“Lời nguyền” đeo bám gia tộc Kennedy
Truyền thuyết về lời nguyền ám ảnh gia tộc chính trị nổi tiếng của Mỹ Kennedy vừa được bổ sung thêm 2 bằng chứng đầy thuyết phục.
Hai thành viên trong gia đình, trong đó có một đứa trẻ 8 tuổi vừa chết thảm thương.
Gia đình Joseph Patrick Kennedy. Ảnh: Viki
Danh sách về những cái chết đáng ngờ và bí ẩn nhất của gia tộc Kennedy ngày một nối dài…
Lời nguyền còn đó?
Ngày 6/4/2020, cảnh sát và nhân viên bảo vệ bờ biển Massachusetts đã phát hiện ra thi thể của bà Maeve Kennedy Townsend Mckean, 40 tuổi. Bà Maeve là con gái của cựu Phó Thống đốc bang Maryland Kathleen Kennedy Townsend – con gái của cố Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy. Ông Robert làm Bộ trưởng Tư pháp trong thời gian anh trai John F. Kennedy làm Tổng thống. Thi thể của cậu con trai 8 tuổi Gideon được tìm thấy muộn hơn một chút ở độ sâu 8 mét, cách bờ biển 600 mét.
Trước đó, bà Maeve cùng con trai Gideon (8 tuổi) mất tích vào ngày 2/4 khi đang chèo xuồng trên sông Nam ở vịnh Chesapeake, gần nhà mẹ bà Maeve. Theo ông David Mckean, trong lúc những đứa trẻ chơi bóng thì quả bóng bị đá xuống biển. Bà Maeve Kennedy và cậu con cả Gideon liền đi ca nô ra vớt bóng. Tuy nhiên, gió biển và thủy triều đã đẩy họ ra xa không thể quay lại. Thi thể của bà Maeve được tìm thấy ở khu vực cách ngôi nhà khoảng 4 km, ở độ sâu 25 m.
Đây là cái chết đáng ngờ. Khu nhà nằm trên bờ của một vịnh được bảo vệ cẩn mật và không bao giờ có dòng chảy mạnh hay gió. Vậy mà một chiếc ca nô đã nhanh chóng bị gió thổi vào đại dương. Maeve Kennedy trước đây làm việc tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ với tư cách là cố vấn nhân quyền cấp cao cho chính quyền Tổng thống Obama, và gần đây, ở vị trí tương tự tại Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Tổng thống thứ 35 của Mỹ – John F. Kennedy bị bắn chết tại Dallas vào năm 1963. Ảnh: Internet
Các chuyên gia phả hệ của gia tộc Kennedy từ lâu đã từ bỏ việc đếm chính xác có bao nhiêu cái chết thương tâm và những tai nạn kỳ lạ mà gia tộc này đã gặp phải trong 80 năm qua.
Hủy diệt một đế chế
Mặc dù vậy, cái chết đầy uẩn khúc của Maeve Kennedy một lần nữa khiến dư luận Mỹ bị ám ảnh bởi lời nguyền gia tộc Kennedy.
Robert F.Kennedy bị ám sát vào năm 1968. Ảnh: Internet
Người sáng lập gia tộc – Old Kennedy có 9 người con (4 trai, 5 gái). Vốn là người giàu có và có ảnh hưởng rất lớn trên chính trường nước Mỹ thời bấy giờ nên Old Kennedy quyết hướng những người con của mình tới chính trường. Tuy nhiên, ước nguyện của Old Kennedy chưa bao giờ trọn vẹn. Vào những năm 1940, ông đặt niềm tin vào người con trai cả Joseph Pastrick Kennedy Sr với hy vọng anh ta sẽ trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Joseph là sinh viên Harvard, cầu thủ bóng bầu dục, du thuyền. Tuy nhiên, mọi chuyện diễn ra không như những gì Old Kennedy mong đợi. Năm 1944, Joseph hy sinh trên chiến trường nước Anh.
Video đang HOT
Không nản lòng, Old Kennedy tiếp tục vun đắp cho sự nghiệp chính trị của người con trai thứ 2 – John F. Kennedy. Lần này, ông toại nguyện. Vào năm 1960, John F. Kennedy trở thành Tổng thống thứ 35 của Mỹ khi đang ở tuổi 43, một trong Tổng thống trẻ tuổi và tài năng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tuy nhiên, đến ngày 22/11/1963, John F. Kennedy bị ám sát tại Dallas. Cái chết bất ngờ của John F. Kennedy để lại nhiều câu hỏi nghi vấn. Sau này, số lượng con cháu của dòng họ Kennedy tăng theo cấp số nhân và những cái chết bí ẩn cũng vì thế tăng lên.
Con trai thứ ba của Old Kennedy, Robert Francis Kennedy, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống John F. Kennedy và là ứng cử viên Tổng thống hứa hẹn nhất, đã bị giết vào ngày 6/6/1968, tại khách sạn Ambassador ở California bởi Sirhan Sirhan, người vẫn đang thụ án đến nay.
Đến cuối những năm 1960, mặc dù kém cỏi hơn các anh của mình nhưng Edward Kennedy vẫn được coi là một trong những ứng cử viên triển vọng cho nhiệm kỳ Tổng thống của Hoa Kỳ. Nhưng vào năm 1964, Edward Kennedy gặp tai nạn xe hơi, trong đó trợ lý của ông ta bị chết, Edward bị thương nặng ở cổ và buộc phải mặc áo corset trong một thời gian dài. Đến ngày 18/7/1969, tham vọng tổng thống của ông đã chấm dứt. Sau một bữa tiệc kỳ lạ, từ trụ sở bầu cử ông lái xe chở một tình nguyện viên trẻ Mary Joe Kopechne. Không rõ lý do, chiếc xe rơi xuống hồ, cô gái tử vong. Edward Kennedy cố chứng minh rằng ông ta đã lặn tới 6 lần để đưa cô ấy ra ngoài, nhưng tòa án không chấp nhận.
Edward Kennedy phải nhận án treo và đường đến Nhà Trắng đã khép lại.
Một câu chuyện tương tự (đến từng chi tiết) xảy ra với con trai của Robert Kennedy – Joseph Patrick II. Ông ta gặp tai nạn xe hơi làm cô gái Pat Kelly đi cùng bị liệt. Vụ tai nạn này cũng giết chết tham vọng tổng thống của Joseph Patrick II.
Các chuyên gia cho rằng, kể từ năm 1941, đây là dòng họ có ảnh hưởng chính trị nhất ở Mỹ. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, dòng họ Kennedy có khoảng 30 trường hợp bi thảm đã xảy ra với kết cục chết người hoặc gần như gây tử vong.
Bắt đầu từ Rosemary Kennedy (sinh năm 1918) – người con thứ ba và là con gái đầu lòng của Old Kennedy. Vào năm 1941, bà Rosemary Kennedy phải giải phẫu thùy não để điều trị căn bệnh thiểu năng trí tuệ, có những hành động bạo lực. Ông Old Kennedy cho rằng, một gia đình danh giá với những thành viên đầy triển vọng trở thành Tổng thống Hoa Kỳ không thể bao gồm Rosemary. Nghe tư vấn từ các bác sĩ, ông quyết định giải phẫu thùy não của
Rosemary, mặc dù phương pháp này mang đầy rủi ro. Kết quả là, cuộc giải phẫu đã mang lại thảm họa khiến bà phải nằm trong dưỡng đường đến lúc chết.
Những cái chết đầy uẩn khúc
Rosemary (trái), người con gái bị quên lãng của gia tộc Kennedy.
Tất cả những gì đã xảy ra sau cái chết của Tổng thống John F. Kennedy đều là những câu chuyện kinh hoàng. Những cái chết đầy uẩn khúc tiếp theo chủ yếu gắn liền với những người thừa kế của Robert Kennedy. Con trai của ông, David Anthony chết vì dùng quá liều cocaine vào năm 1984 ở tuổi 29. Năm 1994, một người con trai khác của Robert – Michael Lemoine – chết trong khu trượt tuyết Aspen trong một kỳ nghỉ gia đình. Trong lúc di chuyển xuống núi với tốc độ cao, Michael Lemoine đâm vào cây khi không đội mũ bảo hiểm hay bất kỳ phương tiện bảo vệ nào.
Tháng 7/1999, con trai Tổng thống Kennedy, John F. Kennedy Jr., thiệt mạng khi chiếc máy bay do ông lái đâm xuống Đại Tây Dương; vợ ông và chị vợ ngồi chung cũng thiệt mạng… Vào ngày 1/8/2019, một cháu gái khác của Robert Kennedy, Sirsha Kennedy Hill, 22 tuổi, đã chết trong cùng khu nhà của gia đình Gianiss ở Massachusetts. Một cô gái tóc vàng xinh đẹp, đang theo học tại Đại học Boston đã chết vì dùng ma túy quá liều.
Maeve Kennedy (giữa) cùng gia đình. Ảnh: Robert F. Kennedy Human Rights
Tất cả điều này chỉ là một phần lịch sử của gia tộc Kennedy. Một cô con gái khác của Robert đã kết hôn với Arnold Schwarzenegger và đôi lúc xuất hiện với tư cách là “Đệ nhất phu nhân California” khi “Arnie thép” là Thống đốc. Dư luận nghi ngờ rằng, nếu không có sự hỗ trợ của gia tộc Kennedy, ông Arnold Schwarzenegger sẽ không bao giờ trở thành một thống đốc.
Sự cáo chung của gia tộc Kennedy
Tất cả những cái chết thê thảm, khi tuổi đời còn rất trẻ của các thành viên gia tộc Kennedy nói lên điều gì và khi nào nó sẽ kết thúc? Đó là câu hỏi thường trực trong đầu những người Mỹ theo trường phái duy tâm. Có ý kiến cho rằng, với tham vọng chính trị thái quá – vun đắp cho các con trai bằng cách hủy hoại cuộc đời của cô con gái (Rosemary), Old Kennedy đã tự mình tạo ra lời nguyền: Là thành viên của gia đình Kennedy, bạn đừng mong được chết trên giường!
Phần còn lại của nước Mỹ bị thuyết phục rằng “lời nguyền” của gia tộc Kennedy liên quan trực tiếp đến lối sống và nghề nghiệp của những người sáng lập dòng tộc. Một luận điểm âm mưu khác làm nổi bật thực tế là những người ưu tú Tin lành đã tìm cách tiêu diệt những người mới nổi – Công giáo Ailen, một trong ba người anh em có thể độc chiếm quyền lực chính trị ở Hoa Kỳ cho đến những năm gần đây. Nếu vậy thì họ đã thành công – bây giờ gia tộc Kennedy không còn là một lực lượng chính trị quan trọng.
Giờ đây, không một ai trong số nhiều đại diện của gia tộc Kennedy đang chiếm giữ một chức vụ hàng đầu ở Hoa Kỳ, ngoại trừ “cựu con rể” Andrew Cuomo – Thống đốc bang New York. Andrew Cuomo cũng là người Công giáo, anh ta không mang dòng máu của gia tộc Kennedy. Nhưng “lời nguyền” của dòng họ Kennedy luôn là nỗi ám ảnh trong tâm trí của Andrew Cuomo.
Căn bệnh đeo bám nhiều đời hoàng tộc Anh
Bắt đầu từ Nữ hoàng Victoria, gia tộc nước Anh bị ám ảnh bởi bệnh di truyền máu khó đông. Căn bệnh này còn lan sang một số quốc gia châu Âu thông qua các cuộc hôn phối chính trị.
Haemophilia (chứng máu khó đông) còn được gọi là căn bệnh hoàng gia bởi khá nhiều người trong hoàng tộc Vương quốc Anh mắc. Chứng bệnh này khá hiếm gặp, trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh là 1/10.000.
Gia tộc xấu số
Người đầu tiên trong gia tộc nước Anh mắc Haemophillia là Nữ hoàng Victoria. Sau đó, căn bệnh bị di truyền sang ba người con của Nữ hoàng là công chúa Alice, công chúa Beatrice và hoàng tử thứ 8 Leopold.
Khi y học chưa phát triển, các bác sĩ chẩn đoán rằng tình trạng của hậu duệ Nữ hoàng Victoria là do những khiếm khuyết trong tinh trùng của cha nữ hoàng, Công tước xứ Kent Edward Augustus.
Nữ hoàng Victoria, người đầu tiên mắc chứng bệnh khó đông trong hoàng tộc Anh thế kỷ XVII. Nguồn: Wiki.
Hoàng tử Leopold ngoài bị chứng máu khó đông còn mắc thêm bệnh động kinh nhẹ. Lớn lên, ông thường xuyên bị đau khớp - một trong những triệu chứng thường thấy ở những bệnh nhân rối loạn đông máu. Năm 31 tuổi (1884), Hoàng tử Leopold qua đời vì xuất huyết não sau cú ngã cầu thang ở Cannes.
Bệnh hiểm nghèo lan rộng châu Âu thế kỷ XVII- XVIII
Công chúa Alice và Beatrice đều mang gene lặn. Khi cả hai liên hôn với các dòng dõi quý tộc khác, mầm bệnh hiểm nghèo theo đó lan truyền sang nhiều gia đình hoàng gia tại châu Âu thế kỷ XVII-XVIII.
Cụ thể, công chúa Alice kết hôn với Hoàng tử Louis xứ Hesse-Darmstadt. Friedrich, con thứ năm của công chúa Alice qua đời vì chảy máu không ngừng khi có vết rách nhỏ ở tai. Chị gái của Friedrich, Irene kết hôn với hoàng tử Henry của nước Phổ.
Căn bệnh này tiếp tục truyền sang hai con trai của họ là Hoàng tử Waldemar và Hoàng tử Henry. Hai người này cũng không thoát khỏi số phận đoản mệnh. Hoàng tử Waldemar chết vì thiếu máu năm 1945. Còn anh trai của ông bị xuất huyết não sau khi ngã từ ghế vào năm 1904.
Phả hệ nhiều đời hoàng gia Anh bị căn bệnh máu khó đông đeo bám (màu xám là người mang gene lặn). Nguồn: ESP.
Haemophillia lan sang triều đại Romanov thông qua cuộc hôn phối giữa con gái thứ tư của công chúa Alice là Alix với Sa hoàng Nicholas II. Cặp vợ chồng sinh ra 4 cô con gái và 1 người con trai. Người thừa kế của đế chế Nga, Tsarevitch Alexis mang trong mình mầm bệnh di truyền hiểm nghèo. Sau đó, cả gia đình chết trong cuộc Cách mạng tư sản Nga năm 1918.
Trong khi đó, Victoria Eugenie, con gái duy nhất của công chúa Beatrice, Ena kết hôn với vua Alfonso XIII. Từ đó, căn bệnh hiểm nghèo lan sang hoàng gia Tây Ban Nha. Trong số năm đứa con của họ, hai người con trai mắc bệnh và tử vong khi còn rất trẻ. Một con gái cũng mang gene đột biến nhưng con cháu của cô không bị bệnh.
Chính điều này đã khiến công chúa Ena bị vua Alfonso trách móc nhiều năm, buộc tội bà mang mầm bệnh chết người đến cho hoàng tộc nước này. Các con của họ đều mang phải mặc quần áo dày, kín từ đầu đến chân để tránh chảy máu dù một vết nhỏ.
Căn bệnh di truyền hiếm gặp chưa có cách điều trị
Haemophillia là một chứng bệnh rối loạn làm chậm quá trình đông máu. Những người mắc bệnh này thường sẽ bị chảy máu không ngừng khi bị chấn thương, phẫu thuật hay nhổ răng. Thậm chí, ở một số ca hiếm gặp có thể bị chảy máu tự phát ngay cả khi không bị thương.
Người mắc chứng bệnh hoàng gia gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng như chảy máu vào khớp, cơ, não hoặc các cơ quan nội tạng khác. Trên thế giới tỷ lệ người mắc máu khó đông chỉ khoảng 1/10.000. Trong đó, ở nam giới, trung bình cứ 10.000 người thì có một trường hợp mắc chứng máu khó đông. Với phụ nữ, cứ 100.000 người mới có một ca mắc bệnh.
Máu khó đông là bệnh di truyền hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Ảnh: Getty.
Sự phát triển của y học đã lý giải Hemophilia là do lỗi gene xảy ra trên chuỗi chromosome X. Nam giới chỉ mang một nhiễm sắc thể X nên khi nó bị lỗi gene ngay lập tức sẽ biểu hiện bệnh.
Trong khi nữ giới có hai nhiễm sắc thể X nên có thể mang gene lặn mà không phát bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ di truyền bệnh máu khó đông từ mẹ sang con là rất cao.
Có hai thể máu khó đông là Hemophilia A do thiếu yếu tố VIII gây nên. Đây là thể bệnh hay gặp nhất, chiếm 80%. Thể thứ hai là Hemophilia B gây ra do thiếu yếu tố IX. Căn bệnh mà Nữ hoàng Victoria mắc phải là Hemophilia B, do gene đột biến tự phát.
Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị cho "chứng bệnh hoàng gia" bởi đây là bệnh di truyền. Do đó, người bệnh chỉ có cách sống chung với nó và tìm biện pháp giảm nhẹ ảnh hưởng của bệnh tới cơ thể.
Các yếu tố đông máu có thể được thay thế bằng mẫu máu lấy từ người tiến khác hoặc sử dụng những sản phẩm tương tự không làm từ máu người. Ngoài ra, người bị bệnh máu khó đông có thể tiêm hormone DDAVP (desmopressin) để kích thích cơ thể giải phóng các yếu tố đông máu.
Hoàng gia Anh hiện tại như Nữ hoàng Elizabeth II có quan hệ phả hệ với Nữ hoàng Victoria ở họ nội nhưng không có bằng chứng cho thấy con cháu của Nữ hoàng Elizabeth II mắc chứng bệnh hiểm nghèo này.
Dù vậy, dư âm của ám ảnh mang tên "máu khó đông" vẫn là nỗi sợ hãi với nhiều hoàng tộc châu Âu thế kỷ XVII - XVIII.
Thiên Nhan
'Lời nguyền Kennedy' - bi kịch trong gia tộc vĩ đại của nước Mỹ Cuốn sách mới nhất của James Patterson, "The House of Kennedy", kể lại những bi kịch có thật mà gia tộc Kennedy gặp phải trong suốt nhiều thập kỷ qua. Khi nhắc đến lời nguyền Kennedy, không ai có thể nghĩ được rằng tất cả những bi kịch này xảy đến với một gia tộc, thậm chí là một trong những gia tộc...