Lợi nhuận ngành điện quý 3/2015: Ảnh hưởng của tỷ giá và câu chuyện nắng mưa do ‘ông trời’
Doanh thu toàn ngành dường như không có gì biến chuyển trong khi đó lợi nhuận lại giảm mạnh, đo chính là bức tranh chung của toàn ngành điện trong quý 3/2015.
Theo thông kê, trong quý 3/2015, doanh thu bán điện của các doanh nghiêp niêm yêt tăng 15% so với quý 3/2014, đạt 6,068 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận lại sụt giảm mạnh, chỉ còn hơn 45% so với cùng kỳ, đạt gần 550 tỷ đồng mà nguyên nhân chính là do chi phí giá vốn và chi phí hoạt động của các doanh nghiệp trong kỳ tăng cao. Tổng kết toàn ngành có 7 doanh nghiệp tăng trưởng, 8 doanh nghiệp có lợi nhuận giảm sút, 2 doanh nghiệp lỗ ròng và 2 doanh nghiệp nổi bật khi đảo ngược tình thế từ lỗ sang lãi.
Ảnh hưởng tiêu cực lên kết quả hoạt động chung của toàn ngành là những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh không mấy khả quan như NT2, PPC, TBC, SBA hayNBP khi lợi nhuận giảm mạnh. Sụt giảm mạnh nhất là trường hợp của NT2 khi lợi nhuận quý 3 năm nay giảm 85% so với cùng kỳ, chỉ đạt 69 tỷ đồng. Trong kỳ, doanh thu của NT2 giảm 14% do phát sinh khoản giảm trừ doanh thu khi hồi tố giá khí theo cơ chế giá thị trường. Từ tháng 8/2015, NT2 áp dụng thanh toán tiền bán điện và chi phí nhiên liệu giá khí theo giá thị trường. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, giá dầu FO giảm thấp nên giá khí đầu vào của NT2 tháng 8 và tháng 9 giảm so với trước đây, vì vậy doanh thu bán điện giảm. Ngoài ra, đơn vị phải gánh chịu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ gần 102 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước, đơn vị ghi nhận lãi do chênh lệch tỷ giá lên tới 301 tỷ đồng.
Tac đông ro nhât vê biên đông cua ty gia trong quy 3 lên nganh điên chinh la trương hơp cua CTCP Nhiệt Điện Phả Lại (HOSE: PPC). Mặc dù doanh thu quý 3/2015 của PPC tăng mạnh 30% so với cùng kỳ 2014, nhưng lợi nhuận sau thuế đạt được chỉ hơn 73 tỷ đồng, sụt giảm 78% do đơn vị phải gánh chịu thiệt hại tài chính khi tỷ giá VNĐ/JPY thay đổi. Trong kỳ, doanh thu tài chính của PPC sụt giảm mạnh từ 341 tỷ đồng xuống còn 89 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do cùng kỳ năm trước, PPC nhận được 167 tỷ đồng khoản lãi chênh lệch tỷ giá trong khi năm nay PPC không phát sinh khoản doanh thu này. Mặt khác, chi phí tài chính trong kỳ của PPC tăng lên 244 tỷ đồng, chủ yếu là khoản lỗ 214 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá.
Như vậy nếu xét riêng ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá lên PPC thì trong quý 3/2015, PPC phải chịu lỗ thuần từ chênh lệch tỷ giá là 214 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2014, đơn vị nhận được khoản lãi thuần từ chênh lệch tỷ giá là 422 tỷ đồng. Chênh lệch lỗ lãi do thay đổi tỷ giá trong kỳ lên tới 636 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/06/2015, tỷ giá VNĐ/JPY là 179.10 trong khi tỷ giá được dùng để đánh giá lại khoản nợ vào ngày 30/09/2015 là 188.19 VNĐ/JPY.
Bên cạnh vân đê ty gia, bài toán chi phí vẫn là vấn đề nan giải cho một số doanh nghiệp trong ngành khi tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu chiếm trên 99%, điển hình làKHP và SEB. Như trường hợp của KHP, mặc dù doanh thu tăng 24% so với cùng kỳ, đạt 893 tỷ đồng nhưng do giá vốn hàng bán chiếm 99.99% doanh thu nên lợi nhuận gộp của KHP chỉ có 113 triệu đồng. Kêt qua, KHP đành phải chịu lỗ 2.4 tỷ đồng.
Con vơi CTCP ĐT & PT Điện Miền Trung (HNX: SEB), tỷ lệ giá vốn/doanh thu là 99.5%. Nguyên nhân chính là do dự án Điện Trà Xom mới đi vào hoạt động nên chi phí tăng cao. Bên cạnh đó, giá điện trong quý 3 là giá điện mùa mưa nên thấp, khiến chênh lệch giữa giá vốn và giá bán rất nhỏ. Ngoài ra, trong kỳ SEB phải gánh chịu khoản chi phí lãi vay lên gần 9 tỷ đồng, trừ thêm chi phí hoạt động, đơn vị ghi nhận khoản lỗ trước thuế là 11 tỷ đồng.
Những doanh nghiêp nganh điên co lơi nhuân sut giam va thua lô trong quý 3/2015 (Đvt: Triệu đồng)
Video đang HOT
Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn chung thì ngành điện vẫn xuất hiện những ngôi sao sáng về tăng trưởng như VSH, HJS, DNC, DRL và SHP. Trong đó, mang dấu ấn nổi bật nhất là CTCP Thuy Điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (HOSE: VSH) khi có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao nhất toàn ngành, vượt mặt nhiều doanh nghiệp có vốn hóa lớn ở những ngành khác.
Cu thê, trong quý 3/2015, doanh thu của VSH tăng đột biến gấp 3 lần so với cùng kỳ, nguyên nhân chính là do sản lượng điện trong kỳ của đơn vị đạt hơn 128 triệu Kwh, tăng 43% so với quý 3/2014. Đang chu y la VSH đã ký được hợp đồng mua bán điện với EVN, đồng thời tham gia thị trường điện nên giá bán của VSH được tính theo giá thị trường. Nhờ đó, tỷ lệ chi phí giá vốn/doanh thu sản xuất điện giảm mạnh chỉ còn 44% trong khi cùng kỳ năm trước tỷ lệ này lên tới 108% – đồng nghĩa với việc năm trước VSH phải bán điện với giá bán thấp hơn giá vốn. Tất cả những yếu tố hỗ trợ này khiến hiệu quả hoạt động kinh doanh được cải thiện đáng kể nên trong quý 3, VSH lãi ròng gần 44 tỷ đồng, tăng đột biến gấp 88 lần so với cùng kỳ.
Những doanh nghiêp nganh điên co lơi nhuân tăng va chuyển lỗ sang lãi trong quý 3/2015 (Đvt: Triệu đồng)
Xet ơ gia tri tuyêt đôi, CTCP Thủy Điện Miền Nam (HOSE: SHP) mơi la doanh nghiêp co lơi nhuân cao nhât toan nganh điên trong quy 3. Cụ thể, doanh thu trong kỳ của SHP đạt hơn 235 tỷ đồng, tăng nhẹ 7% so với cùng kỳ năm trước nguyên nhân là vì giá bán điện của nhà máy Đa dâng 2 và Đam bri tăng so với cùng kỳ năm trước khoảng 8%. Lãi ròng trong ky gần 123 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoai ra, khi noi vê nganh điên, môt trong nhưng yêu tô tac đông lơn nhât không thê không kê đên chinh la thơi tiêt. Quy 3/2015 cung không ngoai lê đôi vơi SBA và CHPkhi lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào chuyện nắng hay mưa của “ông trời”.
Không nhận được sự ưu ái từ thời tiết, doanh thu thuần của SBA trong quý 3/2015 chỉ đạt 40 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ 2014. Nguyên nhân chính là tình hình thời tiết quá khô hạn do ảnh hưởng của El Nino nên sản lượng điện giảm 16.27 triệu kWh, tương ứng giảm 31% so với cùng kỳ 2014. Khó khăn chồng chất khó khăn khi đơn vị phải đội thêm khoản chi phí lãi vay trong kỳ lên hơn 16 tỷ đồng do không còn được hưởng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của dự án Nhà máy Điện Khe Diên. Kết quả, lãi ròng trong quý 3 của SBA chỉ đạt hơn 8 tỷ đồng, giảm 69% so với quý 3/2014.
Kêt qua kinh doanh của CHP và SBA trong quý 3/2015 (Đvt: Triệu đồng)
Trong khi đó, CHP lại khiến cho cô đông vui mưng khi lật ngược tình thế chuyển từ lỗ sang lãi. Nhờ điều kiện thủy văn trong kỳ thuận lợi, lượng nước về hồ nhiều khiến sản lượng trong quý 3/2015 tăng so với cùng kỳ năm trước, doanh thu tăng 46% lên 122 tỷ đồng. Sau khi trừ đi chi phí, CHP lãi ròng hơn 15 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ đơn vị lỗ ròng gần 14 tỷ đồng. “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, không những giup CHP thoát lỗ mà còn nâng vị thế của CHP lên đứng vị trí thứ 8 về lợi nhuận trong số 19 doanh nghiệp ngành điện niêm yết.
Theo Vietstock
Đằng sau báo cáo lợi nhuận của các ngân hàng
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2015, 9 ngân hàng niêm yết đều báo cáo lãi mạnh. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là những khoản nợ có khả năng mất vốn lại chiếm tới hơn một nửa (57%) cùng mức tổng nợ xấu tại các ngân hàng niêm yết lên tới 19.992 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Lãi tăng mạnh
Trong tổng số 9 ngân hàng đã niêm yết, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có mức tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế (LNST) cao nhất đạt 4.513 tỷ đồng, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Lý do là một số hoạt động trong quý 3/2015 có thu nhập tốt hơn so với cùng kỳ năm trước đã có tác động tích cực đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Vừa được Moody's xếp hạng chỉ số sức mạnh tài chính cao và được xem là một trong những ngân hàng thương mại trụ cột của ngành và nền kinh tế Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) ghi nhận LNST đạt 4.461 tỷ đồng, tăng trưởng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, và đạt 78,4% so với kế hoạch đề ra nhờ thu nhập tăng mạnh.
Cũng là ngân hàng có lợi nhuận cao trong 9 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đạt 3.635 tỷ đồng LNST, tăng 11,1% so với cùng kỳ.
Nợ có khả năng mất vốn cũng tăng
Tổng nợ xấu của 9 ngân hàng niêm yết tính tại ngày 30/9/2015. (Nguồn: Báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2015 của 9 ngân hàng niêm yết)
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2015, 9 ngân hàng niêm yết có tổng cộng 34.796 tỷ đồng nợ xấu. Tăng 5,7% so với cuối năm 2014. Đáng chú ý, khoản nợ có khả năng mất vốn lại chiếm tới hơn một nửa (57%) tổng nợ xấu tại các ngân hàng niêm yết (19.992 tỷ đồng).
BIDV đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ nhóm 3 trên tổng nợ xấu cao nhất 9 ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu đạt 11.925 tỷ đồng, tăng tới 72,3% so với cuối năm 2014. Theo giải trình liên quan đến nợ của BIDV, các khoản cho vay một số đơn vị là công ty thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và một số đơn vị thành viên và Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) được phân loại và trích lập dự phòng theo văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về việc xem xét cơ cấu lại khoản nợ cũ của Vinashin và Vinalines.
Ngoài ra, trong năm 2014, BIDV là ngân hàng bán nợ cho Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nhiều nhất với 6.600 tỷ đồng. Và trong 9 tháng đầu năm nay, BIDV đã bán hơn 11.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, vượt 25% so với kế hoạch đề ra.
Mặc dù là ngân hàng có nợ xấu giảm nhưng nợ có khả năng mất vốn lại tăng mạnh là Vietcombank, có tổng cộng 7.141 tỷ đồng nợ xấu, giảm hơn 300 tỷ so với cùng kỳ và chiếm 2% trên tổng dư nợ. Nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh 38%, từ 3.571 tỷ đồng đầu năm lên 4.938 tỷ đồng, chiếm 69% tổng nợ xấu.
Tại thời điểm ngày 30/9, nợ xấu Vietinbank đạt 4.761 tỷ đồng, tăng 28% so với con số cuối năm 2014. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn lên tới 2.685 tỷ đồng, tăng 600 tỷ đồng (tương ứng tăng 28,7% so với số cuối năm 2014).
Chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến nhóm nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng tăng cao, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright cho biết, tính trong cả năm 2015, tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ vào khoảng 19%. Tiếp tục xu thế của 2014 thì các ngân hàng thương mại tiếp tục chuyển nợ xấu sang cho Công ty quản lý tài sản (VAMC). Đến cuối tháng 9, tổng nợ xấu đã chuyển là 225.000 tỷ đồng. "Nhờ mẫu số thì tín dụng tăng mạnh, tử số thì phần nợ xấu đã được chuyển cho VAMC nên tỷ lệ nợ xấu chính thức đã giảm xuống 3%. Nhưng nếu, cộng ngược lại cái nợ xấu của VAMC mà chưa được xử lý thì tỷ lệ nợ xấu phải lên đến trên 7% và như vậy nợ xấu vẫn còn nằm ở đó nên nợ xấu ngân hàng được chia thành các nhóm nợ từ 2 đến 5, nhóm nợ có khả năng mất vốn về số tuyệt đối là đều tăng", ông Thành nói.
Về những biện pháp khắc phục, ông này cho rằng, để có thể thật sự giảm được nợ xấu, nhất là các khoản nợ có khả năng mất vốn, vấn đề nằm ở 2 khía cạnh là nợ xấu phải thật sự được xử lý không phải tạm cất đấy, cũng không phải tái cơ cấu lại theo hình thức đảo nợ hay gia hạn nợ mà là thu hồi nợ. Tiếp theo là phải xử lý tài sản đảm bảo và các ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ.
Theo Người tiêu dùng
Lợi nhuận ngân hàng: Vẫn khả quan sau khi trích lập Chuyện trích lập dự phòng cao không quá đáng ngại, bởi lẽ nó đồng nghĩa với việc các ngân hàng đã mạnh dạn đối mặt với thực trạng tài sản của mình. Các ngân hàng tiếp tục trải qua một quý "vật lộn" với những khoản nợ xấu. Tại VPBank, chẳng hạn, chi phí trích lập dự phòng quý III/2015 đã tăng hơn...