Lỗi ở cái chỉ tiêu!
Có lẽ đúng như Nguyen Mau Thuong: nguyemauthuong@gmail.com nhấn mạnh “Một thực tế phũ phàng!”. Song dù ai cũng “nghe đâu chuyện đã”xưa như Diễm”, mà giờ lời xác nhận từ chính một sếp chức năng phường vẫn khiến “đến Thượng Đế cũng phải cười” vì cái chỉ tiêu độc đáo ấy.
Lao ra giữa đường chặn xe như CSGT (ảnh: Minh Đức, Tiền Phong)
Biết rồi, khổ lắm… khó nói
Trong cuộc sống lâu nay ở VN có biết bao chuyện ai cũng biết nhưng chẳng dám dũng cảm công khai nói ra bởi… bằng chứng đâu? Nếu không thì có ý gì, mục đích xấu ra sao… Tóm lại là coi chừng: đấu tranh, tránh đâu!!! Vậy thì cách tốt nhất là ngầm hiểu như vậy rồi cứ thế mà theo, mà sống, mà làm cho lành.
“Vẫn biết đây là quy định ngầm của… Nhưng không ngờ giờ cũng có người dám công khai cho báo chí và người dân biết về chỉ tiêu phạt tiền thế này. Vậy phải chăng nên hiểu là họ cũng như các thành phần kinh tế, không cần chăm lo cho nhiệm vụ chính là gìn giữ an toàn trật tự giao thông, mà chỉ lo kiếm tiền từ các khoản phạt để nộp… cho đủ chỉ tiêu và đút túi riêng??? Đề nghị báo chí tiếp tục vào cuộc để có những chứng cứ xác đáng chất vấn các ban ngành liên quan!” – Son
“Vậy là rõ rồi đấy. Thật ra việc này dân chúng ai cũng biết nó có từ lâu rồi, vì hầu như nhóm chức năng nào ra đường “làm nhiệm vụ” chẳng có chỉ tiêu (???) Vấn đề là cái số tiền định mức đó dùng vào việc gì thế nhỉ?” – Long Huong
“Quả thực là lâu nay mới chỉ nghe tin ngành này cũng đưa ra chỉ tiêu phạt cho các đơn vị, nhưng hôm nay mới được đọc chuyện đó trên báo. Càng thấy thật là kỳ lạ, trên thế giới không biết có đất nước nào áp dụng như thế không?! Nếu như người dân chấp hành tốt pháp luật, đơn vị cấp dưới không phạt được đồng nào thì có lẽ đơn vị sẽ bị kỷ luật vì không hoàn thành chỉ tiêu cấp trên giao cho (?) Vấn đề này có lẽ đề nghị các đại biểu Quốc hội là đại biểu của dân, có ý kiến chất vấn để có câu trả lời cho dân biết với. Lẽ nào do ngân sách thiếu quá, phải trông chờ vào tiền phạt của người dân để có tiền mà chi tiêu?” – Nguyễn Tuấn
“Rất cảm ơn đồng chí đó đã thẳng thắn nói lên từ tế nhị “chỉ tiêu”, dù biết rằng chắc đồng chí cũng phải chịu nhiều áp lực khi nói như vậy. Các bạn đọc có lẽ nên đồng cảm, bởi đó cũng là 1 thực tế của cuộc sống hiện tại. Nếu mọi người dân tham gia giao thông hay kinh doanh buôn bán đều thực hiện đúng quy định pháp luật, hành nghề đúng nơi quy định thì có lẽ… chỉ tiêu này không thể hoàn thành được. Vậy nên dù gì đi nữa chúng ta cũng nên ghi nhận sự thật này. Và trước hết hãy chấp hành thật tốt quy định, làm đúng luật, khi đó không những chúng ta mà cả những người làm quản lý dù ở cấp nào đi chăng nữa sẽ có suy nghĩ khác. Và lúc đó hai từ “chỉ tiêu” kiểu này sẽ không còn, mà nếu còn thì khi đưa ra ai dám nhận, ai là sẽ đảm bảo đủ chỉ tiêu???” – Huy Hoang
Video đang HOT
“Chỉ tiêu? Đây chính là nguyên nhân các vị ấy chỉ nhăm nhe phạt thay vì hướng dẫn, nhắc nhở???” – Vu Loan
“Lỗi là ở cái “chỉ tiêu”. Đúng ra phải hành xử theo cách: cứ có lỗi thì phạt, không có lỗi thì thôi. Nhưng vì chỉ tiêu nên người ta phải cố phạt lấy được, thậm chí nếu giao chỉ tiêu cao nữa, có khi còn phải tạo ra tình huống để có thể phạt cho đủ chỉ tiêu cũng nên. Riêng cái chuyện nghĩ ra chỉ tiêu và giao chỉ tiêu phạt đã là một thứ tư duy…có một không hai rồi, vì nó không hề giúp tăng cường đảm bảo trật tự an toàn xã hội!” – Lê Vũ Khánh
Tư duy ngược?
Luận rộng ra về cái “chỉ tiêu” thật ra nhiều người biết không phải chỉ có trong lĩnh vực rất “tế nhị” này, dư luận cũng không chỉ “săm soi” từ một phía để biện hộ cho mình đâu. Hãy xem một số phân tích rút ra từ hàng ngàn phản hồi của người dân xoay quanh chuyện “chỉ tiêu phạt”:
“Đồng ý là dân mình ý thức tham gia giao thông còn kém, nhưng lẽ ra các anh công an và các bác trật tự nên tham gia nhắc nhở, hỗ trợ chống tắc đường, đằng này lại thực hiện việc không phải của mình là cứ nhằm vào người dân ra để phạt? Nhưng có lẽ chung quy lại thì cũng đúng thôi, vì các bác ấy làm theo lệnh cấp trên đã áp chỉ tiêu phạt 50tr/1tháng! Nhưng nếu người dân không vi phạm thì cũng tìm mọi cách để phạt sao, các bác ơi ! Các bác làm thế thì làm sao dân mình khá lên được???” – Linh Hoàng
“Ý thức chấp hành giao thông của người tham gia tốt, không bị kẹt xe, không có tai nạn giao thông, không có đua xe lạng lách. Ra đường tham gia giao thông ai cũng thấy yên bình, hạnh phúc, không ai bị phạt vi phạm giao thông thì phải mừng vì đó là một xã hội trật tự, văn minh, hiện đại chứ nhỉ. Vậy mà lại có chuyện giao chỉ tiêu phải phạt cho đủ 50 triệu/tháng thì đúng là lạ đời. Người thực hiện chỉ tiêu và cả cấp giao chỉ tiêu chắc cầu mong giao thông… bát nháo để thu được nhiều tiền phạt? Vậy lẽ nào lực lượng PCCC, cơ sở dịch vụ mai táng, bệnh viện… nếu cũng được giao chỉ tiêu như thế thì phải làm sao để đạt chỉ tiêu. Kiểu giao chỉ tiêu lạ đời này không biết là… có vấn đề gì về tư duy không nhỉ???” – Duyz
“Mục dich xử phạt người dân vi phạm trật tự giao thông đô thị là để người dân phải tự giác chấp hành luật. Từ đó giao thông mới không bị ùn tắc và giảm thiểu được tai nạn. Người dân chấp hành tốt luật lệ giao thông đường bộ nên thành phố không thu được một đồng nào tiền phạt mới là điều đáng mừng, chứ ở đây giao chỉ tiêu phải thu được 50 triệu đồng tiền phạt người vi phạm luật giao thông/tháng thì quá là sai mục đích xử phạt rồi. Rất đáng trách người vận dụng sai chủ trương, đường lối của ngành giao thông đô thị!” – Bùi Ngọc Minh
“Thật nực cười! Khoán giảm tỷ lệ vi phạm, hạn chế vi phạm giao thông thì nghe còn có lý. Đằng này lại khoán thu tiền phạt thì đúng là chuyện lạ đời, chắc chỉ có ở VN. Vậy thì mới có chuyện dân không vi phạm, nhưng vì mức khoán đã được giao nên phải bắt bừa, phạt bừa để lấy tiền nộp lên trên cho đủ theo CHỈ TIÊU mà trên giao xuống. Như vậy thảo nào mà không ít người dân bây giờ phàn nàn rằng đi ra đường không sợ gì bằng gặp… mấy anh chức năng… Mà không biết trên thế giới có quốc gia nào như VN không, khi mà người dân lại sợ chính những người lẽ ra có chức năng bảo vệ dân? Mong các bộ ngành có biện pháp kiên quyết xử lý tình trạng nhũng nhiễu của chính lực lượng chức năng mà dân đã phản ánh và kêu ca từ lâu rồi này!” – Hoàng Nguyên
“Không giống ai trên thế giới – Trật tự đô thị cũng chặn xe phạt người tham gia giao thông. Lại nữa không giống ai – Làm công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước mà lại khoán tiền phạt thì họ lấy đâu ra, đành phải bằng mọi cách kiếm tiền để nạp, thậm chí phải vi phạm để đạt chỉ tiêu. Theo tôi phải dẹp bỏ căn nguyên gốc rễ việc ra chỉ tiêu mà dân ai cũng ngầm hiểu là có từ lâu rồi này. Các cơ quan chức năng thấy ra chỉ tiêu như thế có hợp lý không?” – Nguyen Van Tinh
(minh họa: Ngọc Diệp)
Góc khuất không khó thấy
Những hình ảnh đẹp về các lực lượng chức năng không thiếu, nhưng hình ảnh xấu cũng chẳng hề ít. Vì đâu nên nỗi những người lẽ ra “đi dân nhớ, ở dân thương” thì nay lại lưu lại trong “ống kính nhân dân” những hình ảnh… ngược đời như vậy??? Tưởng đâu chỉ là góc khuất, nhưng tiếc rằng đâu đâu cũng rất dễ dàng thấy rõ (chỉ có ngành chủ quản vẫn… không thấy mà thôi!)
“Tôi thấy lực lượng dân phòng ở hầu hết mọi nơi nhiều khi còn hống hách hơn cả… Còn việc không hoàn thành chỉ tiêu cấp trên giao khoán xuống là 50 triệu đồng/tháng, bản thân tôi nhận thấy đây là tín hiệu đáng mừng chứ không thể khiển trách được, vì may mà họ không hoàn thành &’kế hoạch, chỉ tiêu’ kiểu đó!” – Trần Văn Tuấn
“Tình trạng này quá nhiều ở Hà Nội, khiến dân luôn quá bức xúc! Trật tự phường mà như CSGT? Họ thường chỉ nhằm vào những người dễ bắt nạt như học sinh, sinh viên và người lao động nghèo…. Mong báo chí và cơ quan chức năng góp tiếng nói thúc giục các bộ ngành chủ quản giải quyết triệt để tình trạng này cho dân nhờ” – Nguyễn Lâm
“Ở phường nào mà chả vậy. Bây giờ trật tự toàn đi rình bắt xe vi phạm thôi, còn nhiệm vụ chính là giữ gìn trật tự lòng đường, hè phố thì lâu lâu họ mới làm…lấy lệ. Lực lượng này cũng hay dựa hơi cảnh sát để làm bừa, làm ẩu, chướng tai gai mắt lắm. Có khi còn gây tắc đường nữa cơ…” – Quốc Tuấn
“Trong TPHCM cũng vậy. Không hiểu sao lại sinh ra thêm lực lượng này? Hành động thì thường là… như vậy đó, thật uổng tiền thuế đóng góp của dân để trả lương cho lực lượng cứ phình to ra một cách vô lý mà vô hiệu như thế. Trong khi công việc chính là bảo đảm trật tự đô thị thì không chú tâm làm” – Ai cung thay
“Thật không hiểu nổi. Các nước văn minh người ta chỉ mong nâng cao ý thức người dân để không vi phạm luật giao thông, không phải phạt ai cả. Thế mà ở VN lại có chuyện giao chỉ tiêu tiền phạt, để đến mức trật tự phường chạy ra giữa đường bắt xe thế này??? Tôi là người VN mà tôi cảm thấy thật hổ thẹn!” – Xmen
Lại nhớ lời khẳng định của một vị chức sắc vừa mới đây: Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho dân…Sao mà nghe xa vời thế. Tội ở đây là tại cái Chỉ tiêu thì rõ rồi, nhưng còn chiếc Xe của dân chắc cũng phải nhiều tội lắm nên mới bị săm soi hoài như vậy??? Chi bằng vào một ngày đẹp trời nào đó, dân ta vứt quách tất cả xe đi thì chỉ tiêu phạt chắc cũng… tiêu luôn.
Theo Dantri
Nam sinh viên để lại lời nhắn trên facebook trước khi tự tử
Sau một đêm tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể nam sinh viên Võ Đình T. (sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Hà) tại đập hồ Khe Mây (khu phố 7, phường 3, TP Đông Hà).
Vào lúc 10 giờ 30 phút tối 20/3, hai thanh niên đi chơi đêm tới địa điểm trên thì thấy trên bờ có một chiếc điện thoại đang đổ chuông mà không thấy chủ nhân chiếc điện thoại đâu. Nghi có việc chẳng lành, họ tiến gần lại thì phát hiện một đôi dép, một chiếc ví cũng để trên bờ.
Ngay sau đó, công an phường 3 đã cử lực lượng xuống bảo vệ hiện trường, cử người xuống tìm thi thể nạn nhân.
Đến 7 giờ sáng nay (21/3), thi thể nam thanh niên đã được tìm thấy. Bạn bè nạn nhân cho hay, tối 20/3, Võ Đình T. không hề có biểu hiện gì bất thường, vẫn vui chơi với bạn bè. Trước khi xuống đập hồ Khe Mây tự tử, nạn nhân có nhắn lại trên trang mạng xã hội facebook với nội dung "Có nhiều dự định không thể thực hiện được".
Nguyên nhân vụ tự vẫn đang được Công an TP Đông Hà tiến hành làm rõ.
Theo Dantri
"Đất nước chúng tôi không bao giờ dạy người lính đầu hàng" "Tôi đang bị thương, trôi trên biển, tàu quân sự Trung Quốc phát hiện, chĩa súng vào đầu ra lệnh tôi đầu hàng. Tôi cương quyết không chịu. Nhìn thẳng vào mắt họ, tôi nói: Đất nước chúng tôi không bao giờ dạy người lính đầu hàng trước mũi súng quân thù". Đó là dòng ký ức của binh nhất Trần Thiên Phụng,...