ nữ chúng ta tranh giành đúng sai với chồng liệu có quan trọng hay không?”, chuyên gia Hà Anh đặt vấn đề.
Video đang HOT
Bạn muốn mình hạnh phúc hay muốn là người lúc nào cũng đúng?
Đề cập đến vấn đề đúng sai trong hôn nhân, thiền sư Saydaw U Jotika (Myanma) cho rằng: Cách để không còn bị đau khổ trong các mối quan hệ, đặc biệt là trong mối quan hệ tình thân là: Nên hiểu đã là con người thì không ai hoàn hảo, mình cũng vậy. Tránh nghĩ mình đúng để lắng nghe họ, để thấy rằng trong sâu thẳm tình thương họ dành cho mình.Lắng nghe, kiên nhẫn, yêu thương để cho họ nói hết ra những gì trong suy nghĩ của họ. Sau khi họ nói ra hết những gì trong lòng họ ra thì tôi mới bắt đầu nói: “Hãy nghe tôi, tôi không chỉ trích bạn, tôi muốn nói với bạn rằng, mặc dù không phải chúng ta lúc nào cũng đồng ý với nhau về mọi thứ nhưng mà chúng ta cũng nên chấp nhận nhau”. Mở rộng lòng ra, lắng nghe nhau là điều quan trọng để tìm thấy hạnh phúc trong các mối quan hệ giữa người với người. Tất cả chúng ta ai cũng muốn mình đúng. Vậy bạn muốn mình hạnh phúc hay mình là người lúc nào cũng đúng?”.
Các chuyên gia cho rằng, giao tiếp trong hôn nhân vì thế vô cùng quan trọng. Việc tranh giành đúng sai, giành phần đúng về mình là nguyên nhân đầu tiên cũng là cuối cùng khiến cho việc giao tiếp giữa hai vợ chồng trở nên khó khăn và bế tắc. Tuy nhiên, như là bản năng, chúng ta vì bản ngã sâu dày, vì cái tôi quá lớn nên khi giao tiếp với nhau, chúng ta rất dễ phạm vào cái lỗi sơ đẳng nhưng vô cùng hệ trọng đó.
Để tránh phạm vào lỗi giao tiếp trên, các chuyên gia cho rằng, mỗi người cần đặt ra mục tiêu cho mình. Ví dụ: Khi đặt mục tiêu là một cuộc hôn nhân hạnh phúc thì chúng ta sẽ bám sát mục tiêu đó để thực hiện. Để đạt được mục tiêu là hôn nhân hạnh phúc, chúng ta sẽ dẹp đi cái tôi của mình, và lúc đó chúng ta mới có thể lắng nghe được đối phương và thấu hiểu họ. Lúc đó chúng ta sẽ không có xu hướng chỉ trích lỗi của chồng (hoặc của vợ), và nhờ đó mâu thuẫn xung đột được ngăn chặn hoặc giảm trừ.
Theo chuyên gia Vera Hà Anh, người phụ nữ được ví như là phong thủy trong gia đình. Phong thủy thì có gió, có đất, có nước, có lửa. Có nghĩa là phụ nữ chúng ta nên biết tiến, biết lùi, biết nhẫn nhịn – đặc biệt là trong giao tiếp. “Nhẫn nhịn khác chịu đựng. Bởi không việc gì mình phải chịu đựng, không ai phải chịu đựng ai cả. Vấn đề là biết nhẫn để biết tiến khi nào, lui khi nào.Người phụ nữ thông minh là người biết khi nào tiến, khi nào lùi. Họ phải có mục tiêu trong cuộc sống. Ví dụ như Vera Hà Anh chỉ cần mục tiêu trong ngày là một ngày vui, vậy thì bám mục tiêu trong ngày đó là một ngày vui mà thực hiện. Còn khi bạn coi hạnh phúc gia đình là điều quan trọng đối với cuộc đời mình thì hãy lấy đó làm mục tiêu để hành động. Vợ chồng mà cứ tranh giành đúng sai sẽ mệt mỏi vô cùng, sẽ chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cả. Bởi như tôi đã đề cập từ đầu, ngay cả khi cả thế giới này công nhận bạn đúng, chồng bạn là người sai thì bạn cũng sẽ chẳng nhận được lợi ích gì. Hôn nhân lúc đó vẫn chỉ là con số 0 tròn trĩnh”, chuyên gia Vera Hà Anh nói.
Ngân Khánh
Theo dantri.com.vn
Bày tỏ tình yêu
Yêu. Cho dù đó là tình yêu giữa cha mẹ với con cái, vợ chồng với nhau, hay tình yêu đôi lứa hoặc đơn giản chỉ là bạn bè, ta cũng cần bày tỏ với đối phương. Tùy theo mỗi người, cách bày tỏ tình yêu có khác nhau
Tôi thích những người biết cách bày tỏ tình cảm của mình với những người khác bằng cách nhẹ nhàng và có văn hóa. Dù thế nào thì những lời nhẹ nhàng êm ái bao giờ cũng dễ chấp nhận hơn những lời cáu bẳn hoặc cộc lốc thô kệch cho dù cái kết của nó là gì đi nữa.
Chị Ba Hân là một người phụ nữ khá chu đáo với gia đình và con cái, phải mỗi tội cách diễn đạt ngôn từ của chị không mấy nhẹ nhàng. Nói với chồng con bao giờ chị cũng cục cằn hoặc la mắng cho dù sự việc chưa làm gì đến nông nỗi phải té tát hoặc to tiếng lên. Vẫn biết là tính chị như vậy nhưng đôi lúc người nghe vẫn khó chịu và cảm thấy chạnh lòng.
Yêu và được yêu thường giống nhau là thấy an tâm thoải mái và vui vẻ. Nhưng cách bày tỏ thì mỗi người mỗi tạng.
Tình yêu và cách bày tỏ tình cảm với nhau là thứ mà người ta rất cần và nên có trong suốt hành trình đời mình
Có những người họ thương yêu bằng cách quan tâm, săn sóc từng ly từng tý cho người mình yêu, từng lời họ nói đều nhẹ nhàng êm ái khiến người nghe hoặc được chăm sóc quan tâm thấy thích thú và rất dễ chấp nhận. Và chính bản thân họ phải được thoả mãn sự quan tâm bằng những lời động viên âu yếm ân cần của họ thì mới yên tâm thoải mái được.
Anh Hùng là giáo viên ở Thủy Nguyên là một người cha như thế. Chị Mai vợ anh thường hay tâm sự với bạn bè: Nhiều lúc con cái bướng bỉnh hoặc bê trễ việc nhà chị cứ quát tướng lên, anh nghe thấy chị nhăn mặt chau mày, sau đó khi vắng các con anh mới ôn tồn khuyên chị, là người ai chẳng muốn nghe những câu nói êm tai nhẹ nhàng. Càng nói nhỏ nhẹ thì người nghe càng nghe rõ hơn thì hà cớ vì sao phải quát mắng la hét.
Cũng có những người họ thương yêu lắm đấy nhưng họ lặng lẽ, lặng lẽ quan sát, lặng lẽ lắng nghe. Chậm rãi và bình thản trong cách bày tỏ, chỉ đến khi thật cần thiết họ mới biểu lộ.
Có những người luôn bày tỏ tình yêu bằng cách cằn nhằn la mắng. Còn có người bày tỏ bằng cách rất ích kỷ và bản năng là đánh mắng và quản thúc đối phương một cách tuyệt đối.
Sự đón nhận và trao gửi tình yêu giữa những người yêu nhau hoặc giữa những người thân thiết trong gia đình đôi khi không khớp nhau. Không phải ai cũng hiểu và chấp nhận được sự khác biệt của người khác cho nên nhiều người rất yêu nhau nhưng không đồng quan điểm giữa yêu và bày tỏ nên họ để lỡ mất nhau trong đời.
Biểu lộ tình yêu bằng cách tinh tế khiến người ta có cảm giác nhẹ nhàng và vui vẻ. Nhưng cũng lắm người, họ biểu lộ tình cảm của họ bằng cách mộc mạc chân chất và quê kệch lại khiến người được nhận có cảm giác an toàn và ấm áp rất nhiều.
Những lời nhẹ nhàng êm ái bao giờ cũng dễ chấp nhận hơn những lời cáu bẳn hoặc cộc lốc thô kệch
Ông bà nội tôi là một điển hình trong cách bày tỏ tình cảm một cách nhẹ nhàng là hai người tự lắng nghe nhau để điều chỉnh hành vi của mình. Hai cụ giờ đã ngoại tám mươi nhưng cả hai người đều nói với nhau, với con cái cháu chắt nội ngoại bằng những lời lẽ hết sức nhẹ nhàng và giản dị. Sự việc cho dù bức bối đến cỡ nào, hai cụ cũng cứ lặng lẽ lắng nghe nhau. Lặng lẽ và chậm rãi cùng nhau bày tỏ và giải quyết chứ không ồn ào khiến nhau bực bội bao giờ.
Có những người khi bên người mình yêu họ rất ít nói, những cái nắm tay, sự yên lặng bên nhau khiến họ hạnh phúc hơn ngàn vạn sự ồn ào. Tĩnh lặng để lắng nghe mình và lắng nghe nhau là cái cách mà họ muốn tận hưởng nhau nhất.
Tình yêu và cách bày tỏ tình cảm với nhau là thứ mà người ta rất cần và nên có trong suốt hành trình đời mình. Yêu, biểu lộ và đón nhận cũng cần có sự bao dung và đồng cảm nhất định. Yêu và được yêu, giống nhau và khác biệt đều là những điều đáng được trân trọng.
Theo thegioitiepthi.vn
4 key tránh vợ chồng bất hòa, xô xát dịp Tết Tết sắp tới có rất nhiều việc bận rộn, vội vàng nên nhiều cặp vợ chồng bất hòa, thậm chí cãi vã, xô xát vì những nguyên nhân nhỏ nhặt. Chuyên gia tâm lý Hà Anh mách nhỏ cách để tránh những chuyện này khi Tết đến xuân về. Những sai lầm phụ nữ hay mắc Trong guồng quay năm hết Tết đến,...