Lợi nhuận của Pfizer tăng mạnh nhờ vaccine và thuốc điều trị COVID-19
Ngày 8/2, hãng dược Pfizer của Mỹ dự báo vaccine phòng COVID-19 do hãng sản xuất sẽ mang về khoản doanh thu 32 tỷ USD trong năm 2022 trong khi lợi nhuận hằng năm tăng gấp đôi, lên tới 22 tỷ USD.
Biểu tượng hãng dược Pfizer tại Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo tài chính, Pfizer cho hay doanh thu năm 2021 tăng gần gấp đôi so với năm trước đó, lên mức 81,3 tỷ USD, trong số này 36,8 tỷ USD là từ vaccine phòng COVID-19, vượt xa mức 15 tỷ USD được đưa ra trong dự báo trước đó của hãng. Bên cạnh đó, Pfizer cũng dự báo doanh thu từ thuốc Paxlovid điều trị COVID-19 vào khoảng 22 tỷ USD trong năm 2022.
Theo Giám đốc điều hành Pfizer, ông Albert Bourla, các chuyên gia và các nhà khoa học của Pfizer sẽ tiếp tục theo dõi virus SARS-CoV-2, đồng thời nhận định rằng dịch COVID-19 khó có thể bị “xóa sổ” trong tương lai gần. Ông nhấn mạnh, giờ đây con người đã có các “công cụ”, gồm vaccine và thuốc điều trị, cho phép thế giới không chỉ ứng phó tốt hơn với đại dịch COVID-19 mà còn giúp các nước chuyển sang giai đoạn COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu. CEO của Pfizer nhấn mạnh những “công cụ” hiện nay sẽ giúp con người sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Hiện vaccine phòng COVID-19 theo công nghệ mRNA do Pfizer và hãng dược BioNTech (Đức) sản xuất đã có mặt tại trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo kế hoạch, Pfizer đặt mục tiêu sản xuất hơn 4 tỷ liều vaccine trong năm 2022, nhiều hơn so với con số 3 tỷ liều trong năm ngoái. Hãng cũng đặt mục tiêu cho ra thị trường ít nhất 120 triệu liệu trình thuốc Paxlovid, vốn được đánh giá đạt hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân COVID-19.
Tổng thể, Pfizer dự báo doanh thu cả năm 2022 của hãng vào khoảng từ 98 tỷ USD đến 102 tỷ USD, thấp hơn so với mức 105,48 tỷ USD được dự báo trước đó.
Pfizer thử nghiệm lâm sàng thuốc viên kháng virus SARS-CoV-2
Ngày 27/9, hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ thông báo đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn giữa và cuối loại thuốc viên kháng virus SARS-CoV-2 dành cho những người có khả năng đã nhiễm bệnh.
Biểu tượng hãng dược Pfizer tại Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo giám đốc phụ trách khoa học của Pfizer Mikael Dolsten, đối phó với virus SARS-CoV-2 đòi hỏi các liệu pháp điều trị hiệu quả đối với những người đã tiếp xúc hoặc phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2, bổ sung các tác động từ vaccine phòng COVID-19. Từ tháng 3/2020, hãng Pfizer đã bắt đầu phát triển thuốc điều trị COVID-19 dạng viên, có tên PF-07321332, và tiến hành thử nghiệm kết hợp với thuốc Ritonavir, vốn được sử dụng kết hợp với các thuốc khác để kiểm soát lây nhiễm HIV.
Theo Pfizer, thử nghiệm có sự tham gia của 2.660 người trưởng thành, là những người bắt đầu có triệu chứng bệnh hoặc được xác định mới tiếp xúc với nguồn bệnh. Những tình nguyện viện này sẽ được chỉ định ngẫu nhiên uống thuốc PF-07321332 kết hợp với ritonavir hoặc uống giả dược 2 lần/ngày trong 5 hoặc 10 ngày. Mục đích của cuộc thử nghiệm là đánh giá độ an toàn và hiệu quả của PF-07321332 trong việc ngăn chặn lây nhiễm virus SARS-CoV-2 và sự phát triển của các triệu chứng bệnh trong 14 ngày.
Nhiều hãng dược khác đang thử nghiệm các thuốc đường uống hiện có để điều trị COVID-19, song Pfizer là hãng dược đầu tiên bào chế thuốc viên chống virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, thuốc PF-07321332, nếu được cấp phép, chỉ được dùng điều trị cho bệnh nhân mới nhiễm bệnh. Khi bệnh đã chuyển biến nặng, phần lớn virus đã ngừng nhân bản, việc dùng thuốc có thể tạo phản ứng thái quá của hệ miễn dịch, gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Pfizer dự báo 'bỏ túi' hơn 33 tỷ USD nhờ bán vaccine phòng COVID-19 Ngày 28/7, Công ty dược phẩm Pfizer Inc (Mỹ) đã nâng dự báo doanh thu bán vaccine phòng COVID-19 của hãng này phối hợp với BioNTech (Đức) phát triển trong năm 2021 lên mức 33,5 tỷ USD, tăng 28,8% so với dự báo trước đó. Biểu tượng hãng dược Pfizer tại Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Pfizer cho biết quyết định nâng dự...