Lợi nhuận cao, xử phạt thấp: Sẽ còn nhiều con thú phải bỏ mạng!
Buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) mang lại siêu lợi nhuận nên tình trạng này ngày càng nóng bỏng. Trong khi đó, chế tài xử phạt còn lỏng lẻo, càng tạo kẽ hở cho các đối tượng hám lợi, làm giàu bất chấp sự đe dọa tuyệt chủng ĐVHD.
Lực lượng chức năng kiểm đếm tang vật một vụ buôn lậu động vật hoang dã
Buôn bán ĐVHD xuyên quốc gia
Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNT) nhận định, thời gian gần đây nhiều vụ buôn bán, vận chuyển trái phép ĐVHD lớn đã bị phát hiện. Trong 3 tháng đầu năm 2012, các cơ quan chức năng của nhiều địa phương đã bắt giữ, tịch thu lượng lớn các loài nguy cấp, quý hiếm như rắn hổ mang, mèo rừng, khỉ đuôi heo, vượn đen má hung, hổ đông lạnh, sừng tê giác, ngà voi… Đặc biệt, trong tháng 1-2012, số vụ vi phạm liên quan đến vận chuyển, buôn bán tê tê tăng cao đột biến. Các cơ quan chức năng của Hà Tĩnh và một số tỉnh miền Bắc đã tịch thu được gần 2 tấn tê tê. Phần lớn tê tê được vận chuyển từ Lào sang và sau đó chở thẳng lên biên giới phía Bắc để xuất lậu sang Trung Quốc. Chỉ trên địa bàn Hà Nội, trong tháng 3, lực lượng công an đã bắt giữ gần chục vụ buôn bán, vận chuyển trái phép ĐVHD. Cũng bởi tình trạng này mà Ban Chỉ đạo về chống hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã đưa ĐVHD vào một trong 10 nhóm hàng dễ bị buôn lậu.
Ngoài ra, theo ông Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) cho biết, trong vòng 7 năm, từ tháng 1-2005 đến hết
2-2012, Việt Nam đã phát hiện 206 vụ vi phạm liên quan tới hổ. Trong đó, có 74 vụ vi phạm bị bắt quả tang là những trường hợp nuôi nhốt, buôn bán, vận chuyển hổ sống hoặc các sản phẩm làm từ hổ. Cơ quan chức năng đã thu hồi được tổng cộng 53 cá thể hổ và bộ xương hổ. Ông Hưng cho biết, đã hình thành cả những đường dây chuyên săn bắt hổ từ Myanmar, Malaysia và nhiều quốc gia khác, sau đó vận chuyển quan Thái Lan, rồi đưa qua Lào về Việt Nam.
Video đang HOT
Chế tài xử lý quá nhẹ
Bên cạnh tình trạng buôn bán, xâm hại ĐVHD thì hoạt động nuôi nhốt và khai thác trái phép cũng ngày một diễn biến phức tạp hơn. ENV đã làm một cuộc điều tra các trang trại nuôi hổ trên toàn quốc. Theo đó, tính đến tháng 2-2012, cả nước đã có 9 cơ sở nuôi nhốt hổ tư nhân, với 94 cá thể hổ. Theo Liên minh Bảo tồn hổ Quốc tế (ITC), toàn thế giới ước tính chỉ còn khoảng 3.500 cá thể hổ hoang dã và số lượng hổ ngày càng giảm nhanh. Việt Nam giờ chỉ còn khoảng 30 cá thể trong tự nhiên và vẫn có nguy cơ bị tuyệt chủng trong 5 năm tới nếu không ngăn chặn được tệ nạn săn bắt vô tội vạ.
Ông Trần Việt Hưng nhận định, thời gian qua, chúng ta đã bóc gỡ được một vài đường dây lớn, đặc biệt là buôn bán hổ nhưng các chế tài xử phạt lại không đủ tính răn đe. Ông Hưng dẫn chứng, trong 27 đối tượng đã bị bắt giữ vì buôn bán hổ trái phép thì chỉ có 4 đối tượng nhận hình phạt tù, còn lại 21 đối tượng chỉ nhận những hình phạt nhẹ như khiển trách, tù hưởng án treo… “Hình phạt quá nhẹ, chưa thể hiện sự vào cuộc với trách nhiệm cao của các cơ quan chức năng nên nhiều vụ buôn bán, xâm hại ĐVHD vẫn tái diễn, thậm chí có nhiều thời điểm rầm rộ hoạt động”, ông Hưng nói. Điển hình như vụ bắt quả tang nấu cao hổ tại nhà hàng Tây Bắc quán ở Hà Nội vào tháng 1-2012. Đối tượng là Nguyễn Thị Thanh (45 tuổi), trú tại tập thể Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân – Hà Nội). Năm 2007, Nguyễn Thị Thanh đã từng chịu án phạt tù 18 tháng cũng vì tội nấu cao hổ…
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện xã hội của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, để cứu các loài ĐVHD khỏi nguy cơ bị săn bắt, buôn bán và nuôi nhốt trái phép, cần phải áp dụng những chế tài đủ mạnh và quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn, mới có thể làm cho các đối tượng từ bỏ những vụ buôn bán này. “Khi lợi nhuận quá cao mà chế tài xử lý nhẹ thì không đủ sức răn đe cho các đối tượng hám lợi. Nhiều loài ĐVHD quý hiếm của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi nạn săn bắn, buôn bán bất hợp pháp. Nếu chúng ta không thực sự vào cuộc mạnh mẽ thì con cháu chúng ta sẽ chỉ biết đến hổ trên phim, ảnh”, ông Hòe kiến nghị.
Theo ANTD
Thương lái "ép" người chăn nuôi dùng chất cấm
Ngày 6.4, bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) dẫn đầu đoàn công tác gồm Cục thú y, Cục chăn nuôi tiến hành kiểm tra công tác quản lý chăn nuôi và kiểm soát giết mổ, kiểm soát việc sử dụng chất cấm tại tỉnh Đồng Nai.
Trong buổi sáng, bà Thu đã đi kiểm tra thực tế tại Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh (tại H.Trảng Bom) và kiểm tra 2 hộ có thức ăn chăn nuôi bị phát hiện dương tính với chất cấm tại ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, H.Trảng Bom.
Tại trại nuôi heo của ông Nguyễn Văn Thái, vào ngày 31.3, Chi cục thú y Đồng Nai phát hiện thức ăn chăn nuôi của trang trại này dương tính với chất cấm sabutamol. Nhưng tại buổi làm việc sáng nay, ông Thái không thừa nhận sử dụng chất cấm để trộn vào thức ăn.
Bà Thu đã đề nghị các cơ quan chức năng của Bộ và tỉnh làm rõ, truy nguyên nguồn gốc chất cấm.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Đồng Nai, sau khi phát hiện chất cấm trong chăn nuôi ở địa phương này, giá heo hơi trên thị trường giảm từ 52.000 - 56.000 đồng/kg xuống chỉ còn 42.000 - 45.000 đồng/kg.
Cũng theo cơ quan này, cuối năm 2011, Sở NN-PTNT Đồng Nai đã tổ chức kiểm tra 33 cơ sở thức ăn chăn nuôi có 13 mẫu vi phạm chất lượng, 1 mẫu có sabutamol dương tính.
Đặc biệt công an H.Thống Nhất phát hiện 1 đối tượng đang vận chuyển 0,5 kg sabutamol 98% đi tiêu thụ nhưng chỉ xử phạt hành chính 6,5 triệu đồng.
Lý giải vì sao chưa thể truy tố các đối tượng sử dụng chất cấm, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai cho biết, "do chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm". Cụ thể, ngành nông nghiệp có chế tài cấm sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm nhưng ngành y tế vẫn chỉ định được dùng làm thuốc điều trị các bệnh về hô hấp.
Sau khi báo Thanh Niên phanh phui về việc sử dụng chất cấm tại tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 27.3, Sở NN-PTNT Đồng Nai đã lấy mẫu và phát hiện 20 mẫu dương tính với chất cấm.
Mới đây ngày 31.3, Chi cục thú y lấy tiếp 93 mẫu thức ăn chăn nuôi và nước tiểu trên đàn heo đã phát hiện 12 mẫu dương tính với chất cấm.
Theo nhận định của Sở NN-PTNT Đồng Nai, dùng thịt heo có nhiều nạc là nhu cầu tất yếu của xã hội. Để đáp ứng yêu cầu này, thương lái đã gây áp lực về giá, buộc người chăn nuôi phải sử dụng chất cấm rồi sau đó mua với giá cao hơn giá thị trường khoảng 5.000 đồng/kg nên nhiều người hám lợi đã sử dụng chất cấm.
Thức ăn chăn nuôi tại trang trại của ông Nguyễn Văn Thái bị phát hiện nhiễm chất cấm
Ông Thái (phải) trao đổi với bà Thu vẫn khẳng định không biết chất cấm từ đâu có trong thức ăn chăn nuôi của mình
Kiểm tra dây chuyền giết mổ tại Công ty Bình Minh
Theo Thanh niên
Hà Nội: Thắp hương trước khi nấu cao hổ vẫn bị bắt Khoảng 11h ngày hôm nay, 9/1, bất ngờ kiểm tra tại nhà bếp của nhà hàng Tây Bắc Quán ở số 15A Quan Nhân, phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội) - cơ quan công an đã phát hiện và thu giữ một nồi cao hổ đang nấu dở. Sau ba tháng điều tra, theo dõi, ngày 9/1, Phòng Cảnh sát PCTP...