‘Lời khuyên’ bất ngờ của bố em bé 5 tháng tuổi bị sốc phản vệ sau khi uống sữa ngoại
Chuyện em bé 5 tháng ở Thanh Hoá sốc phản vệ với sữa ngoại khiến nhiều người lo lắng. Bố bé sau chuyện này đã khuyên nên chuẩn bị sẵn adrenalin trong nhà để kịp thời tiêm cho trẻ bị sốc phản vệ, trong khi chờ đưa tới bệnh viện. Tuy nhiên, các bác sỹ đã nói gì về lời khuyên này?
Lời “tự thuật” cứu con khỏi sốc phản vệ sau khi uống sữa ngoại
Mới đây, lời “tự thuật” hành trình cứu con khỏi sốc phản vệ do thức ăn của ông bố là dược sĩ ở Thanh Hoá khiến nhiều người giật mình lo lắng.
Bé L.T.M (5 tháng tuổi, Thanh Hoá) con anh thường ngày vẫn bú mẹ. Do điều kiện công việc khi mẹ đi công tác, sau một ngày lượng sữa vắt dự trữ không đủ nên gia đình cho bé uống thêm một loại sữa bột nhập khẩu để bé không bị đói.
Lọc máu cho em bé bị sốc phản vệ với thức ăn
Ngay sau khi uống sữa bột, bé M bắt đầu có dấu hiệu nổi mẩn đỏ như dị ứng, ban đỏ phát khắp người. Sau đó, trẻ nôn ra sữa và tím tái các đầu ngón tay, ngón chân.
Hoảng hốt, gia đình đưa ngay bé vào cấp cứu tại bệnh viện tuyến tỉnh.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ sốc phản vệ và xử lý nhưng bệnh nhân đáp ứng kém. Sử dụng các thuốc như adrenalin để tiêm nhưng không được, sau đó phải chuyển qua truyền, sử dụng thuốc vận mạch… nhưng trẻ suy tim nặng, suy đa tạng…
Khi tới Bệnh viện Nhi Trung ương, ngoài việc hỗ trợ hô hấp, các bác sĩ tiếp tục sử dụng thuốc điều trị chủ chốt chống sốc phản vệ là adrenalin tiêm tĩnh mạch, thuốc vận mạch khác phối hợp, chăm sóc, cấp điện giải… nhưng không có dấu hiệu cải thiện.
Video đang HOT
Các bác sĩ phải tiến hành lọc máu liên tục. Sau 6 ngày điều trị, trẻ mới ổn định và được xuất viện.
Đây là một trong số những bệnh nhi sốc phản vệ với thức ăn, chiếm từ 1-10% trong tổng số các dạng sốc phản vệ ở trẻ. TS.BS Tạ Anh Tuấn – Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, sốc phản vệ ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều con đường và các nguồn khác nhau: đường tiêm truyền, tiếp xúc, ngửi hít hay côn trùng đốt…
Các loại thức ăn thường gặp nhất trong phản ứng, dị ứng ở trẻ là trứng, sữa, lạc. Bên cạnh đó còn có các loại hạt, lúa mì, lúa mạch hay hải sản như tôm, cua, ốc, hến…
Điều đặc biệt là sau bài chia sẻ trên mạng xã hội, ông bố ở Thanh Hoá cho rằng phải chuẩn bị sẵn adrenalin trong nhà để kịp thời tiêm cho trẻ bị sốc phản vệ, trong khi chờ đưa tới bệnh viện.
Bác sỹ nói gì về lời khuyên chuẩn bị sẵn adrenalin trong nhà của ông bố dược sỹ?
Điều này không chỉ khiến nhiều phụ huynh hoang mang bởi không phải ai cũng có thể tự tiêm cho trẻ. Trong khi đó, các bác sĩ cho rằng đây là quan điểm sai lầm.
“ Adrenalin là thuốc được bán theo đơn và phải được đào tạo khi sử dụng” – TS Tuấn cho hay.
Phân tích thêm, BS Tuấn cho biết, việc phân biệt, xác định trẻ có phải sốc phản vệ hay không để điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế cũng không phải là điều đơn giản ngay với cán bộ y tế.
Hơn nữa, adrenalin nếu tiêm không đúng liều sẽ gây tác dụng phụ như mạch nhanh, rối loạn nhịp tim… có thể dẫn tới tử vong.
Để có thể hạn chế tối đa các nguy cơ dị ứng, phản vệ với thức ăn, BS Tạ Anh Tuấn khuyến cáo cần chú trọng nguồn dinh dưỡng chính ở trẻ nhỏ là sữa mẹ. Sau 6 tháng, trẻ được ăn dặm.
Lưu ý, nên cho trẻ ăn ít, thăm dò xem trẻ có dung nạp không. Các dị ứng thức ăn có thể có từ các biểu hiện nhẹ: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn trớ, phát ban tới các biểu hiện nặng hơn là rối loạn đường hô hấp như khó thở, khò khè, thở rít, tiếp đó là các dấu hiệu sốc phản vệ…
Nếu thấy trẻ có biểu hiện bất thường thì cần ngừng sử dụng ngay loại thực phẩm đó và đi khám để bác sĩ chẩn đoán xem trẻ có dị ứng với thức ăn đó hay không.
T.Nguyên
Theo giadinh.net
Dấu hiệu cảnh báo sốc phản vệ do thức ăn như thế nào?
Bệnh viện Nhi trung ương thường tiếp nhận nhiều trẻ bị sốc phản vệ do thức ăn, nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng. Hầu hết những trẻ này chỉ ăn những loại thức ăn bình thường hằng ngày, nhưng do cơ địa dị ứng nên gây ra tình trạng sốc phản vệ.
Sốc phản vệ do thức ăn
Nguy kịch sau bữa ăn
Bệnh viện Nhi trung ương đã điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Duy H., 14 tuổi (Bắc Ninh) nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy thở. Được biết sau bữa cơm trưa với nhiều loại thức ăn (thịt gà, thịt lợn, măng tươi), khi H. tiếp tục ăn mít thì xuất hiện nổi mẩn ngứa trên da, sưng nóng môi, mắt mờ. Ban mẩn ngứa xuất hiện và lan nhanh toàn thân kèm theo trẻ chóng mặt, buồn nôn và đi ngoài nhiều lần.
Bệnh nhân được sơ cứu tại nhà rồi chuyển đến bệnh viện tỉnh. Tại đây, H. li bì dần, xuất hiện khó thở, tím tái, tụt huyết áp phải đặt ống nội khí quản bóp bóng hỗ trợ hô hấp và dùng các thuốc vận mạch, đồng thời vừa cấp cứu vừa chuyển đến Bệnh viện Nhi TƯ.
Tại khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Nhi TƯ) các bác sĩ chẩn đoán bệnh em H. bị sốc phản vệ do thức ăn. Bác sĩ sử dụng các thuốc vận mạch, chống sốc, an thần, thở máy đảm bảo duy trì các dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình thường. Sau 4 ngày điều trị tích cực, H. đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch, tỉnh, tự thở có ôxy hỗ trợ, mạch và huyết áp trở lại mức tương đối bình thường. Hiện tại, H. đang được điều trị tại khoa Miễn dịch- dị ứng lâm sàng.
Cuối tháng 4/2018, một bệnh nhân đã tử vong do sốc phản vệ ngay sau khi ăn hải sản dù đã được đưa đến bệnh viện. Gần đây nhất, một nữ bệnh nhân ở tỉnh Đồng Nai đã được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cấp cứu cũng do sốc phản vệ sau khi ăn cá ngừ.
Vì sao sốc phản vệ do thức ăn?
Các bác sỹ cho biết, sốc phản vệ do dị ứng với thực phẩm là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong nhất, không chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà cũng xảy ra với người lớn nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây dị ứng như: cua, mực, tôm, ghẹ, các loại cá, khoai tây, đậu nành... Đối tượng có nguy cơ cao dễ bị dị ứng với hải sản là trẻ em, người cao tuổi, người mắc một trong một số bệnh dị ứng như: bệnh hen suyễn, chàm, phát ban đỏ dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng, viêm da cơ địa hoặc trong gia đình có nhiều người có cơ địa dị ứng.
Theo các bác sỹ, những bệnh nhân trước đó đã từng bị dị ứng sau khi ăn thức ăn cơ thể nổi mẩn ngứa, phát ban cần ngay lập tức đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời. Các bác sỹ khuyến cáo, những bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng cần thay đổi thói quen ăn uống, cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thực phẩm.
PGS-TS Nguyễn Văn Đoàn, nguyên Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện (BV) Bạch Mai cho biết, dị ứng thực phẩm biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau sau khi ăn. Đầu tiên là các biểu hiện đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn....
Tiếp đó là các biểu hiện ngoài da như đỏ da, nổi mẩn ngứa, nổi mề đay (chiếm tới hơn 70% trong các nghiên cứu của bác sĩ). Trường hợp nặng, mề đay có kèm theo khó thở, đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, đau đầu, chóng mặt...
Người bệnh có thể có các triệu chứng hô hấp như hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản. Đặc biệt là sốc phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng sốc như da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím, tụt huyết áp... Đối với dị ứng thức ăn thì tình trạng sốc phản vệ là bệnh cảnh lâm sàng nghiêm trọng nhất, dễ dẫn đến tử vong.
Sốc phản vệ thường có thể xảy ra sau khi ăn từ vài giây, vài phút, muộn hơn có thể kéo dài tới vài giờ sau khi ăn, do các dị nguyên hấp thu chậm nhưng thường gặp nhất là trong 1 giờ đầu sau khi ăn.
Theo infonet
Không phải chỉ tiêm mới bị sốc phản vệ, mọi người vẫn mắc như thường qua những đường này Ngoài tiêm phòng, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khẳng định, bạn vẫn có nguy cơ sốc phản vệ qua việc ăn uống loại thực phẩm nào đó, sốc phản vệ sau uống thuốc kháng sinh, tiêm vắc-xin... thậm chí là một nốt ong đốt. Mấy ngày gần đây, câu chuyện ông bố trẻ là một dược sĩ tự sơ cứu sốc phản vệ cho...