Lợi nhuận từ streaming được “chia chác” như thế nào?
Sơ đồ phân chia tiền bản quyền cho mỗi bên liên quan từ doanh thu nghe nhạc trực tuyến trong đa số trường hợp dưới đây sẽ lý giải được vì sao có những nghệ sĩ thu về rất ít lợi nhuận dù là người sáng tác nên những bản hit triệu lượt nghe.
Hay vì sao nghệ sĩ ngày nay thường muốn tự nắm quyền sở hữu bản thu âm của mình thay vì phải lệ thuộc vào một bên nào đó.
Theo báo cáo cuối năm 2021 của RIAA – Hiệp hội công nghiệp thu âm Mỹ, streaming tiếp tục là mảng đem về nhiều doanh thu nhất nhất nền công nghiệp âm nhạc Mỹ trong năm qua, chiếm đến 83% với 12,4 tỷ USD. Cùng với đó, lợi nhuận từ việc đưa nhạc lên các nền tảng nghe nhạc trực tuyến có thể xem là nguồn thu nhập chính của không ít nghệ sĩ. Khán giả cũng đã quen thuộc với việc chi tiền ra để sử dụng các dịch vụ chính thức để thưởng thức những bài hát mình thích ở chất lượng tốt. Nhưng vẫn có một câu hỏi khiến người dùng các nền tảng streaming này ít nhất đã từng băn khoăn một lần đó là nghệ sĩ mà họ yêu mến sẽ thu được lợi nhuận từ nhạc số với tỉ lệ như thế nào?
Billboard Mỹ cho biết mỗi khoản thanh toán riêng lẻ từ các dịch vụ nhạc số đến người nhận thường không đến 1 cent (chưa đến 229 đồng). Tuy nhiên đối với những bài hát nổi tiếng, tiền bản quyền có thể lên đến hàng triệu USD trong một năm. Theo dự liệu của MRC Data và do Billboard Mỹ ước tính, “Levitating” của Dua Lipa – bài hát được phát trực tuyến nhiều nhất vào năm 2021 ở Mỹ (626 triệu lượt) đã kiếm được cho cô, các nghệ sĩ tham gia và các chủ sở hữu bản quyền khoảng 4 triệu USD (91,5 tỷ đồng). Những bên được chia phần doanh thu này bao gồm hãng thu âm, nghệ sĩ biểu diễn, nhạc sĩ, nhà phân phối âm nhạc và một hoặc hai bên trung gian với tỉ lệ mỗi bên khác nhau.
Với 626 triệu lượt nghe trực tuyến trong năm 2021, “Levitating” đã đem về cho Dua Lipa cùng các bên sở hữu bản quyền 4 triệu USD.
Video đang HOT
Phần lớn doanh thu streaming đến từ phí đăng ký định kỳ của người dùng cho các dịch vụ như Spotify, Apple Music, Amazon Music Unlimited… Theo Billboard Mỹ, với mỗi lượt nghe trực tuyến các nền tảng nhạc số cũng chi trả mức phí khác nhau: Spotify – 0,55 cent, Apple Music – 0,98 cent, Amazon Music – 0,5 cent, Tidal – 1,6 cent… Các dịch vụ này phân chia doanh thu từ phí đăng ký theo số lần một bản nhạc được phát trực tuyến trong một tháng cụ thể. Sau khi tính tiền bản quyền, họ sẽ thanh toán riêng cho các hãng thu âm, các nhà phát hành và các tổ chức bản quyền biểu diễn.
Dưới đây là mô hình phân chia trung bình tiền bản quyền âm nhạc từ dịch vụ nghe nhạc trực tuyến trong những trường hợp thông thường. Chủ sở hữu bản ghi âm – thường là hãng thu âm sẽ nhận được khoảng 80% tổng số tiền bản quyền, trong đó 64% thuộc về hãng thu âm và 16% được trả cho nghệ sĩ thể hiện. Số tiền này còn có thể được chia cho nghệ sĩ với tỷ lệ phụ thuộc vào hợp đồng thu âm của họ với hãng. Tiếp đến, 10% tổng giá trị stream được chia 5% cho nhà phát hành, phân phối nhạc, còn nhà phân phối chia cho nhạc sĩ sáng tác 5% còn lại. Cuối cùng, tiền bản quyền biểu diễn chiếm 10% nhưng chỉ bao gồm 1,2% cho các tổ chức biểu diễn. Các tổ chức biểu diễn phải chia 4,4% cho các nhạc sĩ sáng tác và 4,4% cho các nhà phát hành.
Các nghệ sĩ chỉ nhận được trung bình khoảng 16% tiền bản quyền từ doanh thu streaming.
Dựa theo công thức phân chia này, có thể thấy xu hướng ngày một nhiều nghệ sĩ làm chủ sở hữu bản thu của mình thay vì hãng thu âm đem về nhiều lợi ích cho họ bởi họ không cần chia 64% cho hãng. Ngoài ra, nếu bản thân ca sĩ cũng chính là tác giả sáng tác nên bài nhạc thì sẽ có tỉ lệ được phân chia doanh thu cao hơn.
Mặt khác, ca khúc càng có nhiều nhạc sĩ góp công chấp bút hay nhà sản xuất góp phần tạo thành, phần tiền này lại càng được chia nhỏ ra. Với các dòng nhạc như đồng quê, R&B, Pop… các ca khúc thường không chỉ được viết bởi duy nhất một người, chẳng hạn như “Stay” của The Kid LAROI & Justin Bieber được viết bởi 9 nhạc sĩ. Với các ca khúc lấy sample từ bài hát khác, lợi nhuận cũng sẽ được chia cho tác giả của bài nhạc sample. Điển hình, Trent Reznor – giọng ca chính kiêm nhạc sĩ của ban nhạc Rock Nine Inch Nails nhận được một ít thù lao từ bản hit “Old Town Road” khi Lil Nas X đã dùng ca khúc “Further” của anh làm sample cho bài nhạc của mình.
Trent Reznor (Nine Inch Nails) được nhận một phần lợi nhuận streaming của “Old Town Road” (Lil Nas X) vì là người sáng tác sample được dùng trong bản hit này.
Tỷ lệ tiền bản quyền khác nhau vì các hãng thu âm thương lượng với nghệ sĩ cũng như các bên những điều khoản khác nhau. Cách tính tiền bản quyền của họ được ẩn sau một quy trình tuyệt mật và các thỏa thuận không được tiết lộ. Sự phân chia không có công thức rõ ràng này đã nhiều lần khiến các nghệ sĩ bất mãn. Hơn nữa, các thỏa thuận cấp phép có thể yêu cầu các tính toán phức tạp hơn trong một số trường hợp nhất định
Nhiều người trong ngành cho rằng các khoản thanh toán tiền bản quyền là một mớ hỗn độn phức tạp, vô nghĩa và không trả công bằng cho các nghệ sĩ và nhạc sĩ. Các nhà lập pháp ở Anh cũng đã liên tục thể hiện sự quan tâm đến việc một số nghệ sĩ, nhạc sĩ kiếm được ít tiền ngay cả khi bài hát của họ được phát trực tuyến hàng triệu lần. Và đã có những lời kêu gọi xung quanh ngành công nghiệp để thay đổi cách tính toán tiền bản quyền theo hướng có lợi cho các nghệ sĩ ít nổi tiếng hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ phân chia và tính toán lợi nhuận hiện tại có thể sẽ không thể được thay đổi nhanh đến thế trong tương lai gần.
Spotify và FC Barcelona hợp tác lâu dài, đổi cả tên sân vận động Camp Nou
Trong thời gian tới, phía câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng này sẽ có nhiều thay đổi liên quan đến việc đưa cái tên Spotify xuất hiện nhiều hơn.
Đây được xem là một mối quan hệ hợp tác chưa từng có từng trước đến nay.
Theo thông báo từ Spotify vào ngày 15/3, nền tảng nghe nhạc trực tuyến này cùng FC Barcelona vừa kí kết mối quan hệ đối tác lâu dài. Từ tháng Bảy năm nay, Spoitify sẽ trở thành "Đối tác chính của câu lạc bộ" và "Đối tác phát âm thanh trực tuyến chính thức" cho đội bóng có trụ sở ở Tây Ban Nha. Truyền thông châu Âu cũng tiết lộ bản hợp đồng này trị giá 235 triệu bảng Anh (khoảng 7 nghìn tỷ đồng).
Spotify và FC Barcelona công bố mối quan hệ hợp tác lâu dài với mục tiêu " mang thế giới âm nhạc và bóng đá lại với nhau".
Theo đó, logo thương hiệu của dịch vụ nhạc số sẽ xuất hiện trên mặt trước áo đồng phục thi đấu lẫn áo tập của cả hai đội bóng nam và nữ từ mùa giải 2022-2023 như một biểu tượng tôn vinh các nghệ sĩ ở khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, Spotify cũng sẽ là "Đối tác danh hiệu của sân vận động" cùng với việc sân bóng lịch sử của đội Barca - Camp Nou chính thức được đổi thành Spotify Camp Nou.
Đổi lại, Spotify sẽ sử dụng mối quan hệ đối tác để thu hút sự chú ý của các nghệ sĩ cũng như người yêu nhạc từ khắp nơi trên thế giới. "Điều này sẽ mang thế giới âm nhạc và bóng đá lại với nhau, mang đến một sân khấu toàn cầu cho các cầu thủ và nghệ sĩ tại Spotify Camp Nou", nền tảng streaming đình đám chia sẻ. Được biết, các kế hoạch hợp tác cụ thể giữa hai bên sẽ phải được thông qua bởi hội đồng lãnh đạo Barcelona trong một cuộc thảo luận dự kiến diễn ra vào đầu tháng Tư.
Sân vận động Camp Nou được đổi tên thành Spotify Camp Nou sau việc kí kết giữa Barca và Spotify.
Chia sẻ về quyết định bắt tay với Barcelona, giám đốc kinh doanh của Spotify - Alex Norstrm cho biết: "Có rất nhiều câu trả lời từ các quan điểm khác nhau: kinh doanh, thương hiệu và marketing. Đối với Spotify, đó là về việc kết nối người hâm mộ với các nghệ sĩ thuộc mọi lĩnh vực, cầu thủ và nghệ sĩ, âm nhạc và thể thao... Chúng tôi luôn sử dụng hoạt động marketing của mình như một nền tảng cho các nghệ sĩ. Qua đây, họ sẽ thêm một sân khấu khổng lồ khác, đúng nghĩa là một sân vận động để giúp các nghệ sĩ tương tác với người hâm mộ trên toàn thế giới".
Trước mắt, Spotify đang đàm phán cùng Barca để có thể thay đổi một số yếu tố trong sân Camp Nou để quảng bá cho các nghệ sĩ. "Nhiều người hâm mộ tương tác hơn với nền tảng của chúng tôi đồng nghĩa với nhiều cơ hội hơn cho những người làm nghệ thuật. Cơ sở người hâm mộ toàn cầu khổng lồ của FC Barcelona sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển đó", Alex Norstrm nói thêm. Theo Spotify, câu lạc bộ bóng đá này có vô số người hâm mộ trẻ tuổi trên khắp thế giới, đó cũng là những khán giả cực kỳ quan trọng đối với dịch vụ streaming này.
Daniel Ek - chủ nhân nền tảng nghe nhạc Spotify từng rất hứng thú trong việc mua lại câu lạc bộ bóng đá Arsenal.
Mặc dù đây mới là mối quan hệ hợp tác chính thức giữa Spotify cùng một đội bóng, nhưng trước đó ông chủ nền tảng này vốn đã có ý định "đem âm nhạc và bóng đá lại với nhau". Năm ngoái, Daniel Ek - tổng giám đốc điều hành Spotify đã đưa ra lời đề nghị mua lại FC Arsenal. Tuy nhiên, có vẻ như kế hoạch giành quyền tiếp quản đội bóng mà mình yêu thích của Daniel đã không thành công và thay vào đó thì anh hiện thực hoá dự định của mình bằng cách "rót" vốn vào Barca.
Nhạc sĩ biểu tình trước trụ sở Spotify, phản đối việc trả tiền bản quyền quá thấp Theo Billboard Mỹ đưa tin, một nhóm nhạc sĩ đã cùng nhau tụ tập bên ngoài trụ sở cũ của Spotify ở khu vực West Hollywood vào chiều thứ Hai vừa qua (28/2) để phản đối mức phí bản quyền quá thấp mà dịch vụ phát trực tuyến này đang chi trả cho họ. Cuộc biểu tình mang tên #WeWroteThat được tổ chức...