Lỗi nuôi dạy con hầu như mẹ Việt nào cũng mắc
Nếu bố mẹ nào đang mắc phải những lỗi sai này khi nuôi dạy con cái thì cần sửa ngay khi còn kịp.
Bố mẹ nào cũng hết mực yêu thương con cái, đó là điều tất nhiên, nhưng không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm để có một cách nuôi dạy con cái tốt nhất. Mỗi gia đình đều có một cách nuôi dạy con cái khác nhau nhưng đều hướng đến một mục tiêu là nuôi dạy con nên người, trở thành một đứa trẻ có ích cho xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều bà mẹ đang vướng phải một số sai lầm trong cách nuôi dạy con cái. Có những cư xử tưởng như rất nhỏ nhặt hằng ngày của người lớn lại vô tình làm tổn thương đến trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý trẻ về lâu dài. Đã là ba mẹ, ai cũng muốn đem đến điều tốt nhất cho con, chính vì vậy, đừng chỉ vì một chút vô tâm hoặc hời hợt của mình mà bạn vô tình gieo những điều không hay vào lòng con trẻ.
Coi con là trung tâm của vũ trụ
Đối với mỗi ông bố bà mẹ, con cái chính là tài sản vô giá không gì có thể sánh bằng. Do đó, ngay từ khi con sinh ra, nhiều bố mẹ đã biến con trở thành trung tâm của tất cả mọi người bởi mọi lo lắng, tình cảm, sự chú ý, yêu thương hay việc làm đều hướng đến con. Việc một đứa trẻ nghĩ mình là “trung tâm của vũ trụ” sẽ khiến con trở nên tự tin thái quá, hay nhõng nhẽo và đòi hỏi. Một số khác lại chịu áp lực lớn, dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm. Chính vì vậy, người lớn trong nhà đừng nên tập trung quá nhiều sự chú ý vào bé. Hãy để cho con có không gian riêng, được thoải mái và bé sẽ tự tìm đến ba mẹ, ông bà khi cần.
Không những vậy, để bảo vệ cho “viên ngọc quý” trong gia đình, bố mẹ sẵn sàng đưa ra chủ trương không cho con ra khỏi nhà nếu không có người lớn đi cùng, không để bé tự lập…Một đứa trẻ như vậy sẽ trở nên nhút nhát và không đủ năng lực sống, mất tự tin, đồng thời nảy sinh tâm lý phụ thuộc cha mẹ.
Đặt ra những hi vọng không thực tế
Bố mẹ nào cũng có kỳ vọng và mong muốn riêng dành cho chính những đứa con của mình. Tuy nhiên, có nhiều bố mẹ đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào con, điều này vô hình đã tạo một áp lực rất lớn lên vai những đứa trẻ. Mọi kỳ vọng của bố mẹ dành cho con cái đều suất phát từ tình thương, niềm mong mỏi con được bằng bạn bằng bè. Nhưng nhiều mẹ đặt ra hi vọng có thể nói là quá xa vời với trẻ, mẹ mong con trở thành người mẫu trong khi con chưa cao đến 1m6, hay muốn con trở thành một thiên tài hội họa khi các nét vẽ của con rất thô kệch. Đừng đặt ra cho con và cho chính bản thân mình những kỳ vọng không thực tế, có lẽ sự kỳ vọng duy nhất cha mẹ nên có là “mong muốn các con được hạnh phúc”.
Bố mẹ không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, điều này sẽ áp lực lớn với con (Ảnh minh họa)
Trẻ con dù còn bé nhưng vẫn đã là một cá thể riêng, có suy nghĩ, mơ ước, và một tương lai riêng. Cha mẹ không nên hướng cách mọi suy nghĩ, mong muốn của mình lên con trẻ. Chỉ vì giấc mơ được giàu có của cha mẹ, họ sẵn sàng để con mình lăn lộn ngay từ nhỏ; tương tự muốn con nổi tiếng mà bắt con học đàn học vẽ – đó là thứ bố mẹ muốn chứ chưa chắc đã phải là ý thích của con. Bố mẹ hãy cứ làm bổn phận của mình, hãy cứ yêu thương và quan tâm đến con nhưng tuyệt đối đừng cố gắng ép suy nghĩ của mình lên con trẻ.
Ca ngợi, tung hô con quá mức
Có thể nói đây là một cách nuôi dạy con cái mà hầu như mẹ nào cũng mắc.Mẹ nào cũng đều muốn giúp con mình sống tốt và tự tin, nhưng điều này đôi khi thường bị quá đà. Xây dựng cho một đứa trẻ sự tự tin là tốt, nhưng không phải bằng cách khen ngợi quá lên mỗi khi bé đạt được một thành tích gì đó. Một thành tích nhỏ của con, đôi khi được bố mẹ thổi phồng lên tận chín tầng mây. Việc cha mẹ tuyên dương một cách quá mức về thành tích hay công trạng của con sẽ khiến con ngủ quên trên chiến thắng.
Không những vậy, nhiều mẹ còn dành thời gian gặp gỡ hết người nọ người kia để tung hô, tán thưởng con mình. Nhưng thực chất, thói khoe khoang con cái quá đà của nhiều bậc phụ huynh là nguyên nhân hình thành tính ngạo mạn, thiếu khiêm tốn ở con. Đơn giản vì bố mẹ có khiêm tốn đâu mà đòi con phải khiêm tốn. Chính vì vậy, để cứu rỗi phẩm chất và tương lai con mình, cha mẹ hãy thể hiện sự công nhận những cố gắng và kết quả tốt mà con đạt được, nhưng hãy có chừng mực đủ để con có động lực tiếp tục phát huy chứ không phải cảm thấy mình hơn người.
Video đang HOT
Mạnh miệng so sánh con với những đứa trẻ khác
Có lẽ cụm từ “con nhà người ta” không hề xa lạ với bất kỳ ông bố bà mẹ nào bởi đây chính là cái tên để họ có thể lôi ra sử dụng bất cứ lúc nào khi muốn so sánh con với những đứa trẻ khác. Nếu bố mẹ có thói quen so sánh bé với anh (chị) mình, bé sẽ dần hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm hoặc cáu kỉnh, khó chịu. Không có gì khiến một đứa trẻ cảm thấy khổ sở hơn là bị cho là kém cỏi hay hư đốn hơn bạn bè, anh chị em.
Khi đã bị tổn thương, thậm chí, bé sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa. Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình thông minh, giỏi giang, ngoan ngoãn tuy nhiên nên học cách chấp nhận thực tế rằng, mỗi bé là một cá thể độc lập. Thay vì nói điều này, mẹ nên cổ vũ cá tính và những mặt mạnh của con.
Nói chuyện, phàn nàn dài dòng với trẻ
Không một đứa trẻ nào thích một người mẹ nói nhiều, lúc nào cũng phàn nàn về mọi thứ. Con làm gì không vừa mắt là quát là mắng. Với tư tưởng để con không dám tái phạm, mỗi lần quát mắng con thì cứ phải kéo dài hàng chục phút. Có nhiều bậc phụ huynh mắng dai đến mức con phạm sai một lỗi nhưng cứ lôi thêm một vài lỗi khác của con trong quá khứ để tiện mắng luôn một thể. Việc bố mẹ nói nhiều như vậy, đôi khi khiến con cảm thấy chán nản và hình thành tư tưởng xấu là không muốn nghe bố mẹ nói, hay bố mẹ nói thì cứ nói, con nghe như không.
Việc bố mẹ nói nhiều như vậy, đôi khi khiến con cảm thấy chán nản và hình thành tư tưởng xấu là không muốn nghe bố mẹ nói, hay bố mẹ nói thì cứ nói, con nghe như không (Ảnh minh họa)
Không những vậy, trong các cuộc nói chuyện đơn giản như hướng dẫn con làm một việc tốt đẹp nào đó, nhiều mẹ phải mất hàng giờ để ngồi giải thích cho con hiểu. Trẻ nhỏ không phải là thiếu niên, các lời giải thích dài hoặc các hướng dẫn sẽ nhanh chóng được vứt bỏ khỏi đầu chúng. Hãy nói vào trọng tâm của vấn đề và hãy sử dụng các từ phù hợp với lứa tuổi của bé.
Tự ý thay con lựa chọn và quyết định mọi việc
Có thể nói, mẹ nào cũng muốn lo lắng và chăm sóc cho con mình có được những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh thường can thiệp rất nhiều vào chuyện học hành, sinh hoạt của con. Họ luôn muốn con làm theo ý mình, bởi họ cho rằng, cha mẹ là người đi trước nên luôn có những lời khuyên cùng những định hướng đúng đắn; bởi thế, với bổn phận làm con, trẻ cần phải nghe theo sự chỉ dẫn, định hướng đó dù chưa biết rằng, điều ấy có làm hài lòng suy nghĩ của con hay không.
Đôi khi việc bố mẹ thay con lựa chọn và quyết định mọi việc, không cho con làm theo sở thích của mình sẽ khiến cho trẻ mất đi cảm giác tự do, chúng sẽ cảm thấy bí bách vì không được làm theo thứ mình muốn. Thay vì lựa chọn thay con, cha mẹ hãy trao cho con quyền tự quyết bởi bố mẹ không thể suốt đời thay con đưa ra mọi quyết định. Hãy cho con quyền lựa chọn để con có thể tự làm chủ cuộc đời của chính mình. Cha mẹ hãy cố gắng làm bạn của con, để có thể hiểu được suy nghĩ và mong muốn của chúng.
Dùng đòn roi để thực thi “công lý” với trẻ
Rất nhiều mẹ Việt có thói quen dùng đòn roi để đối phó với những việc làm sai trái của trẻ. Nhưng thực tế, đây là cách nuôi dạy con cái vô cùng sai lầm. Việc mẹ lạm dụng đòn roi với trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con, bởi không phải cứ đánh rồi quát mắng con sẽ ngoan. Có thể khi bị quát mắng, trẻ sẽ sợ mà không phạm lỗi một, hai lần đầu, nhưng nếu lạm dụng, trở sẽ tỏ ra “nhờn” và lì lợm, không còn sợ những trận đòn roi nữa, đến lúc đó trẻ sẽ biết cách phản kháng lại bố mẹ. Điều này còn nguy hiểm hơn rất nhiều lần.
Về điểm phạt con khi mắc lỗi, mẹ Việt cần học hỏi rất nhiều từ bố mẹ Mỹ. Họ có những cách phạt con vô cùng hiệu quả mà không cần phải nhờ đến đòn roi, có khi chỉ cần một câu nói cũng khiến trẻ Mỹ sợ và hối lỗi vì việc mình đã gây ra. Do đó, thay vì vung roi ra họa con, các mẹ nên tìm hiểu và học hỏi các cách phạt con một cách khoa học và hiệu quả con.
Theo Khampha
7 bài học quan trọng mẹ cần dạy con trước khi quá muộn
Dạy con hay chữ chưa chắc đã tốt bằng việc dạy con những bài học quý báu từ cuộc sống.
Nuôi con đã khó nhưng có lẽ dạy trẻ nên người còn đòi hỏi phải có nhiều "thủ thuật" hơn. Hiên nay, nhiều ông bố bà mẹ chỉ chăm chăm dạy con học sao cho tốt, học sao cho thành tài mà quên mất cần phải giáo dục cho con biết về các bài học cuộc sống. Dạy trẻ những hành vi ứng xử tốt là một điều vô cùng cần thiết mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Sẽ không bao giờ là quá muộn khi bố mẹ dành chút thời gian để nói cho con biết về nhiều bài học thú vị hơn trong cuộc sống.
Người ta thường nói trẻ em như một tờ giấy trắng nên day trẻ từ nhỏ sẽ dễ dàng hơn, bởi vậy cha mẹ hãy giúp trẻ hình thành thói quen tốt ngay từ khi còn bé. Ngoài việc dạy kiến thức học tập cho con trước tuổi đến trường, tôi cũng không quên dạy con những bài học cuộc sống quý giá. Con học giỏi mà vốn sống quá ít thì cũng không được đánh giá cao Dưới đây là những bài học tôi khuyên các mẹ cần phải dạy con mình ngay trước khi quá muộn.
Đừng bao giờ nhìn lên người khác để tự xỉ vả bản thân
Sự thật là ngoài kia còn lắm đứa trẻ còn xinh đẹp, giỏi giang và giàu có hơn con mình. Song, điều đó không hẳn họ đã có trọn vẹn niềm hạnh phúc. Cuộc đời không phải là cuộc đua giữa con với những người đứa trẻ khác. Điều quan trọng hơn, con sinh ra để sống cuộc đời của chính mình và đó là giá trị con cần khẳng định.
Trong cuộc sống này, mỗi người là một cá thể khác nhau bởi chính sự không giống nhau đấy mới tạo nên sự đặc biệt và mới lạ của từng người. Tôi luôn dạy Subeo hãy luôn là chính mình, con đừng cố nhìn người khác để về rồi áp đặt lên bản thân, đừng bao giờ biến mình thành phiên bản của một ai đó. Con có thể kém hơn bạn một điểm gì đó, nhưng bù lại chắc chắn con sẽ có thế mạnh vượt trội của riêng mình, vì thế đừng tự ti hay coi thường chính năng lực và giá trị của bản thân mình.
Không bình luận và phán xét người khác vì chính mình sẽ bị phán xét
Đây là điều tối kỵ mà cha mẹ cần day trẻ phải tránh ngay từ nhỏ. Hãy day trẻ đừng bao giờ bình luận về ngoại hình, hay hành vi , lối sống của bất cứ một ai, điều này sẽ giúp con không trở thành một "bà tám" hay người "tọc mạch" khi trưởng thành_một tuýp người không được mấy ai ưa.
Để dạy Subeo về điều này, trước tiên tôi phải là một người mẹ không phán xét, không "ngồi lê đôi mách". Tôi dạy con về điều này thông qua các câu hỏi về cảm nhận của con nếu bị một ai nói xấu, và đương nhiên cu cậu sẽ không thích điều đó. Từ sự vẻ mặt buồn rầu và tiu ngỉu khi con biết mình bị "phán xét", tôi sẽ nói với con rằng "nếu con không muốn bị như vậy thì chớ có dành thời gian để rồi tụ tập chê trách và bôi xấu người khác vì cười người hôm trước, hôm sau người cười".
Luôn cảm thấy mình may mắn
Trẻ con luôn có nhu cầu đòi hỏi và bất cứ đứa trẻ nào cũng từng ít nhất 1 lần nghĩ mình thật bất hạnh dù ở trong hoàn cảnh như thế nào. Một tác nhân xấu khiến trẻ hay có xu hướng đòi hỏi chính là do bố mẹ, người lớn thường nhanh chóng gật đầu trước mọi nhu cầu của con. Và đương nhiên khi trẻ biết mọi mong muốn của mình sẽ được bố mẹ đáp ứng, chúng sẽ càng có nhiều cơ hội để "có voi đòi tiên". Vì thế, bố mẹ đừng giữ cái tư tưởng cho con "bằng bạn bằng bè" với những món đồ đắt tiền, chỉ cần đảm bảo cho trẻ có những điều kiện tốt nhất để học tập và vui chơi.
Bố mẹ cần dạy con biết biết mình may mắn hơn vô vàn các bạn nhỏ các (Ảnh minh họa)
Để giúp Subeo luôn cảm thấy mình có cuộc sống hạnh phúc hơn vô vàn các bạn nhỏ khác, vợ chồng tôi cố gắng sắp xếp thời gian để đưa bé đến thăm những trại trẻ mồ côi. Đến đây, con sẽ được tiếp xúc với các bạn có mảnh đời kém may mắn. Con sẽ biết rằng, mình đang có cuộc sống mà các bạn đang mong muốn, con có bố mẹ còn các bạn thì không. Hãy cho trẻ biết rằng những gì mình đang có là niềm mơ ước của bao người. Chỉ qua những cuộc viếng thăm thú vị này, con sẽ học hỏi thêm được nhiều điều thú vị hơn, con biết kiềm chế bản thân, biết nhìn vào sự nỗ lực khó khăn của các bạn mà làm động lực để mình cố gắng hơn.
Luôn lạc quan và có cái nhìn tích cực với thế giới
Cha mẹ cần giúp trẻ hiểu rằng luôn phải giữ thái độ lạc quan và cái nhìn tích cực về mọi việc, và hãy gạt bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Hãy day trẻ cách chấp nhận thế giới này và có cái nhìn cởi mở về những người xung quanh cũng như những việc mà họ làm. Để làm được như vậy, bố mẹ hãy giúp con cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc, những mặt tươi sáng và tích cự của mọi vấn đề một cách tự nhiên nhất.
Tôi nhớ, đợt vừa rồi lớp Subeo có tổ chức cho các con một buổi đi dã ngoại, nhưng không may là con lại bị ốm và không thể tham gia hoạt động cùng các bạn, điều này khiến con rất buồn. Tuy nhiên, để giúp Subeo không cảm thấy chán nản khi phải ở nhà trong khi các bạn được đi chơi, tôi sẽ ở bên cạnh con, cùng chơi với con và thưởng cho con một buổi đi chơi bù khi con khỏi bệnh. Qua những trò chơi đơn giản giữa mẹ con, Subeo sẽ thôi nghĩ ngợi đến thiệt thòi kia, con sẽ cảm thấy vui vẻ hơn.
May mắn và chăm chỉ luôn đồng hành cùng nhau
Trên đời này không ai có may mắn là chỉ cần ngồi sẽ có được mọi thứ. Nếu con được sinh ra trong một gia đình "quyền cao chức trọng" thì có thể con sẽ không cần phải làm nhiều mà vẫn có thứ mình muốn. Nếu mẹ không muốn sau này con mình trở thành một kẻ vô dụng, chỉ biết ngồi chờ đợi mà không hề có mục tiêu trong cuộc sống thì ngay cả khi con là một đứa trẻ, mẹ cần chỉ ra cho con thấy rằng không một ai chỉ ngồi chờ đợi may mắn đến là lập tức có được mọi thứ. Để thành công, ngoài sự may mắn thì con cần phải cố gắng và nỗ lực để làm việc chăm chỉ. Hãy chỉ cho con thấy khi lao động càng hăng say thì may mắn con nhận được sẽ càng nhiều hơn.
Để rèn thói quen làm việc cho Subeo, tôi vẫn thường giao cho con một số việc làm đơn giản trong nhà như dọn phòng, quét nhà cửa...Khi mỗi lần con giúp mẹ làm việc, tôi sẽ ban thưởng cho con một món quà nhỏ như một món ăn con thích, hay một chuyến đi chơi công viên. Thông qua các việc làm đơn giản đó, con sẽ nhận thấy giá trị cao quý của lao động, con sẽ biết rõ có làm thì mới có ăn.
Biết tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã
Trong cuộc sống của các con sau này, không ai có thể đảm bảo rằng con luôn luôn gặp may mắn và sẽ thành công bởi không có con đường nào luôn trải hoa hồng, và không có ngã rẽ nào lại không ẩn dật khó khăn. Chiến thắng và vinh quang thì tất nhiên trẻ nào cũng hào hứng, tuy nhiên điều quan trọng là cần phải giúp trẻ cách đối phó với những thất bại. Tuy nhiên, đôi khi những khó khăn mà trẻ gặp phải trong cuộc sống sẽ giúp con học được những bài học quý báu.
Khi con vấp ngã, mẹ đừng vội chạy đến nâng con lên, hãy để con tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình (Ảnh minh họa)
Ngay từ khi Subeo tập đi, chắc chắn con sẽ không tránh khỏi việc bị ngã, nhưng khi đó tôi không vội chạy đến đỡ con mà luôn khích lệ con cố đứng lên bằng chính đôi chân và sức mạnh của mình. Tôi không hề đồng lòng với các ông bố bà mẹ luôn dang tay ra kéo con khỏi "vũng bùn" ngay lập tức mà không dành cho con một chút thời gian để con có cơ hội được vùng lên bởi chính sức mình. Nếu bố mẹ nào cũng cướp mất cơ hội được đứng lên của con sẽ vô tình hình thành một thói quen ỉ lại ở con sau này, điều này sẽ có nguy cơ làm hỏng tương lai và phẩm chất con người của trẻ.
Biết cám ơn và xin lỗi
Nói "cảm ơn" và "xin lỗi" cũng là điều mà mọi đứa trẻ cần biết từ nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ từ ai hay khi vô tình mắc lỗi nào đó. Một câu đơn giản như vậy thôi nhưng sẽ giúp trẻ học cách tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình cũng như day trẻ phải biết ơn và trân trọng sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Chính từ những phép lịch sự tối thiểu này sẽ giúp trẻ phát huy sự kính trọng đối với người hơn tuổi, giúp mẹ có thể rèn luyện cho trẻ nhân cách tốt nhất khi trưởng thành.
Để dạy Subeo biết nói "cảm ơn" và "xin lỗi" một cách tự giác và chân thành nhất, vợ chồng tôi trước tiên phải làm gương cho bé. Khi nhờ con giúp đỡ một viêc gì đó, hay khi vô tình mắc lỗi với con, tôi sẽ không ngại mà trao cho con những câu nói và cử chỉ tốt đẹp nhất. Khi trẻ chưa có nhận thức rõ ràng về mọi việc, nhưng khi thấy bố mẹ làm như vậy, con sẽ tự động học theo như một thói quen, và sau đó hãy nói cho con biết về mặt tốt của việc đó.
Theo Khampha
10 sai lầm ai làm cha mẹ cũng đều mắc phải Dưới đây là 10 sai lầm mà những người làm cha mẹ hay mắc phải trong năm đầu tiên nuôi con, kèm theo đó là những giải pháp hữu ích giúp bạn vượt qua những khó khăn này. Trải qua giai đoạn bầu bí, bạn chính thức "lên chức" cha - mẹ vào ngày con chào đời. Và cũng từ đó những khó...