Lời nguyền của Afghanistan – những trái bom từ hai cuộc chiến trước
Hết cuộc chiến này tới cuộc chiến khác, đạn bom vẫn nằm lại la liệt trên đất nước Afghanistan, dẫn tới những tai nạn thương tâm như trường hợp gần đây của ba bé trai xấu số.
Ba cậu bé được chôn cất ở mặt phía nam của ngọn núi vào tháng 5. Mộ của hai anh em Amir Khan và Liaqat nằm cạnh nhau, được đánh dấu bởi lá cờ màu xanh lá cây. Ngôi mộ còn lại, của Mujtaba, được phủ bởi những hòn đá, và ánh nắng từ mặt trời buổi sáng.
Thứ giết chết ba cậu bé là một quả bom chùm có từ thời Liên Xô, được thả xuống từ máy bay vào khoảng thời gian nào đó trong năm 1986, nhưng phải hơn 30 năm sau mới gây ra sát thương cho những đứa trẻ xấu số này.
Ngôi mộ của ba cậu bé trên sườn núi, với lá cờ màu xanh của Afghanistan được cắm ở trên. Ảnh: New York Times.Chiến tranh qua đi, bom mìn ở lại
Vụ việc thương tâm xảy ra vào mùa xuân năm nay, trên địa phận tỉnh Bamiyan. Trái bom đã nằm đó, trong khe núi đá suốt 33 năm, chỉ để lộ phần xy-lanh bạc lớn hơn lon soda một chút.
Việc những đứa trẻ trong lúc đi chơi bất ngờ khám phá ra những quả bom cũ và vô tình kích hoạt chúng đang trở thành một phần của cuộc sống ở Afghanistan, và thật đáng sợ khi điều đó diễn ra khá thường xuyên.
Cái chết của những cậu bé ở Bamiyan, vùng đất tương đối an toàn so với những gì diễn ra ở phần còn lại của đất nước, là ví dụ tàn khốc về những mối nguy tiềm ẩn ở Afghanistan.
Những cuộc chiến xếp chồng lên nhau trong hàng thập kỷ đã để lại trên đất nước Afghanistan hơn 1.000 dặm vuông có mìn, những kho đạn chưa nổ và các trái bom bên vệ đường, theo số liệu của chính phủ. Nhiều mối nguy hiểm đã được đánh dấu hoặc xử lý để người dân biết đường mà tránh.
Nhưng cũng có rất nhiều mối nguy khác không được phát hiện. Chỉ tính riêng năm 2018, đã có 118 dân thường bị thương hoặc thiệt mạng mỗi tháng do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, gấp 3 lần số liệu năm 2013.
Và trong mỗi trường hợp, những gì còn lại của một cuộc chiến đã bị lãng quên, thường có khả năng gây ra sự mất mát mãi mãi với các nạn nhân và gia đình họ.
Đó là những gì đã diễn ra tại làng Dahana-e-Ahangran, nơi ba cậu bé thiệt mạng. Ngôi làng nhỏ nằm trên một bán đảo gồm nhiều cây xanh và những cánh đồng khoai tây dọc theo con đường đất dẫn tới các ngọn đồi xung quanh.
Trước khi quả bom phát nổ vào ngày 17/5, ngọn núi sa thạch là sân chơi chung, là nơi để các gia đình đi dạo hoặc tụ tập, và cũng là nơi chăn thả gia súc. Bây giờ thì nó là hiện trường của vụ tai nạn chết người, biểu tượng của buồn đau.
Video đang HOT
Khung cảnh từ trên cao nhìn xuống làng Dahana-e-Ahangran. Ảnh: New York Times.
Rồi nó sẽ được dánh dấu bởi cơ quan chính phủ, trong những tấm bản đồ cho thấy những vết thương mà đất nước này phải gánh chịu qua nhiều thế hệ.
Đối với Mohammad Bakhsh, cha của Amir Khan và Liaqat, ngọn núi đã nằm sừng sững ở đó, sau nhà ông, trong cả cuộc đời mình. Năm nay 45 tuổi, ông Bakhsh mới chỉ 6 tuổi khi vùng đất này biến thành chiến trường.
Khi đó, nơi đây là điểm tập kết của các chiến binh do Mỹ hậu thuẫn trong cuộc chiến chống lại quân Liên Xô. Độ cao của ngọn núi, những tảng đá lớn và tầm nhìn hướng ra các thung lũng xung quanh giúp nó trở thành cứ điểm để tập kích các đoàn xe quân sự đi qua con đường độc đạo phía dưới.
Ông Bakhsh nói ông không nhớ nhiều về cuộc chiến, ngoài việc quân nổi dậy có được cứ điểm trên cao, còn quân đội Liên Xô thì không. Ông cũng không nhớ về chiếc máy bay thả xuống quả bom mà một ngày sẽ giết chết hai con trai của ông. Ông cũng không nhớ ngày mà cha của mình bị giết khi chiến đấu chống lại người Nga tại một ngôi làng gần đó.
Thời gian trôi qua, quân đội Liên Xô rút đi, một cuộc nội chiến nổ ra, Taliban lên nắm quyền, và rồi người Mỹ đến xâm lược vào năm 2001.
Dahana-e-Ahangaran gần như hoàn toàn được che chở khỏi bạo lực kể từ đó, với 18 năm tương đối yên bình, người dân hái cà rốt và trồng khoai tây.
Hiểm họa ẩn sau những phế liệu
Đối với con trai của ông Bakhsh và những đứa trẻ khác, ngọn núi vừa là chỗ đi chơi, vừa là nơi mà chúng có thể nhặt nhạnh một số thứ và mang đi bán ở chợ. Các chủ cửa hàng sẽ mua lại phế liệu được tìm thấy từ sườn dốc của dãy núi, trong khi những cây ferula mọc ra từ cát có thể được sử dụng làm thuốc.
“Tôi không bắt chúng đi làm. Tôi muốn chúng có một tương lai tươi sáng hơn”, ông Bakhsh chia sẻ về hai đứa con trai của mình. Liaqat 14 tuổi, còn Amir Khan 12 tuổi.
Sáng ngày định mệnh đó, ông Bakhsh, người làm nghề lái taxi vào mùa đông và trồng khoai tây vào mùa hè, bắt đầu ngày mới bằng việc gọi các con ra đẩy chiếc xe thồ của mình xuống dốc để giúp nó nổ máy. Đây là một phần trong công việc hàng ngày của gia đình.
Mohammad Bakhsh và vợ mình là Qandi Gul tại nhà của họ, với 2 trong số những đứa trẻ còn lại. Khác với những nơi khác ở Afghanistan, cuộc sống ở đây là khá yên bình trong vòng 18 năm qua. Ảnh: New York Times.
Hai chàng trai đã có kế hoạch vào ngày hôm đó. Cùng với Mujtaba và những đứa trẻ khác. Amir Khan và Liaqat mang theo hai chiếc túi và nói rằng chúng “sẽ đi lên núi”.
Vào lúc 11h trưa, khoảng 1 tiếng sau khi ông Bakhsh chào tạm biệt các con của mình, ông nghe thấy tiếng nổ lớn. Ai cũng nghe thấy tiếng nổ đó, nhưng ông không nghĩ nhiều về nó, cho tới tận cuối ngày, khi ông về nhà.
Bốn đứa con còn lại của ông đã ở sẵn trong nhà để bắt đầu buổi nhịn ăn hàng ngày trong tháng lễ Ramadan. Tuy nhiên, chưa thấy Amir Khan và Liaqat đâu cả.
Mặt mũi tối sầm lại, ông Bakhsh kêu gọi những người hàng xóm và bắt đầu đi tìm hai đứa con của mình. Cuộc tìm kiếm diễn ra xuyên đêm và đến sáng hôm sau thì thi thể của các cậu bé được phát hiện.
“Vì mạng sống của những đứa trẻ”
Tháng 10 vừa qua, đội phá dỡ bom mìn của Liên Hợp Quốc bắt đầu quần thảo khu vực và tiếp tục phát hiện các đồ vật từ thời cuộc chiến Afghanistan – Liên Xô: một pháo sáng thả dù, vỏ đạn pháo bằng thép, vỏ đạn từ súng AK và súng máy hạng nặng.
Đội rà mìn cũng tìm thấy một quả đạn pháo chưa nổ và hai quả bom thời Liên Xô, cùng loại với thứ đã giết chết các cậu bé. Tất cả được đem đi tiêu hủy.
Trên bản đồ phác thảo bằng tay của đội dỡ bom mìn, địa điểm nơi các cậu bé thiệt mạng được đánh dấu bằng một nửa hình tròn màu đỏ. Nó chỉ đơn giản được giải thích là “điểm xảy ra tai nạn”. Không có đề cập nào đến các nạn nhân, hay thực tế là cách duy nhất để có thể xác định họ sau vụ nổ là bằng các mẩu quần áo vương vãi.
“Dọn dẹp khu vực này làm cho tôi cảm thấy lo lắng, nhưng tất cả là vì mạng sống của những đứa trẻ”, Zahra Hassani, một nhân viên rà phá bom mìn 26 tuổi đến từ Bamiyan, chia sẻ.
Không chỉ có vũ khí của Liên Xô nằm lại mặt đất Afghanistan, chỉ trong hai năm 2001 và 2002, quân đội Mỹ thả tới 1.228 quả bom chùm xuống đây, khiến ít nhất 60 dân thường thiệt mạng.
Nhiều loại bom thông thường khác được lực lượng Mỹ, NATO và cả quân đội Afghanistan thả xuống trong những năm qua, khiến mối đe dọa với dân thường càng tăng thêm.
Không chỉ vậy, Taliban cũng là tác giả của những quả bom tự chế ngẫu hứng có mục đích phá hoại các đoàn tuần tra và các tuyến đường nhựa do liên quân xây dựng. Chúng là nguyên nhân hàng đầu gây ra thương vong dân sự trong những năm gần đây.
Các thành viên của đội rà phá bom mìn tỉnh Bamiyan đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực trái bom phát nổ khiến 3 cậu bé thiệt mạng. Ảnh: New York Times.
Không ai biết chính xác điều gì đã khiến quả bom phát nổ và giết chết các cậu bé. Một số người trong làng nói rằng các cậu bé đã ném đá vào nó, người khác nghĩ rằng chúng cố gắng lôi nó lên để lấy phế liệu đem bán, bất chấp việc đã được dạy ở trường về sự nguy hiểm của bom mìn.
Samiullah, 14 tuổi, là người đã đi cùng 3 nạn nhân lên trên núi và ở đó suốt buổi sáng trước. Họ nhặt được rất ít sắt vụn vì vậy Samiullah muốn về nhà.
“Tôi nói với họ rằng hãy cầm lấy mẩu bánh mì của tôi, đề phòng lúc đói, và rồi tôi về nhà”, Samiullah nói. Bây giờ cậu không dám đến gần ngọn núi nữa.
Ba đứa trẻ được chôn trên sườn núi vì nghĩa trang của làng Dahana-e-Ahangaran đã kín chỗ. Sau vụ tai nạn, ông Bakhsh dành tặng quần áo của hai cậu con trai cho các gia đình khác trong làng.
Giờ đây, khi không còn hai cậu con trai lớn, ông Bakhsh không có ai ở nhà để giúp đẩy nổ chiếc xe hơi. Lần gần đây nhất, ông kiên nhẫn đợi những người hàng xóm thức dậy trước khi nhờ họ làm việc đó.
Theo news.zing.vn
Infographic: UAV MQ-9, 'ác điểu bầu trời' và khúc bi tráng tại Trung Đông
"Ác điều bầu trời" MQ-9 Reaper (Mỹ sản xuất) của Không quân Italy đã bị rơi gần thành phố Tarhuna, phía Đông Nam Thủ đô Tripoli của Libya, vào ngày 20/11.
Bộ Tổng tham mưu Quốc phòng Italy đã xác nhận thông tin máy bay không người lái MQ-9 bị rơi trên lãnh thổ Libya, trong lúc nó đang thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho chiến dịch Mare Sicuro - một hoạt động tuần tra hàng hải ngoài khơi bờ biển Libya. Hiện chưa rõ chiếc UAV chiến đấu này bị rơi do lỗi kỹ thuật hay bị bắn hạ do một lực lượng đang tham chiến tại Lybia. Được biết quốc gia Bắc Phi này đang xảy ra nội chiến gữa Chính phủ Đoàn kết dân tộc Lybia (GNA), có trụ sở tại Tripoli và đứng đầu là ông Fayez al-Serraj và lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar đứng đầu và có trụ sở tại Benghazi.
Hiện tại, Italy ủng hộ lực lượng GNA. GNA được Liên hợp quốc thành lập năm 2015 nhưng nhận được rất ít sự hỗ trợ quốc tế ngoài Italy và Thổ Nhĩ Kỳ. Đối thủ chính của GNA là LNA.
LNA từng tuyên bố đã bắn hạ một máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ trên sân bay Mitiga ở Tripoli vào tháng 9-2019. Sáng 20-11, LNA cũng cho biết đã bắn hạ một máy bay không người lái khác, theo Libya Observer. Hiện chưa rõ liệu đây có phải là chiếc máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Không quân Italy hay không.
Ra đời từ năm 2001 và được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2007. MQ-9 Reaper là chiếc máy bay không người lái trinh sát-tấn công hiện đại nhất thế giới tính đến thời điểm này. Hiện chúng đang được không quân Mỹ sử dụng tích cực tại các điểm nóng trên thế giới có sự hiện diện của quân đội nước này. Ngoài ra còn một số quốc gia đồng minh của Mỹ cũng sử dụng "ác điểu bầu trời".
MQ-9 Reaper được điều khiển từ xa qua tín hiệu vệ tinh hoặc thông qua các trạm điều khiển mặt đất truyền thông tin nối tiếp nhau. Nó có khả năng bay liên tục 14 tiếng trên không, với 7 giá treo, có thể mang theo tới 14 tên lửa diệt tăng Hellfire, hoặc tên lửa đối không Stinger. Với các sensor cảm biến quang điện tử radar, MQ-9 Reaper có thể tự động tìm kiếm phát hiện, theo dõi và dẫn đường chính xác cho tên lửa hoặc bom thông minh tiêu diệt mục tiêu.
MQ-9 từng tung hoàng trên khắp mặt trận tại Afghanistan cũng như tại chiến trường Syria, chúng trở thành nỗi khiếp sợ cho lực lượng tăng thiết giáp và bộ binh đối phương trên mặt đất. Tuy nhiên tại Trung Đông, loại máy bay này đang bị gặp nguy hiểm bởi vũ khí từ các phe phái tham chiến trong các cuộc xung đột tại vùng đất đang nóng bỏng này. Trước đó ít nhất phiến quân Houthi cũng tuyên bố bắn hạ 2 UAV MQ-9 do Mỹ sản xuất.
Cùng tìm hiểu thông số kỹ thuật của loại vũ khí đáng sợ này.
Theo Việt Hùng (An ninh Thủ đô)
Séc sẽ không rút quân đội khỏi Afghanistan Tổng thống Cộng hòa Séc tái khẳng định không có ý định rút quân đội khỏi Afghanistan và ông sẽ nhắc lại quan điểm này tại Hội nghị thượng đỉnh NATO. Phát biểu tại cuộc gặp các tư lệnh quân đội Séc, Tổng thống Milos Zeman cảnh báo việc rút quân đội NATO, trong đó có binh sĩ Séc, ra khỏi Afghanistan sẽ...