Lời khuyên không vô tư
Trong một phát biểu gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama khuyên Anh nên tiếp tục ở lại trong EU và cho rằng chỉ như vậy nước này mới có thể tiếp tục đảm nhiệm vai trò nhất định trên chính trường thế giới.
Anh sắp có trưng cầu dân ý về việc tiếp tục tham gia hay ra khỏi EU – Ảnh: Reuters
Sau đó, rộ lên nhiều ý kiến cho rằng ông Obama can thiệp vào chuyện nội bộ của Anh lẫn EU trong bối cảnh nước này sắp có trưng cầu dân ý về việc tiếp tục tham gia hay ra khỏi EU.
Quan điểm này không sai bởi từ trước tới nay Mỹ đều tránh công khai thể hiện thái độ về chuyện nội bộ của EU và lại càng không thẳng thừng như Tổng thống Obama. Trong thực chất, lời khuyên nói trên không chỉ vì vai trò chính trị tương lai của Anh mà còn vì chính lợi ích của Mỹ.
Xưa nay, London là đồng minh chiến lược truyền thống thân cận và tin cậy nhất của Washington ở châu Âu. Bất kể đảng phái nào cầm quyền ở Anh, nước này luôn đóng vai trò cầu nối Mỹ với EU và luôn đồng hành cùng đồng minh trong mọi cuộc chiến tranh tiến hành ở nước ngoài. Vì thế, Mỹ không thể không lo ngại khi vai trò của Anh ngày càng giảm ở châu Âu và trên thế giới.
London hiện quá bận rộn với đối phó khủng hoảng tài chính, suy giảm tăng trưởng kinh tế và chuyện nội bộ nên mất dần vai trò chính trị thế giới và khu vực. Tiếng nói của Anh trong EU bị Đức và Pháp lấn át. Nước này hầu như không đóng vai trò đáng kể trong chuyện ở Ukraine và Hy Lạp. Một khi ra khỏi EU, Anh sẽ còn thất thế hơn nữa và như vậy có thể tai hại đối với Mỹ. Cho nên lời khuyên của ông Obama không phải là vô tư.
Video đang HOT
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Pravyi-Sector muốn "làm cách mạng", dự cảm không lành cho ông Poroshenko
Tình hình Ukraine hiện hết sức hỗn loạn bởi các phần tử cực đoan Pravyi Sector tổ chức biểu tình và trưng cầu dân ý bất tín nhiệm chính quyền Kiev.
"Pravyi Sector" kêu gọi tiến hành "Maidan mới"
Thủ lĩnh tổ chức dân tộc cực đoan Ukraine "Khu vực cánh hữu" (Pravyi Sector) Dmitry Yarosh - hiện đang là Cố vấn Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine - vừa tuyên bố về sự khởi động tại Ukraine "một giai đoạn mới của cách mạng" trên phạm vi toàn quốc.
Tổ chức này đã bắt đầu chuẩn bị trưng cầu dân ý mà mục đích là bày tỏ thái độ bất tín nhiệm với chính quyền hiện tại của đất nước. Nếu không thể tiến hành cuộc trưng cầu ý dân, họ sẽ tìm cách thành lập Ủy ban bầu cử trung ương (CEC) của riêng mình để tự tiến hành bỏ phiếu trên toàn lãnh thổ Ukraine.
"Ngay ngày mai tại tất cả các vùng của Ukraine, ở mỗi trung tâm khu vực sẽ thành lập ban tham mưu của cuộc trưng cầu" - thủ lĩnh "Pravyi Sector" tuyên bố, đồng thời so sánh các ban tham mưu này với "Ủy ban cách mạng", có ý nhắc nhở chính quyền Kiev về một cuộc cách mạng kiểu Maidan mới..
Phát biểu trước hàng trăm người tập hợp trên Maidan, Yarosh nói rằng "Pravyi Sector" sẽ cho thấy rằng tổ chức này là "lực lượng cách mạng chân chính", và cuộc mit-tinh trên quảng trường Độc Lập (Maidan) đánh dấu sự kiện bắt đầu "giai đoạn mới của cách mạng Ukraine".
Cuộc diễu hành của tổ chức "Hội đồng quốc gia Ukraine - Tự vệ nhân dân Ukraine" (UNA-UNSO) - tiền thân của Pravyi Sector
Tổ chức cực hữu này cũng yêu cầu hủy bỏ Thỏa thuận hòa bình 13 điểm vừa đạt được ở Minsk vào tháng 2 vừa qua, hợp pháp hóa các tiểu đoàn tình nguyện, không tham gia các cuộc bầu cử địa phương ở khu vực quản lý của phe ly khai Donbass, được tổ chức vào tháng 10 tới.
Tuyên bố của thủ lĩnh cực hữu khét tiếng Ukraine trên Quảng trường Maidan - cái nôi của cách mạng cam Ukraine, lật đổ Tổng thống hợp Hiến - ông Viktor Yanukovych hồi tháng 2-2014, đã được hàng nghìn phần tử cực hữu vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt, mang đến "dự cảm không lành" cho chính quyền Kiev.
Ngoài ra, tại Đại hội của đảng "Pravyi Sector", các phần tử cực hữu đòi hỏi hợp pháp hoá các tiểu đoàn tình nguyện vũ trang của họ, không chịu sự lãnh đạo của quân đội và cảnh sát quốc gia, đáp trả ngang ngược tuyên bố của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, đặt chúng "ngoài vòng pháp luật".
Sóng gió nổ ra sau cuộc đụng độ của công lực Ukraine với các phần tử cánh hữu của Pravyi Sector, tranh giành quyền kiểm soát các tuyến đường buôn lậu thuốc lá tại Mukachevo, thuộc khu vực Ngoại Karpat ở miền tây của đất nước, khiến 3 người thiệt mạng và 13 người thương vong.
Đám đông vài ngàn người ủng hộ tổ chức cực đoan Pravyi Sector trên Quảng trường Maidan ngày 22-7
Sau vụ việc này, Dmitry Yarosh đã bóng gió về việc sẽ tiến hành "một cuộc cách mạng mới", đe dọa điều mười mấy tiểu đoàn tiễu phạt về bao vây Kiev, đồng thời đưa quân trấn giữ các tuyến đường và hành lang lên biên giới với các nước xung quanh.
Tổ chức cực hữu này đã thiết lập các chốt an ninh để chặn lực lượng cảnh sát tiếp cận khu vực phía Tây đất nước. Người phát ngôn của nhóm cực hữu Olexiy Byk cho biết: "...chúng tôi đang đóng cửa các con đường mà cảnh sát có thể sử dụng để triển khai quân phong tỏa khu vực phía Tây".
Cách đây không lâu, Kiev còn trang bị vũ khí cho các tiểu đoàn tình nguyện viên trong đó có Pravyi Sector, để tham gia chiến sự ở Donbass. Nhưng giờ đây chúng đang đòi giải tán Verkhovnaya Rada (quốc hội Ukraine) và đòi nhăm nhe lật đổ chính quyền của Tổng thống Poroshenko.
Dự cảm không lành cho chính quyền của Tổng thống Poroshenko
Trước hành động ngang ngược của tổ chức cực hữu này, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã gọi các phần tử thuộc "Pravyi Sector" là bọn khủng bố và ra lệnh cho Bộ Nội vụ tiến hành tước khí giới của tổ chức này, đồng thời tổ chức chiến dịch "chống khủng bố" ở Mukachevo.
Theo_Báo Đất Việt
Khủng hoảng nợ Hy Lạp: Tổng thống Putin hoan hỉ? Giới phân tích đánh giá Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể đang hoan hỉ trước những khó khăn mà châu Âu đang gặp phải từ cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp, nhưng Mátxcơva nhiều khả năng không thể đưa ra hỗ trợ về tài chính cho Athens vào lúc này. Thủ tướng Tspiras và Tổng thống Putin (Ảnh: AFP) Trong bối...