“Lời nguyền” Aaron Ramsey lại ứng nghiệm
Không ít người hâm mộ bóng đá Anh nhất mực tin rằng “lời nguyền” Aaron Ramsey đã ứng nghiệm trở lại vào hôm 4/4.
Hôm ấy, Ramsey ghi bàn thắng đầu tiên cho Rangers, đội bóng anh thi đấu theo dạng cho mượn từ Juventus, trong trận đấu với Celtic. Chỉ vài giờ sau, nữ diễn viên June Brown, nổi tiếng với series phim truyền hình Eastenders, đã qua đời ở tuổi 95.
“Tôi không biết làm thế nào hoặc tại sao nó bắt đầu, nhưng nó đã theo tôi một thời gian”, Ramsey từng có lần nói thế. Điều đó có nghĩa là đến anh cũng tự hỏi từ đâu lại xuất hiện thứ gọi là “lời nguyền Ramsey”.
Nhưng người hâm mộ bóng đá Anh tin rằng nó bắt đầu vào năm 2009, thời điểm cái chết của chính trị gia người Mỹ Ted Kennedy, xảy ra chỉ vài ngày sau khi Ramsey ghi bàn vào lưới Portsmouth.
“Thần chết” Ramsey
Bởi mạng xã hội thời điểm đó chưa phổ biến và bùng nổ như bây giờ, thông tin trên chỉ xuất hiện không lâu trên một số trang tin của báo chí xứ sương mù. Phải đến năm 2011, người ta mới tạo ra khái niệm “lời nguyền Ramsey”. Cụ thể, vào ngày 1/5/2011, Ramsey ghi bàn trong chiến thắng tối thiểu 1-0 trước MU. Bốn tiếng sau, trùm khủng bố Osama Bin Laden bị tiêu diệt. Lúc này, người ta thực sự tin rằng có “mối liên hệ” giữa những lần Ramsey ghi bàn và sự qua đời của một số nhân vật nổi tiếng trên thế giới. Những lần Ramsey ghi bàn sau đó được “giám sát” kỹ hơn và kỳ lạ thay, “lời nguyền Ramsey” lại tiếp tục ứng nghiệm.
Ngày 2/10/2011, trong cuộc chạm trán với Tottenham trên sân White Hart Lane, Ramsey ghi bàn. Đúng 3 ngày sau đó, Steve Jobs, nhà sáng lập của tập đoàn công nghệ nổi tiếng Apple đã qua đời sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư. Một tháng sau, tiền vệ người xứ Wales lập công vào lưới Marseille ở vòng bảng Champions League vào ngày 19/10/2011. Kết quả là chỉ ngay hôm sau, báo chí phương Tây dậy sóng vì cái chết của nhà độc tài Gaddafi khi ông bị ám sát ở gần quê nhà Sirte, Libya.
Sau khi ghi bàn vào lưới Tottenham, Ramsey đã có chuỗi 4 tháng tịt ngòi, nhưng vào ngày 12/02/2012, anh “nổ súng” trở lại trong trận đấu với Sunderland. Cùng thời điểm, nữ hoàng nhạc pop Mỹ Whitney Houston đột tử tại nhà riêng ở Beverly Hills, Mỹ. Ngày 30/11/2013, Ramsey lập công vào lưới đội bóng cũ Cadiff City. Cũng đúng ngay hôm đó, nam tài tử nổi tiếng của loạt phim hành động bom tấn “Fast & Furious” Paul Walker qua đời vì tai nạn giao thông ở tuổi 40.
Nữ diễn viên June Brown đã qua đời chỉ vài giờ sau khi Ramsey ghi bàn đầu tiên cho Rangers
Video đang HOT
Ngày 10/8/2014, Ramsey lập công trong trận thắng Man City 3-0. Một ngày sau, diễn viên nổi tiếng Hollywood Robin Williams tự tử ở nhà riêng. David Bowie, ca nhạc sĩ nổi tiếng người Anh mất ngày 10/1/2016. Trước đó một ngày Ramsey ghi bàn trong trận thắng Sunderland 3-1. Ngày 13/1/2016, tiền vệ xứ Wales nổ súng trong trận hòa Liverpool 3-3. Một ngày sau, diễn viên Alan Rickman ra đi vì bệnh ung thư. Ông Rickman nổi tiếng với nhiều vai diễn, trong đó có nhân vật giáo sư Snape của loạt phim Harry Potter.
Danh sách những người nổi tiếng qua đời mỗi lần Ramsey ghi bàn còn có Hoàng tử Hà Lan Johan Friso, Nancy Reagan – Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ, Ray Tomlinson – Người sáng lập ra email, Bruce Forsyth – Ngôi sao truyền hình…
Phản ứng của Ramsey
Tháng 3/2019, sau khi Ramsey ghi bàn vào lưới Tottenham, ngôi sao Keith Flint của nhóm nhạc Prodigy đã ra đi mãi mãi. Theo tính toán của cộng đồng mạng, đây đã là lần thứ 17 một người nổi tiếng không may qua đời sau khi Ramsey ăn mừng 1 bàn thắng. Nữ diễn viên June Brown được tính là “nạn nhân” thứ 18. Trên mạng xã hội, fan một lần nữa xôn xao. “Ramsey ghi bàn, June Brown qua đời. Lời nguyền lại ập đến”, nhiều tài khoản có chung bình luận.
Tuy nhiên, đây chỉ là sự liên kết tình cờ của cộng đồng mạng. Thực tế Ramsey rõ ràng không chịu trách nhiệm về cái chết của bất kỳ ai. Trong cuộc phỏng vấn với The Sun năm 2016, Ramsey tỏ ra khá khó chịu khi bàn về vấn đề này. “Mỗi ngày, thế giới đều chứng kiến những người qua đời, có ngày nào là không. Tôi chắc rằng nếu các bạn tìm hiểu kỹ, sẽ có những người khác qua đời mỗi khi Cristiano Ronaldo hay Lionel Messi ghi bàn. Sự việc gây rùm beng liên quan tới tôi sau cái chết của Bin Laden. Nhưng bây giờ, khi một phụ nữ 94 tuổi qua đời ở Mỹ, họ thông qua mạng xã hội cũng réo tên tôi. Mọi thứ đang trở nên lố bịch”.
Ramsey, 31 tuổi, từng có 11 năm gắn bó trong màu áo Arsernal (2008-2019). Hè 2019, anh rời Arsenal theo dạng tự do sau khi hết hợp đồng, chọn Juventus làm bến đỗ mới trong sự nghiệp. Tuy nhiên, sự nghiệp của Ramsey ở Turin bị cản trở quá nhiều bởi chấn thương. Sau 70 trận, anh mới chỉ ghi vỏn vẹn 5 bàn và không đáp ứng được yêu cầu. Mùa này, anh mới ra sân có 5 lần. Trước trận gặp Celtic, Ramsey chưa thi đấu 1 phút nào trong năm 2022. Tháng 1/2022, Juve đẩy Ramsey tới Rangers theo dạng cho mượn tới cuối mùa. Hợp đồng mượn của Rangers có điều khoản mua đứt.
Người hâm mộ, con dao hai lưỡi
Sau 15 tháng phải xem bóng đá qua màn hình tivi, rốt cuộc thì người hâm mộ cũng đã được trở lại các thánh đường túc cầu.
Sự hiện diện của họ là chất xúc tác rất quan trọng để bóng đá thật sự là bóng đá. Tuy nhiên, không phải lúc nào những "cầu thủ thứ 13" cũng mang tới điều tích cực.
Bóng đá & những vật thể lạ
Trong 15 tháng mà hầu hết các SVĐ trên thế giới đều phải đóng cửa vì đại dịch Covid-19 hoành hành, chúng ta đếm không xuể những màn "than khóc", nhớ nhung mà các cầu thủ gửi tới NHM thân yêu. Bóng đá thật sự không còn là bóng đá khi phải thi đấu giữa những cầu trường câm lặng.
Những Old Trafford, Camp Nou, Bernabeu, San Siro, Wembley, Stamford Bridge, Allianz Arena... chỉ được coi là thánh đường bóng đá khi có NHM trên sân. Vậy nên khi các SVĐ đồng loạt mở cửa trở lại, thật không dễ để miêu tả hết niềm sung sướng của cả cầu thủ và NHM. Sự hiện diện của những "cầu thủ thứ 13" một lần nữa được chứng minh là không thể thiếu trong sự vận hành của bóng đá.
Tuy nhiên, không phải lúc nào "cầu thủ thứ 13" cũng đóng vai trò tiếp thêm động lực. Họ sẽ tiếp thêm cái gì còn tuỳ thuộc vào việc họ mang thứ gì tới sân: Một trái tim nóng bỏng hay một cái... bắp cải.
HLV Steve Bruce bị "ăn" nguyên cây bắp cải
Nếu có một tổ chức thống kê lại những thứ mà NHM đã ném xuống sân trong cơn giận dữ, chắc hẳn tổ chức này phải bận rộn vô cùng. Bởi "vật thể lạ" có thể là bất kỳ thứ gì. Năm 2018, HLV trưởng Newcastle khi đó, ông Steve Bruce đã chịu một màn tổng tấn công từ fan, mà khởi đầu bằng việc CĐV nào đó đã ném thẳng vào ông một chiếc... bắp cải. Đó là màn pháo lệnh mở ra một cơn mưa vật thể lạ bị ném xuống sân.
Tuy nhiên, bắp cải chưa phải là thứ ngẫu hứng nhất. Năm 2001, Robbie Fowler (thời đó đá cho Liverpool), khi đang chuẩn bị thực hiện đá phạt góc, đã khiến đám đông phải ôm bụng mà cười khi phát hiện một chiếc... đồ chơi tình dục đã bị ném xuống sân. Pha xử lý sau đó của Fowler tiếp tục khiến đám đông phấn khích: Anh hất món đồ chơi nhạy cảm này lên bằng chân phải rồi tung cú vô lê chân trái đưa nó trở ngược lại khán đài.
Những thảm kịch tang thương
Những thứ dễ thương như bắp cải hay đồ chơi tình dục dẫu sao còn dễ chịu chán nếu so với hình ảnh chiếc đầu lợn mà mà Luis Figo phải hứng chịu năm 2002. Một fan Barca nào đó đã thể hiện sự tức giận khi Figo bỏ Barca gia nhập Real bằng cách ném về phía anh một chiếc đầu lợn nhìn vô cùng đáng sợ.
Nhưng tất cả những thứ trên vẫn chưa thể so sánh với "trùm cuối": Một điếu thuốc lá đang cháy trên SVĐ Valley Parade, Bradford, Anh năm 1985. Một fan vô ý thức đã quăng điếu thuốc đang cháy về phía trước. Gió đã thổi nó rơi vào một đống rác và hậu quả là một đám cháy dữ dội đã xảy ra. Đám cháy đã thiêu rụi một góc SVĐ, khiến 56 người chết và 450 người bị thương. Đây được coi là thảm họa được gây ra bởi lửa tồi tệ nhất trong lịch sử bóng đá Anh.
Bên cạnh sự bộc phát từ những cá nhân đơn lẻ, bạo động trong bóng đá cũng có những môi trường rất tốt để sinh sôi nảy nở. Một trong số đó là những trận đấu kinh điển của bóng đá thế giới. Tồi tệ nhất trong lịch sử bóng đá là cuộc chạm trán giữa Celtic và Rangers năm 1971 trên SVĐ Ibrox.
Trận Celtic gặp Rangers năm 1971 đã khiến 66 người chết
Quá tức giận vì đội nhà bị dẫn, nhiều fan Rangers đã cố gắng xông ra khỏi sân bất chấp sự hỗn loạn. Hậu quả là khán đài Stairway 13 sụp đổ gây ra cái chết của 66 người.
Thiên nhiên đôi khi cũng góp phần tạo nên thảm kịch. "Thảm họa Katmandu" là tên gọi của thảm kịch xảy ra trong trận đấu giữa Nepal và Bangladesh năm 1988. Khi trận đấu đang diễn ra, bất chợt một cơn bão lớn ập tới. Gió mạnh khiến nhiều khán đài rung chuyển, CĐV hoảng loạn giẫm đạp nhau bỏ chạy và hậu quả là 93 người đã mất mạng.
Bóng đá không thể thiếu NHM. Điều đó đúng trong đại đa số trường hợp. Nhưng đôi khi, tình yêu thái quá của fan cũng gây ra không ít phiền hà và cả sự tang tóc.
Lima 1964, vụ nổi loạn tang thương nhất lịch sử bóng đá
Một vụ nổi loạn vượt xa dự tính của chính quyền đã xảy ra trong trận đấu giữa ĐT Peru và Argentina trên SVĐ Quốc gia thủ đô Lima, Peru vào ngày 24/4/1964. CĐV Peru và Argentina vốn đã có xích mích từ trước. Và cơn phẫn nộ lên tới đỉnh điểm sau khi Peru bị từ chối 2 bàn thắng. CĐV 2 đội tuyển đã lao vào nhau bằng tất cả sự thù hận. Hậu quả là 318 người đã chết và hơn 500 người bị thương. Cho đến thời điểm này, Lima 1964 vẫn được ghi nhận là vụ nổi loạn gây ra nhiều thương vong nhất lịch sử bóng đá (thảm họa Hillsborough 1989 khiến 96 người thiệt mạng).
Phân biệt chủng tộc, nguyên nhân số 1 của bạo động
Theo đại từ điển Wikipedia, hơn 30% số vụ bạo động xảy ra trong bóng đá xuất phát từ phân biệt chủng tộc. Nước Anh được cho là nơi bạo động trong bóng đá có lịch sử lâu đời nhất, khi cuộc xô xát đầu tiên được ghi nhận từ tận năm 1880 (cách đây 141 năm).
MU lên phương án phá hủy ngôi nhà 112 năm mang tính biểu tượng Manchester United không loại trừ phương án phá hủy ngôi nhà 112 năm mang tính biểu tượng của họ. Manchester United đã lên 3 phương án tái phát triển sân Old Trafford, bao gồm việc không loại trừ phương án phá hủy sân vận động có tuổi đời 112 năm mang tính biểu tượng tại "nhà hát của những giấc mơ". Ban lãnh...