Lời nguyền về chiếc ly trừng phạt kẻ hám của
Những món vàng bạc châu báu dường như ngay từ khi được đưa vào lăng mộ cùng với Pha-ra-ong đã bị một làn khí huyền bí bao trùm lấy.
Ly Hy Vọng được phát hiện ở sảnh trước lăng mộ Pha-ra-ong. Người ta đoán rằng, những kẻ đào trộm mộ trong lúc vội vàng đã làm rơi lại. Bên trên ly còn khắc chữ: “Nếu ngươi tình nguyện quay mặt về phía gió phương Bắc, sau một vài năm,ước nguyện của ngươi sẽ được thực hiện”.
Ai Cập là quốc gia có nền văn hóa cổ đại lâu đời, thịnh vượng, cũng là vùng đất thần bí, mang trong mình những truyền thuyết kỳ lạ. Lăng mộ Pha-ra-ong được đồn là nơi chứa nhiều báu vật nhất Ai Cập nhưng người ta cũng e ngại khi nơi đây được cho là có lời nguyền của Pha-ra-ong. Lời nguyền ấy giữ gìn sự an bình nơi đây, trừng phạt những kẻ tham lam của cải của Ngàivà là bí ẩn ngàn năm chưa được giải.
Những món vàng bạc châu báu dường như ngay từ khi được đưa vào lăng mộ cùng với Pha-ra-ong đã bị một làn khí huyền bí bao trùm lấy.
Chiếc ly Hy vọng với những dòng chữ gợi nhiều giả thuyết
Tutankhamun – Pha-ra-ong thứ 18 của Ai Cập đã thống nhất đất nước từ năm 1336 đến 1327 trước Công nguyên. Tuy Tutankhamun không phải Pha-ra-ong có nhiều công lao, thành tích nhất nhưng được coi là Pha-ra-ong văn minh nhất trong lịch sử Ai Cập. Chiếc mặt nạ bằng vàng của ông trở thành biểu tượng cho nền văn minh Ai Cập cổ đại, được cả thế giới biết đến.
Việc phát hiện ra lăng mộ Pha-ra-ong Tutankhamun là bước tiến lớn của ngành khảo cổ học. Đâylà lăng mộ Pha-ra-ong được bảo tồn nguyên vẹn nhất được tìm thấy trong Thung lũng các vị vua. Những lời nguyền trong truyền thuyết dường như ứng nghiệm nhiều hơn từ sau khi lăng mộ Tutankhamun được khai quật.
Video đang HOT
Howard Carter là nhà khảo cổ có công lao lớn nhất trong việc tìm ra lăng mộ Pha-ra-ong Tutankhamun. Ngày lăng mộ được khai quật, con chim hoàng yến được Carter yêu mến nhất không biết vì sao lại bị con mãng xà cắn chết. Người hợp tác với ông, Carnavon cũng bất ngờ mất cùng năm.
Trong vòng mười mấy năm sau khi khai quật lăng mộ, 20 người có liên quan đến sự việc lần đó đều lần lượt mắc bệnh lạ hoặc bị thần kinh mà qua đời. Rốt cuộc, những cái chết này có liên quan gì đến lời nguyền của Pha-ra-ong hay không, không ai dám chắc!
Theo Tiểu Ngọc/Khám phá
Tìm thấy thành phố cổ 7.000 năm tuổi, tiết lộ "bí mật ngàn năm" về Ai Cập?
Các nhà khảo cổ tìm thấy di chỉ này trong dự án khai quật tại khu đền Vua Seti I ở thành phố Abydos, được cho là một trong những kinh đô đầu tiên của Ai Cập, do Bộ Cổ vật Ai Cập chỉ đạo thực hiện.
Các chuyên gia khảo cổ cho hay, Abydos là thủ đô của Ai Cập vào cuối thời kỳ Tiền triều đại (trước năm 3.100TCN) và kéo dài trong suốt thời gian cai trị của 4triều đại đầu tiên.
Vị trí của thành phố cổ 7.000 năm tuổi được phát hiện nằm cách đền thờ Pharaoh Seti I khoảng 400m, ngay trong khu du lịch Luxor nổi tiếng.
Thành phố cổ này có khả năng là nơi lưu giữ "dấu ấn" của nhân vật có địa vị cấp cao và những người xây dựng.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện những túp lều, cốt gốm, các công cụ sắt và 15 ngôi mộ rất lớn, một số ngôi mộ thậm chí còn lớn hơn những ngôi mộ hoàng gia ở Abydos.
Các ngôi mộ và dấu tích của một thành phố cổ đã được phát hiện gần Abydos. (Ảnh: Bộ Cổ vật Ai Cập)
Đặc trưng của những khu nghĩa trang đó là có nhiều nhà mồ, một kiểu mộ cổ Ai Cập được xây bằng gạch bùn, mộ hình chữ nhật, hai bên nghiêng và mái phẳng. Ở một số nghĩa trang có tới 4 nhà mồ.
"Kích thước của các ngôi mộ được phát hiện ở nghĩa trang lớn hơn một số ngôi mộ của các vị vua có nguồn gốc từ triều đại đầu tiên ở Abydos. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng và địa vị xã hội rất cao của những người được chôn cất ở đây trong thời kỳ đầu của lịch sử Ai Cập cổ đại".
Bộ Cổ vật Ai Cập nhận định: "Phát hiện khảo cổ "bước ngoặt" này có thể mang lại những hiểu biết mới về Abydos, một trong những thành phố lâu đời nhất ở Ai Cập cổ đại".
Đồ gốm và các công cụ cũng được tìm thấy tại điểm khai quật. (Ảnh: Bộ Cổ vật Ai Cập)
Các chuyên gia hy vọng, phát hiện này sẽ góp phần chứng minh cho giả thuyết của họ, rằng Abydos là kinh đô của Ai Cập trong các vương triều đầu tiên.
Tìm thấy chiếc thuyền lớn của người Ai Cập cổ đại gần kim tự tháp
Đây được xem là một phát hiện quan trọng bởi rất ít tàu thuyền thuộc nền văn minh Ai Cập cổ đại có thể tồn tại tới thời điểm hiện tại.
Trong một tuyên bố, Bộ Di tích Ai Cập cho biết con thuyền gỗ trên dài khoảng 18m và có niên đại trên 4.500 tuổi. Các nhà khảo cổ đã phát hiện con thuyền này bị vùi dưới cát và nằm trên một phiến đá trong khi họ đang nghiên cứu một lăng mộ cổ đại. Đây là con thuyền được sử dụng trong lễ an táng và được cho là đóng tại nghĩa trang Nam Abusir.
Các nhà khảo cổ khai quật một ngôi mộ cổ 4.000 năm tuổi được phát hiện ở Abusir, ngoại ô thủ đô Ai Cập. (Nguồn: AFP).
Các nhà khảo cổ đánh giá đây là một phát hiện đáng chú ý bởi vì loại thuyền có kích thước lớn như trên vào giai đoạn đó chỉ dành cho các thành viên cấp cao của xã hội, những người xuất thân hoàng gia.
Theo họ, chiều dài con thuyền và số đồ gốm được tìm thấy cùng nó cho thấy những đồ vật này có thể thuộc thời điểm cuối triều đại thứ 3 và nửa đầu thứ 4 của Ai Cập cổ đại.
Các nhà khảo cổ cũng nhận định việc khai quật chiếc thuyền ở Abusir sẽ là một đóng góp to lớn đối với việc tìm hiểu về nghề đóng tàu thuyền của người Ai Cập cổ đại.
Ngoài ra, đây có thể là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành công nghiệp du lịch đang gặp nhiều khó khăn của Ai Cập, do ảnh hưởng của những bất ổn chính trị kéo dài kể từ năm 2011.
Hơn 14,7 triệu khách du lịch đến thăm Ai Cập vào năm 2010. Nhưng trong quý đầu năm 2016con số này giảm xuống còn 1,2 triệu người, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm 2015 là 2,2 triệu khách.
Nguyễn Thị Thu Trang
Theo Khỏe & Đẹp
Tại sao một phút có 60 giây, một giờ có 60 phút nhưng một ngày chỉ có 24 giờ? Làm thế nào mà người ta có thể quyết định một giờ là bao lâu, một phút là bao lâu, và một giây là bao lâu vậy? Một ngày là một khoảng thời gian trái đất quay đủ 1 vòng. Nhưng làm thế nào mà người ta có thể quyết định một giờ là bao lâu, một phút là bao lâu, và một...