Lời khuyên cho người có bạn đời trầm cảm
Trầm cảm là kết quả của việc thay đổi các hóa chất trong não, dẫn tới ảnh hưởng, thay đổi tâm trạng, suy nghĩ, hoạt động tình dục, ngủ, sự ngon miệng và mức năng lượng trong cơ thể.
ảnh minh họa
Có thể nói trầm cảm là một trong những thách thức lớn của hôn nhân vì tất cả các yếu tố này có nguy cơ phá hủy hôn nhân, gia đình.
Điều cần thiết phải làm để duy trì hôn nhân là nhanh chóng nhận ra và có cách ứng xử đúng đắn, bản lĩnh với khó khăn này. Nói bản lĩnh là vì sống với người bạn đời bị trầm cảm, tâm trạng bất ổn, hay chỉ trích và có thái độ tiêu cực không dễ dàng, đặc biệt việc thuyết phục họ nhìn ra bệnh và chấp nhận chữa bệnh vô cùng khó.
Tạp chí Live Sciense đưa tám lời khuyên quý báu của bác sĩ tâm thần Jay Baer tại bệnh viện Phụ nữ Brigham (Mỹ) dành cho những người đang có bạn đời bị trầm cảm.
Cố gắng đứng cùng một đội với bạn đời
Kẻ thù ở đây là bệnh trầm cảm, không phải là người bạn đời bị trầm cảm. Hãy cùng sát cánh chiến đấu với trầm cảm thay vì để cho nó phá vỡ hôn nhân. Không bỏ mặc bạn đời, hãy làm mọi cách để họ cảm thấy tốt hơn. Đi dạo cùng nhau, đi cùng bạn đời trong mỗi cuộc hẹn với bác sĩ, nhớ kỹ lịch uống thuốc, điều trị của bạn đời.
Tỉnh táo và vững vàng trong cảm xúc
Bạn có thể sẽ có lúc cực kỳ giận dữ thậm chí oán hận khi sống cùng người bạn đời trầm cảm. Đó là khi họ lẩn tránh những trách nhiệm chung trong gia đình và xã hội, đặc biệt khi hai bạn đã mất đi sự thân mật và đời sống tình dục bị ảnh hưởng nặng nề. Điều này không chỉ kéo rộng khoảng cách hai bạn, làm bạn tổn thương mà còn gây ra sự xấu hổ cho bạn đời, khiến họ lảng tránh hơn việc tìm kiếm chữa trị.
Nỗ lực thuyết phục bạn đời khám và chữa trị
Bạn đời trầm cảm của bạn sẽ có xu hướng không thừa nhận bệnh và trốn tránh chữa trị, do đó trách nhiệm đề ra kế hoạch chữa trị thường là thuộc về bạn, và bạn phải thuyết phục họ. Chẳng hạn như bạn có thể nói: “Em yêu anh nhưng em ghét việc phải nhìn anh chịu đựng. Trầm cảm là bệnh rất thường gặp và anh không phải xấu hổ. Em với anh cùng tìm hiểu nó nhé.”
Kiên nhẫn lắng nghe và chịu đựng
Video đang HOT
Luôn khuyến khích bạn đời nói về cảm giác, suy nghĩ của họ và cố gắng lắng nghe đừng phán xét. Nói chuyện với bạn đời bị trầm cảm nhiều khả năng bạn sẽ phải nghe những điều làm bạn tan vỡ con tim. Chẳng hạn họ có thể sẽ bày tỏ hoài nghi thậm chí phủ nhận tình yêu dành cho bạn, không muốn kề cận bạn.
Lời khuyên là cố gắng trì hoãn quyết định của bạn đối với cuộc hôn nhân đến khi bạn đời của bạn vượt qua bệnh trầm cảm.
Đề nghị được đưa họ đến bác sĩ
Điều này rất hữu ích cho quá trình chữa trị, sẽ giúp bác sĩ biết chính xác hơn về tình trạng của bệnh nhân vì không ai hiểu, gần gũi và quan sát bệnh nhân kỹ hơn bạn đời của họ.
Thông thường vợ hoặc chồng là người đầu tiên nhận ra được những thay đổi của người bạn đời bị trầm cảm.
Nên cho các con biết nhưng ở mức độ vừa phải
Lý do bởi vì trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến hôn nhân mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ gia đình.
Thông thường trong gia đình có cha hoặc mẹ bị trầm cảm, trẻ rất dễ cảm nhận có điều bất ổn đang diễn ra dù không biết chắc điều gì. Nhiệm vụ của bạn là nói với con một cách tế nhị nhưng trung thực về tình trạng bệnh của cha hoặc mẹ để trẻ không phải sợ hãi hay lo lắng.
Kiên nhẫn với tiến trình điều trị
Sẽ có nhiều cuộc thử nghiệm thậm chí có sai lầm trong điều trị, nhưng tin tốt là một khi đã chịu đi khám, uống thuốc, điều trị tâm lý, bệnh nhân sẽ khỏi được bệnh sau một thời gian.
Bản lĩnh vượt qua giai đoạn khó khăn
Bạn phải xác định quá trình chung sống và hỗ trợ bạn đời vượt qua trầm cảm là giai đoạn hết sức khó khăn. Bạn sẽ thường xuyên thấy lẻ loi, quá tải, và sẽ có lúc bạn kiệt sức, nhưng hãy cố gắng để yên cho cảm xúc của bạn đời, đừng nóng vội tìm cách tiếp cận họ với hy vọng sự thân mật sẽ giúp cải thiện tâm trạng họ và quan hệ hai bạn. Hãy kiên nhẫn đợi đến khi bệnh trầm cảm lùi đi.
Trong thời gian đó bạn có thể tìm đến người bạn thân thiết hay bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ về cảm xúc mỗi khi bạn thấy quá tải, tâm trạng quá nặng nề.
Theo Tienphong
Sự thật phũ phàng về ảo tưởng sức mạnh tình yêu
Khi yêu, mọi người đều có đôi chút mù quáng. Trong khi chọn lựa những việc khác chúng ta đều chọn thứ thích hợp với mình nhất, nhưng với tình yêu thì lại không như vậy.
Hầu như ai khi bước vào hôn nhân cũng có một, hoặc nhiều điều chưa hài lòng, song đều lạc quan tin rằng nó "sẽ thay đổi".
Dù thực sự có những người sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn khi yêu hoặc khi lập gia đình, nhưng đó hầu hết vì tác động của hoàn cảnh môi trường, sự ảnh hưởng qua lại của người chung sống. Có những trường hợp không nên ảo tưởng sự thay đổi ở họ, như người nghiệp ngập, bạo hành, có bệnh về tâm lý và thần kinh...
Khi nghĩ đến việc thay đổi một người, hẳn họ có những điều khiến bạn cảm thấy sút kém, không tốt, không phù hợp nhưng ở bên họ lâu ngày, bạn có thể còn đánh mất chính mình khi thỏa hiệp với những điều đó hoặc "ngậm đắng nuốt cay" chấp nhận.
Trước khi nghĩ đến việc thay đổi người khác, bạn phải nhận thức rõ ràng các vấn đề sau:
Không ai thay đổi vì người khác
Sự thay đổi có thể xảy ra, họ có thể thực sự muốn làm điều đó vì bạn nhưng với một người bình thường, không ai có thể hoàn toàn thay đổi.
Chúng ta sống với những trải nghiệm quá khứ, những điều tạo nên bản thân ta hiện tại, bản chất cũng giống như bản năng đã tự hình thành từ khi còn nhỏ. Khi thay đổi, chúng ta chỉ bộc lộ điều chúng ta tiềm tàng bên trong, chứ không thể "tạo mới" được tính cách.
Con người luôn có hai mặt, tốt và xấu thay chỗ cho nhau, nhưng nguồn cơn của tất cả hành động của một người luôn xuất phát từ chính nhu cầu, mong muốn của họ chứ không phải vì người ngoài.
Bạn không thực sự hiểu họ
Một điều bí ẩn là những người "không hay" luôn "dò tìm" được người sẽ chấp nhận họ. Có thể bạn là người rất giỏi, độc lập, có chí tiến thủ bạn lại bị một người có nhiều khuyết điểm thu hút. Vấn đề là ở chỗ người tốt thường nghĩ rằng mình phải lo nghĩ cho người khác, người khác cần mình, mình là chỗ dựa cho bọn họ.
Nhưng thực tế đó chỉ là sự huyễn tưởng, những người ưa lợi dụng và dựa dẫm luôn biết cách tạo cảm giác đáng thương để luôn nhận được sự giúp đỡ. Đến khi bạn thực sự hiểu và trải nghiệm được căn nguyên e rằng đã muộn.
Họ không giúp gì được bạn
Những người bạn chưa hài lòng nhưng lại có mối quan hệ "mật thiết" với bạn thì mọi rắc rối của họ sẽ đổ lên vai bạn, ảnh hưởng tiêu cực đến bạn.
Họ có thể là những người yêu tuyệt vời, nói những điều khiến bạn vui, bày tỏ tình cảm nồng nhiệt nhưng đó có thể là tất cả mặt tốt của họ. Những người "có vấn đề" hầu như đều không muốn bị thay đổi, họ chỉ muốn bạn thấy mặt tốt (ít ỏi hoặc giả tạo của họ) nhưng tới khi bạn có vấn đề, họ không biết làm cách nào để giúp bạn, họ không có khả năng hoặc ý chí ấy.
Bạn sẽ không biết cách yêu thương họ
Bạn có thể cho rằng tình yêu của mình thật cao cả, vô điều kiện, bạn sẽ làm tất cả những gì có thể cho họ. Nhưng họ cho rằng bạn đang cố điều khiển họ, xâm phạm cuộc sống của họ.
Họ không cần được yêu, họ chỉ muốn được đồng tình, có người chấp nhận "sự đặc biệt" của mình. Bạn không thể thay đổi người như thế.
Chính bạn không bình thường
Khi bị cuốn hút vào một đối tượng hoàn toàn không phù hợp, một mối quan hệ đầy rắc rối, có thể bạn cũng cần phải xem lại bản thân.
Bạn tin rằng bạn là người đặc biệt "duy nhất" với họ, rằng mọi người đều sai, chỉ có bạn là hiểu người ấy. Bạn muốn mình là ngoại lệ và "phép màu" sẽ xảy ra với bạn. Bạn chấp nhận mọi nguy cơ và điều tồi tệ hiện có. Hãy tự hỏi vì sao phải như vậy?
Có thể bạn cũng là người khao khát "cảm giác ưu việt" nhưng con người và cuộc đời không phải là một ngọn núi để bạn chinh phục. Đó chỉ là một gánh nặng mà bạn quyết định mang theo suốt cuộc hành trình của mình.
Theo Phapluat
Yêu khỏe mạnh để bảo vệ chính mình Từ vụ thảm sát ở Bình Phước chấn động dư luận nhiều ngày qua, người ta chợt giật mình khi "thất tình" có thể gây ra những sự việc nghiêm trọng đến như vậy. bội. Bi kịch chỉ ở chỗ một bên muốn rút, còn bên kia vẫn muốn giữ. Người hiểu biết thì chấp nhận nhưng những thanh niên trẻ, ít học...