‘Lỗi ngành y một phần do bất lực’
Với đặc thù công việc tai biến rình rập từng phút, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận ngành y có phần lỗi và đôi khi đó là ’sự bất lực của y học’.
Ngày 4/11, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập. Giữa bối cảnh ngành y là tâm điểm dư luận với hàng loạt vụ việc chấn động: bác sĩ Cát Tường vứt xác khách hàng, bệnh viện Hoài Đức nhân bản xét nghiệm, trẻ tử vong sau tiêm vắcxin…, Hội nghị được xem là động thái nhằm cứu vãn niềm tin của người dân vào dịch vụ y tế.
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh. Theo đó, Bộ đã mở 11 lớp tuận huấn về đạo đức, quy tắc ứng xử cho gần 6.000 bác sĩ, điều dưỡng từ trung ương đến huyện nhưng việc thực hiện chưa nghiêm. Thái độ của một số nhân viên y tế chưa hòa nhã, thiếu tận tình. Đôi lúc vì quá tải, áp lực quá lớn nên chưa chăm sóc kỹ được người bệnh.
“Trong buổi tiếp xúc cử tri mới đây tại TP HCM tôi rất bức xúc khi một sản phụ đi khám thai phản ánh về thái độ của bác sĩ, thậm chí ra ngoài cuộc họp chị còn khóc với tôi ‘Vì sao lại quát mắng như thế?’. Thầy thuốc không thể có thái độ như vậy, tôi đề nghị bệnh viện nghiêm khắc xử lý nhân viên này”, Bộ trưởng Tiến nói.
Theo Bộ trưởng Y tế, các bệnh viện sẽ lập đường dây nóng, nối với Trưởng khoa Khám bệnh, Giám đốc Bệnh viện để trực tiếp nhận phản ánh của người bệnh. Khi có ý kiến của người dân, trưởng khoa phải chịu trách nhiệm với giám đốc bệnh viện, giám đốc bệnh viện phải chịu trách nhiệm với Sở Y tế hoặc lãnh đạo Bộ.
“Chúng ta phải nghiêm khắc nhìn lại mình và có giải pháp quyết liệt dù chỉ vài con sâu làm rầu nồi canh. Ngành y là ngành mà các tai biến rình rập hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút. Ngành y có cái có lỗi nhưng đôi khi là sự bất lực của y học. Sắp tới, Bộ Y tế sẽ vận động thành lập Hiệp đoàn y bác sĩ như các nước phát triển để bảo vệ thầy thuốc trong lúc hành nghề, bảo vệ một cách công bằng đối với bệnh nhân”, bà Tiến nói.
Video đang HOT
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu địa phương tìm cách thức quản lý cơ sở hành nghề y dược tư nhân phù hợp hơn. Ảnh: Dương Ngọc.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nêu ý kiến, một số chủ đầu tư các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân quá coi trọng lợi nhuận, coi thường pháp luật, lợi dụng lòng tin của người dân đã quảng cáo không đúng, không niêm yết giá hoặc có niêm yết nhưng thu tiền cao hơn giá niêm yết.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Khuê, là do người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của các cơ sở tư nhân chưa hiểu biết đầy đủ về pháp luật; Chế tài xử phạt các vi phạm chưa đủ sức răn đe.
Ông Đặng Văn Chính, Chánh thanh tra Bộ Y tế, cho rằng lực lượng thanh tra quá mỏng. Ví dụ tại Hà Nội, thanh tra về lĩnh vực y và dược mỗi bộ phận có 4 thanh tra viên, phải quản lý hơn 2.300 cơ sở hành nghề y và hơn 2.800 cơ sở hành nghề dược ngoài công lập. Trong khi đó, ý thức chấp hành pháp luật của nhiều thanh tra chưa tốt, cố tình lách luật, vi phạm luật để trục lợi.
Một trong những biện pháp ông Chính đề xuất là tăng biên chế thanh tra cho các tỉnh, thành phố. Trả lời vấn đề này, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các địa phương tìm cách thức quản lý, giám sát phù hợp hơn, không thể tăng số thanh tra để phù hợp với số cơ sở.
Theo VNE
Bộ trưởng Y tế: "Y đức báo động, chúng tôi cảm thấy đau đớn"
"Vấn đề y đức có sự báo động khiến chúng tôi cảm thấy đau đớn, xót xa. Dù cố gắng rất lớn, chúng tôi vẫn cảm thấy trách nhiệm rất nặng nề và đang tìm mọi giải pháp để nâng cao y đức", Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.
Cuối buổi thảo luận tổ về báo cáo kinh tế - xã hội của đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh sáng nay 24/10, bên cạnh những ý kiến về vấn đề kinh tế, ngân sách, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có những chia sẻ về vấn đề đạo đức của y bác sĩ trong thời gian qua.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại tổ
"Vấn đề đạo đức nghề nghiệp, y đức phải nói có sự báo động trong thời gian qua khiến chúng tôi rất đau đớn, xót xa. Trách nhiệm trong ngành, chúng tôi cảm thấy rất nặng nề mặc dù có những cố gắng rất lớn", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.
Để tránh sự "báo động" đạo đức trong ngành y, bà Tiến cho biết, Bộ Y tế đã có một loạt các văn bản và cả tập huấn 6.000 cán bộ từ bệnh viện tuyến huyện.
"Phải nói chúng tôi hết sức đau xót, khổ tâm, day dứt và đang cùng các chuyên gia tìm nhiều giải pháp cho vấn đề này như giáo dục, cơ chế tài chính, pháp luật... Chúng tôi cũng mong hệ thống truyền thông nêu cái tốt và cũng hết sức nghiêm khắc với cái xấu trước pháp luật và không bao che những vấn đề này", Bộ trưởng Tiến cho hay.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến không chỉ riêng ngành y tế mà có lẽ cần cả xã hội tập trung hỗ trợ để lên án những hành động thiếu đạo đức nghề nghiệp, đạo đức con người nói chung. Còn riêng đạo đức trong ngành y tế thì càng phải nâng cao hơn.
"Chúng tôi biết người dân than phiền nhiều về thái độ, bản thân chúng tôi cũng chứng kiến điều đó. Chúng tôi cũng đang nỗ lực cải thiện điều này nhưng không phải một sớm, một chiều có thể làm được", Bộ trưởng Tiến nói.
Quang Phong
Theo Dantri
Luật sư phải thực hiện tốt chức năng luật pháp giao phó Sáng 16.10, tại Hà Nội, Liên đoàn Luật sư VN tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận ngày 10.10 hằng năm là Ngày truyền thống Luật sư VN, và kỷ niệm Ngày truyền thống Luật sư VN. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đại diện nhiều bộ, ban, ngành, đoàn thể T.Ư, địa phương,...