Lời khuyên sử dụng tài chính cá nhân hữu hiệu nhất dành cho chị em ở độ tuổi 30
Ở độ tuổi này chị em nên cẩn trọng trong việc sử dụng tài chính cá nhân để tránh rơi vào bẫy rủi ro.
Ở độ tuổi 30, chị em bắt đầu quan tâm hơn tới việc đầu tư và sử dụng tài chính cá nhân cho hiệu quả. Ngoài tâm lý tiết kiệm, việc sinh lời từ số tiền bạn kiếm được cũng là đích đến của nhiều chị em. Câu hỏi sử dụng tài chính cá nhân hữu hiệu nhất vào lúc này chính là thứ mà nhiều chị em thắc mắc.
Để giải đáp câu hỏi này, Thomas Moser – Giáo sư khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh trường Đại học Freiburg, Đức đã đưa ra một vài lời khuyên cụ thể.
Bước đầu tiên trong việc sử dụng tài chính cá nhân hiệu quả là giữ mức chi tiêu của bạn ở dạng tối thiểu. Đối với các nhu cầu cho cuộc sống sinh hoạt, bạn nên tính toán và cân đối cho phù hợp. Việc đổi xe, mua nhà, hay chi những số tiền lớn vào thời điểm này là chưa hợp lý nếu bạn còn chưa lập gia đình. Bạn sẽ có được cuộc sống an toàn với mức tài chính của bản thân nếu giữ vững mức chi tiêu tối thiểu. Điều này giúp tương lai của bạn sẽ thoải mái hơn.
2. Đầu tư vào bản thân trước tiên
Sức khỏe, kiến thức, kinh nghiệm là những thứ đáng đầu tư vào độ tuổi này. Tất cả những chi phí liên quan tới vấn đề này bạn nên đặt làm trọng tâm trong độ tuổi 30. Hãy yên tâm rằng, chúng hoàn toàn có ích cho bạn và không hề có rủi ro. Cũng không có ai mang chúng đi được. Thay vì đó, đây là tài sản có ích để bạn làm chủ được cuộc sống của bản thân và phát triển trong tương lai gần.
3. Cân đối tài chính trước và sau khi lập gia đình
Việc lập gia đình có thể khiến bạn tiêu hao nhiều tài sản. Chính vì thế, hãy cân đối tài chính của mình trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Cân đối tài chính trước và sau kết hôn là điều bạn cần quan tâm nhất để tránh rơi vào khủng hoảng tài chính.
4. Mua cổ phiếu ở những công ty lớn
Video đang HOT
Nên mua cổ phiếu tại các công ty ổn định, có uy tín trên thị trường. Giữ chúng và đừng giao dịch quá nhiều để tránh rủi ro. Thị trường chứng khoán như một canh bạc. Các thương nhân sẽ luôn làm mọi thứ để có được lợi nhuận. Chính vì thế, thật sự tỉnh táo và tin tưởng vào bản thân để mang tới số tiền sinh lời cao nhất.
5. Tiếp tục tiết kiệm
Tất cả chúng ta nên cố gắng tiết kiệm nhiều hơn, nhưng không phải là ở mức cực đoan. Bạn cần nhận ra cách tiết kiệm nào là hiệu quả cho bản thân và cách tiết kiệm nào gây ra tác dụng phụ bất lợi cho cuộc sống. Cân đối chúng để mang tới thành quả tốt nhất.
6. Tránh mua bất động sản
Đừng mua bất động sản ở độ tuổi này vì nó sẽ tốn kém phần lớn thu nhập của bạn. Trừ khi bạn đã lên kế hoạch rõ ràng cho việc trả nợ. Nếu quyết định xuống tiền mua bất động sản hãy theo dõi sát sao dòng tiền của bản thân. Mặc dù ngôi nhà là tài sản của bạn nhưng trách nhiệm với nó cũng nhiều hơn. Thay vì mua tài sản bạn nên tiết kiệm sẽ tốt hơn.
7. 20% thu nhập nên để ở dạng sử dụng ngay
Với cách để 20% thu nhập ở dạng linh động bạn sẽ có thể sử dụng nó bất cứ khi nào cần thiết, khi có tình hình bất ngờ phát sinh thay vì lấy từ các nguồn tiết kiệm và đầu tư khác.
8. Không đầu tư vào bảo hiểm
Ở độ tuổi này bạn không nên suy nghĩ đầu tư vào bảo hiểm để cho lợi nhuận. Bởi lẽ, bảo hiểm không phải là sự lựa chọn đầu tư khôn ngoan. Nó chỉ là công cụ quản lý rủi ro cho cá nhân mà thôi.
9. Không sử dụng thẻ tín dụng
Nghe có vẻ lỗi thời nhưng ở tuổi này bạn không nên sử dụng thẻ tín dụng cho việc chi tiêu xa xỉ của mình. Nếu có, hãy sử dụng chúng theo cách thật thông minh. Hãy thông báo cho người thân về tất cả tài khoản, thẻ tín dụng, khoản vay và tiền tiết kiệm của bạn để tránh tình huống chi tiêu quá đà.
Theo quora/Nhịp sống Việt
Mẹ đảm 33 tuổi ở Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân: Lương về chia vào 3 khoản, để dành được 25 triệu/tháng khiến ai cũng thán phục
Mỗi tháng khi nhận lương người phụ nữ này chia luôn thành 3 khoản. Nhờ đó mà chị tiết kiệm được hẳn 1/2 lương của vợ chồng/ tháng để đầu tư tương lai.
Là một bà mẹ trẻ, chị Nguyễn Minh Ngọc, 33 tuổi ở Hoàng Cầu, Hà Nội cũng từng rất đau đầu trong chi tiêu gia đình. Vì chi tiêu không có kế hoạch, thích gì mua đấy, mua sắm vô tội vạ nên dù lương thưởng khá nhưng vợ chồng chị chưa bao giờ để ra được 1 khoản tiết kiệm nào cho bản thân.
"Nhà mình vợ chồng đều đi làm thuê nhưng lương nói chung cũng khá. Hơn nữa cũng có nhà cửa sẵn nên không có ý thức tiết kiệm trước đó. Anh xã mình làm trưởng nhóm kỹ thuật 1 công ty truyền thông, lương tháng 32 triệu. Còn mình làm thiết kế đồ họa một công ty dược phẩm lương tháng 18 triệu đồng. Tổng cộng 1 tháng vợ chồng mình có thu nhập 50 triệu đồng. Thế nhưng trước đó không hiểu vợ chồng tiêu bạt mạng kiểu gì chỉ đủ cho con ăn học, mua sắm, ăn uống và đi du lịch. Chi tiêu tháng nào gần như hết sạch tháng ấy", chị Ngọc ngậm ngùi nói.
Cho tới một lần, nhân có buổi trò chuyện về tích lũy chi tiêu, một đồng nghiệp đã bày cho chị Ngọc cách quản lý tài chính cá nhân để kiểm soát chi tiêu và phấn đấu có tích lũy nhiều. Chị Ngọc thấy rất hứng thú và quyết tâm học theo chia sẻ này. Từ ngày đó đến giờ bà nội trợ 2 con này mới tích lũy được lương của vợ chồng mỗi tháng.
Cụ thể, kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân của chị Ngọc hàng tháng như sau. Mỗi tháng khi nhận lương người phụ nữ này chia luôn thành 3 khoản:
Khoản tiền tiết kiệm: 25 triệu đồng
Mỗi tháng khi vừa có lương của vợ và lương chồng, chị Ngọc gửi thẳng 25 triệu vào sổ tiết kiệm online. Chị Ngọc luôn gửi trước nhất khoản này trước khi chi tiêu. Chưa tháng nào chị chi tiêu rồi có dư ra mới gửi tiết kiệm. Vì như vậy theo chị sẽ luôn không thể có tiền tiết kiệm.
Mỗi tháng khi vừa có lương của vợ và chồng, chị Ngọc gửi thẳng 25 triệu vào sổ tiết kiệm.
" Mình bắt buộc gửi khoản này đầu tiên. Để sau dù có chi tiêu lạm vào thì mình buộc phải xoay sở cách khác chứ nhất định không để khoản này thâm hụt", chị Ngọc khẳng định.
Khoản tiền bắt buộc chi hàng tháng: 20 triệu đồng
Sau khi gửi tiền tiết kiệm xong, chị dành 20 triệu cho các khoản chi bắt buộc mỗi tháng. Khoản tiền này bao gồm những khoản tiền cụ thể như: Tiền ăn, tiền mua thực phẩm, tiền đóng học cho con, tiền xăng xe, điện thoại, tiện nước, tiền trả giúp việc, tiền đưa anh xã trà thuốc....
Vợ chồng chị Ngọc có 2 con nhỏ. 1 con đang học lớp 5 công lập. Còn con nhỏ 4 tuổi chỉ đang gửi mẫu giáo tư. Số tiền học của 2 con mỗi tháng hết khoảng 5 triệu đồng. Còn khoảng 15 triệu là chị Ngọc để chi mua thực phẩm, điện nước, tiền trả giúp việc và nhiều khoản lặt vặt phát sinh trong nhà.
Bữa cơm gia đình đủ chất.
" Đối với các khoản tiền bắt buộc này thì mình hay rút tiền mặt 1 phần, 1 phần để tài khoản ATM. Cứ mỗi khi có việc phải tiêu, mình rút ra cũng tiện và dễ kiểm soát cũng như dễ tra qua chuyển khoản", chị Ngọc tâm sự.
Khoản tiền hiếu hỷ, ăn chơi, mua sắm nhà cửa, tụ tập bạn bè: 5 triệu đồng
Mỗi tháng chị Ngọc cũng thường để dành 5 triệu cho khoản đi những đám hiếu hỷ, sinh nhật, hỏi thăm người ốm. Ngoài ra, cũng dự phòng 1 khoản khi bạn bè, người thân đến thăm gia đình thì phải mua đồ tươi ngon thết đãi. Hoặc khi đưa gia đình đi chơi ở các khu vui chơi. Thậm chí nếu không có hiếu hỷ nhiều thì sẽ dồn vào việc mua sắm vật dụng bếp núc...
" Các khoản này không thường xuyên và không phải tháng nào cũng dùng hết số tiền này. Bởi thế, riêng khoản này mình cũng để 1 nửa trong tài khoản ATM, 1 nửa gửi vào sổ tiết kiệm loại có thể nộp thêm bất cứ khi nào để tiết kiệm", bà nội trợ này nói.
Riêng đối với các sổ tiết kiệm, bà vợ trẻ giàu kinh nghiệm chi tiêu này cũng có những lời khuyên thiết thực để không bao giờ bị động trong chi tiêu:
Để luôn tất toán được khi có việc đột xuất cần rút tiền, chị Ngọc cũng rất tính toán trong việc gửi tiền khoản ngắn hạn và dài hạn.
"Khi gửi sổ tiết kiệm, mình luôn có 1 khoản dự phòng tầm 20 triệu. Khoản này mình chỉ gửi kỳ hạn 1 tháng, hết tháng thì tự quay vòng cả gốc và lãi. Làm như vậy để khi có việc đột xuất cần thì tất toán luôn được mà không mất nhiều lãi.
Riêng với các sổ tiết kiệm dài hạn, mình cũng gửi cách nhau. Thông thường các sổ dài hạn mình gửi cách nhau mỗi khoản 1 tháng để lỡ có việc cần thì vẫn có tiền đáo hạn không phải tất toán trước hạn", chị Ngọc chia sẻ.
Nói chung theo lời khuyên của bà nội trợ thông minh này, để tiết kiệm được nhiều tiền, gia đình trẻ nào cũng phải tính hết các khoản phải chi tiêu trong tháng ra trước. Bên cạnh đó, chỉ tiêu khi cần chứ không tiêu khi muốn. Như vậy sẽ giúp thu vén khéo và khoản tiền tiết kiệm mỗi ngày 1 đầy lên để có thể mua nhà, mua xe hoặc đầu tư trong tương lai.
Minh Anh
Theo toquoc
Chị em đang độ tuổi 30 cần tỉnh táo để tránh mắc phải 3 sai lầm tiền bạc này Ở độ tuổi này, một quyết định tài chính sai lầm có thể tác động lớn tới tương lai của bạn. Tài chính cá nhân đối với nhiều chị em là một bài toán khó. Quản lý tài chính cá nhân còn phức tạp hơn nhiều so với việc chi tiêu hàng ngày. Để tránh những cạm bẫy và sai lầm tài chính...