Lời khai tráo trở của cha ruột bé 8 tuổi bị chủ tọa “chặn đứng” khi xét xử: Bấn loạn mà xóa camera
Đối diện trước HĐXX, cha ruột bé V.A – Nguyễn Kim Trung Thái thừa nhận bản thân nhu nhược, do quá bấn loạn nên mới vội xóa camera. Tuy nhiên, chủ tọa lại cho rằng, nếu là người bố có lương tâm thì Nguyễn Kim Trung Thái phải nghĩ đến sức khỏe con gái thay vì tìm cách che dấu tội ác của mình.
Ngày 25/11, Tòa gia đình và người chưa thành niên (TAND TP.HCM) tổ chức phiên xét xử sơ thẩm vụ án bé V.A 8 tuổi bị dì ghẻ Nguyễn Võ Quỳnh Trang “ra tay” dẫn đến “đăng xuất”. Với tính chất nghiêm trọng, cần răn đe trước xã hội. Tòa đã dựng rạp, hàng trăm ghế ngồi, trang bị màn hình Led phục vụ người dân đến xem trực tiếp. Nhiều người đã không kìm được nước mắt khi nghe những lời khai lạnh lùng từ 2 đối tư
Trước khi diễn ra phiên tòa, dì ghẻ Nguyễn Võ Quỳnh Trang cho biết tình trạng sức khỏe ổn định nhưng từ chối ăn uống. Bị cáo Trang đồng ý với quyết định xét xử phiên tòa vào hôm nay. Tại toà, bị cáo Trang khai mình chưa có tiền án, tiền sự và bị tạm giam từ tháng 12/2021 cho đến nay. Khi được hỏi về nhân thân, bị cáo Trang trả lời to, rõ nhưng nói khá nhanh nên bị chủ tọa nhắc nhở nói chậm lại. Đối diện với cáo trạng và câu hỏi từ HĐXX, bị cáo Quỳnh Trang liên tục bật khóc, thừa nhận tội lỗi của mình.
Ngoài bức xúc vì cách đối xử tệ bạc của đối tượng Quỳnh Trang, dư luận cũng đặc biệt lên án vai trò, trách nhiệm của bố ruột Trung Thái. Chẳng những không có động thái can ngăn, bố ruột bé V.A còn tiếp tay cho người tình thực hiện loạt việc làm sai trái. Đáng chú ý, trong phần xét hỏi, thay vì thành khẩn nhận tội, việc trả lời quanh co, đổ trách nhiệm sang Quỳnh Trang khiến dư luận càng thêm phẫn nộ. Được biết, tất cả trích xuất camera đều phản ánh Thái chứng kiến cảnh người tình “xuống tay” với con gái.
Trả lời HĐXX, bố ruột Thái thừa nhận bản thân nhu nhược, lý giải do bận rộn công việc nên mới để bạn gái đứng ra chăm sóc, dạy dỗ bé V.A. Vào ngày 22.12.2021, trong lúc họp ở công ty, Thái mở camera quan sát thì thấy Trang đang “tác động” con gái nên mới gọi về bảo Trang dừng tay. Đến 18 giờ cùng ngày thì nhận được cuộc gọi từ Trang thông báo bé V.A ói, không thở được. Bị cáo quay về nhà thì thấy bé V.A bất tỉnh. Sau đó, bị cáo chở bé đi bệnh viện. Giải thích về hành động xóa 4 camera trong lúc con gái đang cấp cứu. Thái cho rằng lúc đó tinh thần mình đang bấn loạn, mất bình tĩnh chứ không phải cố tình trốn tội. “Lúc đó bị cáo bấm lộn chứ không nghĩ gì”. Tuy nhiên, câu trả lời này không được chủ tọa không đồng tình với lý do này.
HĐXX cho rằng, nếu như là một người bố có lương tâm thì đáng lẽ Trung Thái đã sớm có biện pháp ngăn chặn Trang, nhất là vào thời điểm “nước sôi lửa bỏng”. Điều này càng cho thấy tinh thần vô trách nhiệm, tình cảm mà Thái dành cho con gái mình.
Chủ tọa phiên tòa nói: “nếu bị cáo bấn loạn là sợ cho sinh mạng cho con mình chứ không phải xóa camera. Con của mình đang nguy kịch tính mạng lại không lo. Tại phiên tòa càng thấy rõ tình cảm giữa bị cáo đối với con mình, không còn cơ hội sửa sai”.
HĐXX tiếp tục chất vấn: “Bị cáo có biết dư luận bức xúc với bị cáo Trang 1 thì bức xúc với bị cáo 10 không? Khi báo chí đưa tin về hành vi của bị cáo tràn ngập trên các báo, bị cáo có nghĩ sau này con trai còn lại của mình sẽ nghĩ như thế nào, cháu sẽ ra sao khi có người cha như thế?”.
Video đang HOT
Thái điềm tĩnh trả lời: “Bị cáo xác định không có thêm con nữa. Bị cáo xác định cuộc đời này 2 đứa con thôi, vì vậy, khi đến với Trang, bị cáo nói rõ sẽ không sinh con nữa. Việc mất mát một đứa như thế này, bị cáo rất đau đớn. Sau này bị cáo trở về chăm sóc cháu trai để bù đắp cho cháu”.
Nghe xong phần xét hỏi của chủ tọa, nhiều bình luận bày tỏ đồng tình vì đã “chặn đứng” các luận điểm quanh co, thiếu trách nhiệm của người bố trong vụ án.
“Bấn loạn lo cho người tình chứ con ruột mình ko quan tâm. Nghe ứa gan”
“Hay quá chủ tọa ơi. Cần thấy dung nhan chủ tọa”
“Chủ tọa nói câu nghe mát lòng mát dạ người dân”
“Lúc này ổng rất bình tĩnh để xử lý tìm cách giải quyết vấn đề cho cái con bồ không bị tội thì có ở đó mà bấn loạn. Lươn lẹo vừa thôi”
“10đ cho chủ tọa..nói hay quá”
Hành vi của Trang, tàn khốc. Bị cáo phạm tội “tác động” trẻ em trong thời gian dài, liên tiếp, do đó, cần cách ly bị cáo ra khỏi xã hội. VKS đề nghị Nguyễn Võ Quỳnh Trang Tổng hình phạt “cách ly khỏi xã hội”. Đối với Nguyễn Kim Trung Thái, VKS đề nghị tòa phạt 2-3 năm tù về tội “xuống tay” người khác, 4-5 năm tù đối với tội Che giấu tội phạm. Tổng hình phạt chung từ 6-8 năm tù.
Vụ bé 8 tuổi bị "dì ghẻ" ra tay đến không qua khỏi: Người cha có thể bị thay đổi tội danh tại tòa
Đối với vụ án phức tạp, chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trước đó, VKSND TP.HCM đã hoàn tất cáo trạng truy tố Nguyễn Võ Quỳnh Trang (27 tuổi, ngụ tỉnh Gia Lai), theo khoản 1 Điều 123 và khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình sự, tổng hợp khung hình phạt cao nhất. Còn Thái tổng hợp khung hình phạt cao nhất là 8 năm tù.
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cho rằng cần xem xét lại toàn bộ hành vi của Nguyễn Kim Trung Thái. "Kết quả giám định pháp y ghi nhận các tổn thương gây ra trên khắp các vùng cơ thể của bé gái. Với cơ thể của một đứa trẻ 8 tuổi thì bất cứ vùng nào cũng là vùng nguy hiểm và thực tế các tổn thương gây ra nguyên nhân không qua khỏi cho bé là không phải do tổn thương vùng đầu", luật sư Nữ nêu quan điểm.
TAND TP Hồ Chí Minh đã ấn định ngày 25/11 sẽ mở phiên xử vụ án bé gái 8 tuổi bị ra tay ở quận Bình Thạnh. Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Văn Tuấn, phó chánh Tòa Gia đình và người chưa thành niên. Có 04 luật sư bảo vệ cho bị hại, 03 luật sư bào chữa cho 02 bị cáo và 05 người làm chứng.
Trước đó, sau khi có kết luận điều tra bổ sung, Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố Nguyễn Võ Quỳnh Trang về tội "tước đoạt mạng sống người khác" và "ra tay với người khác"; Nguyễn Kim Trung Thái (bố cháu bé) về tội "ra tay với người khác" và "che giấu tội phạm".
Tại phiên xử hồi tháng 7, TAND TP Hồ Chí Minh quyết định hoãn phiên xử và trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án và giám định tỉ lệ tổn thương cơ thể của cháu bé. Tuy nhiên, Phân viện Khoa học Hình sự đã từ chối thực hiện giám định theo nội dung trên. Sáng 14/11, trao đổi với PV Infonet về vụ án, luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng VPLS Nguyễn Anh (Hà Nội) - một trong những luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại cho biết, việc mở lại phiên tòa lần thứ 2 này được thực hiện sau khi HĐXX quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung ở phiên tòa trước nên thời hạn sẽ ngắn hơn so với lần đầu tiên xét xử.
Cụ thể như sau, đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Việc thay đổi tội danh đối với bị cáo Nguyễn Kim Trung Thái sẽ được HĐXX xem xét tại phiên tòa.
Những ý kiến của các luật sư bảo vệ bị hại về việc giám định bổ sung các vết thương cũ trên cơ thể bị hại vào các ngày 7, 10, 11 và 12/12/2021 tại sao không thể thực hiện được qua hồ sơ (mặc dù trước đó, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP Hồ Chí Minh đã xác định các vết thương cũ là yếu tố cộng thêm với thương tích ngày bé bị tác động không qua khỏi) sẽ được cơ quan giám định trả lời tại phiên tòa,...
Điều 277. Thời hạn chuẩn bị xét xử: Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 2 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 3 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử. Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung. Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày. Theo luật sư, chuỗi hành động của Nguyễn Kim Trung Thái đã được xác định.
Cụ thể, Thái là cha của bé V.A. nhưng đã cùng Trang mắng bé gái, một lần dùng vật nguy hiểm "tác động" bé A. Các lần Trang ra tay với bé, Thái đều nhìn thấy trực tiếp hoặc theo dõi qua camera.
"Hành động này của Thái đã góp phần gây ra tổn thương, là nguyên nhân dẫn đến sự ra đi hoặc là yếu tố cộng thêm; là giúp sức, thúc đẩy các hành động của Trang gây ra tổn thương là nguyên nhân gây ra sự việc đau lòng. Do đó, Thái phải cùng chịu trách nhiệm với hành vi sai phạm của Trang về tội Tước đoạt mạng sống người khác", luật sư Trần Thị Ngọc Nữ nêu trong đơn kiến nghị.
Nhà báo nổi tiếng nêu điểm lạ khi bố bé 8 tuổi bị bạo hành không mang trọng tội: Chưa công bằng Công an giữ nguyên quan điểm đề nghị truy tố Nguyễn Kim Trung Thái (36 tuổi, là cha ruột của bé V.A) về tội "hành hạ người khác" và "che giấu tội phạm". Được biết, quá trình điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã tiến hành kỹ lưỡng từng bước theo quy định pháp luật. Cơ quan Cảnh sát...