Lời khai trái ngược trong vụ nâng giá máy xét nghiệm Covid-19
Cựu giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm phủ nhận hứa hẹn chia 15% giá trị máy xét nghiệm Covid-19; những bị cáo khác lời khai nhiều mâu thuẫn.
Chiều 10/12, đại diện VKSND Hà Nội xét hỏi một số bị cáo để làm rõ thông tin chi “hoa hồng” khi thực hiện gói thầu mua sắm thiết bị xét nghiệm Covid-19.
Lời khai của bị cáo Đào Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH vật tư khoa học và thương mại Việt Nam (MST) tại cơ quan điều tra được VKSND Hà Nội công bố cho thấy, tổng giá trị hệ thống hai máy bán cho CDC Hà Nội là 8,2 tỷ đồng (gồm máy Realtime PCR xét nghiệm Covid-19 giá 7 tỷ đồng, máy tách chiết DNA/RNA tự động giá 1,2 tỷ đồng). Trong đó, tiền mua hai máy hơn 4,1 tỷ, chi phí khác hơn 1,2 tỷ đồng. Lợi nhuận sau bán cho CDC Hà Nội là hơn 2,7 tỷ đồng.
Nhóm của Vinh thoả thuận trích cho ông Nguyễn Nhật Cảm 15% giá trị hợp đồng; dự kiến chia cho hai “môi giới” Nguyễn Ngọc Nhất (nhân viên Công ty Vitech) và Nguyễn Thanh Tuyền (nhân viên Công ty thiết bị y tế Phương Đông) mỗi người hơn 760 triệu đồng.
Bị cáo Đào Thế Vinh. Ảnh: Phạm Dự.
Tại phiên toà chiều nay, bị cáo Vinh nói không bị ép buộc nhưng không nhớ rõ lời khai tại cơ quan điều tra. Vinh cũng không nhớ số tiền ăn chia sau khi hợp đồng hoàn tất là bao nhiêu.
Vinh không biết ông Cảm mà chỉ quen bị cáo Nhất. Trong quá trình thực hiện gói thầu số 15 của CDC, Vinh đã ký báo giá và các hồ sơ mời thầu song trước khi thực hiện đều thông qua Nhất. Tuy nhiên, Vinh cho rằng chỉ cho Nhất mượn danh pháp nhân để tham gia gói thầu và hưởng 1,5% giá trị hợp đồng; còn lại các thủ tục đều không được quyết. Dù được CDC chỉ định cho trúng thầu song Vinh nói “không biết chỉ định thầu là như nào”.
Sau khi chốt các phương án, nhóm của Vinh thực hiện mua bán lòng vòng. Theo đó, giá hai máy do Phương Đông nhập khẩu, cung ứng là 4,1 tỷ đồng; bán cho Công ty Hưng Long (do vợ Vinh làm giám đốc) với giá giữ nguyên là 4,1 tỷ đồng. Vinh nhờ giám đốc công ty khác ký hợp đồng mua lại của Hưng Long giá 5,2 tỷ đồng rồi bán cho MST của Vinh giá 7,8 tỷ đồng. Cuối cùng, MST bán hai máy xét nghiệm và tách chiết cho CDC Hà Nội với giá 8,2 tỷ đồng.
Vinh khai không có tư lợi mà mục đích chỉ là đưa gói thầu qua các công ty để giảm áp lực tiền thuế cho doanh nghiệp mình chứ cũng không phải trốn thuế. Vinh cũng cho rằng vợ không liên quan vụ án mà chỉ tham gia ký hộ hợp đồng, xử lý phần thuế để tránh phải nộp nhiều tiền. Vợ bị cáo biết việc MTS trúng thầu của CDC.
Phiên toà sáng 10/12, bị cáo Nhất khai không có việc chia “hoa hồng” 15% giá trị gói thầu giá trị máy xét nghiệm Covid-19 cho ông Cảm. Tuy nhiên đến phiên buổi chiều, Nhất lại xin trình bày lại, cho rằng dự định trích 15% lợi nhuận (khoảng 90 triệu đồng) cho ông Cảm chứ không phải 15% giá trị hợp đồng (khoảng 950 triệu).
“Đây là tấm lòng tự nguyện của bị cáo chứ không trao đổi hay thỏa thuận gì với ông Cảm”, Nhất nói.
Video đang HOT
Các bị cáo tại toà. Ảnh: Phạm Dự.
Vẫn giữ nguyên lời khai, ông Cảm nói không biết gì về việc mình được chia % trong phi vụ nâng giá máy xét nghiệm. Tuy nhiên ông cho hay bị cáo Nhất từng đến nhà và nói đã khai về việc chia 15% giá trị lợi nhuận cho CDC. “Nhất nói rất ân hận về lời khai đó nên bị cáo dặn sự thật như nào hãy khai như thế. Nhất có lương tâm hãy khai đúng sự thật. Bị cáo chưa bao giờ đòi hỏi, yêu cầu ai phải cho bao nhiêu tiền”, ông Cảm trình bày.
Theo cáo trạng, ông Cảm với tư cách Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tư vấn mua sắm của CDC đã không lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, xây dựng giá kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo quy định của Luật Đấu thầu.
Ông khai được đối tác hứa “chia phần trăm” nếu duyệt mua máy xét nghiệm Covid-19 song “không nhớ rõ là bao nhiêu”. Các bị can Vinh, Nhất nói có quan hệ với ông Cảm và đã thỏa thuận về việc trích tiền hoa hồng 15% gói thầu cho cựu giám đốc CDC Hà Nội.
Bị cáo Nhất trực tiếp bàn bạc, thống nhất với ông Cảm để gian lận trong đấu thầu dưới hình thức chỉ định thầu. Vinh đã gian lận trong đầu thầu, giúp sức tích cực cho ông Cảm thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi trên của các bị cáo gây thiệt hại cho nhà nước hơn 5,4 tỷ đồng.
Ông Cảm và 9 đồng phạm bị xét xử về tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng , theo khoản 3 điều 222 Bộ luật Hình sự 2015, dự kiến trong ba ngày, từ 10/12.
Trong số này, 6 người là cựu cán bộ, lãnh đạo CDC Hà Nội, gồm: ông Cảm, Giám đốc; Nguyễn Vũ Hà Thanh, Trưởng phòng Tài chính kế toán; Hoàng Kim Thư, Kế toán trưởng; Lê Xuân Tuấn, cán bộ Phòng Tài chính kế toán; Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng phòng Tổ chức hành chính và Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ.
Bốn bị can còn lại: Đào Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH vật tư khoa học và thương mại Việt Nam (MST); Nguyễn Trần Duy, Tổng giám đốc Công ty CP định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành; Nguyễn Ngọc Nhất, nhân viên Công ty TNHH phát triển khoa học Vitech và Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông.
Viện Kiểm sát đã hủy quyết định khởi tố ai trong vụ nâng khống giá thiết bị y tế ở CDC Hà Nội?
Trong vụ cựu Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cùng đồng phạm nâng khống giá thiết bị y tế, có 1 người bị Bộ Công an khởi tố bị can, tuy nhiên Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao sau đó hủy quyết định này.
Liên quan đến vụ nâng khống giá máy xét nghiệm Covid-19 xảy ra tại CDC Hà Nội (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội), VKSND Tối cao đã truy tố Nguyễn Nhật Cảm - cựu Giám đốc CDC Hà Nội cùng 9 đồng phạm ra trước Tòa án nhân dân TP.Hà Nội để xét xử về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Khoản 3, Điều 222, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Lợi dụng tình trạng dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra, với động cơ vụ lợi, từ đầu tháng 2/2020, bị can Nguyễn Nhật Cảm đã câu kết với các bị can Nguyễn Ngọc Nhất, Nguyễn Thanh Tuyền, Đào Thế Vinh thuộc các công ty tư nhân, kinh doanh vật tư thiết bị y tế để thỏa thuận giá mua bán các máy, thiết bị y tế thuộc gói thầu số 15 cho CDC Hà Nội trước khi thực hiện quy trình, thủ tục chỉ định thầu thông thường.
Nguyễn Nhật Cảm còn câu kết với các bị can Nguyễn Trần Duy - Tổng Giám đốc, thẩm định viên về giá Công ty Nhân Thành gian lận, hợp thức thủ tục thẩm định giá gói thầu số 15 theo đúng giá do CDC Hà Nội yêu cầu.
Nguyễn Nhật Cảm được xác định là chủ mưu trong vụ nâng khống giá máy xét nghiệm Covid-19 xảy ra tại CDC Hà Nội.
Sau đó Nguyễn Nhật Cảm chỉ đạo và giao cho các nhân viên dưới quyền thuộc CDC Hà Nội hợp thức toàn bộ quy trình chỉ định thầu thông thường để Công ty MST trúng thầu gói thầu số 15 theo đúng giá thỏa thuận trước.
Sự việc gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 5,4 tỷ đồng.
Trong vụ án này, có một người trước đó đã bị Bộ Công an khởi tố bị can, tuy nhiên sau đó VKSND Tối cao đã hủy bỏ quyết định này bởi chưa đủ căn cứ.
Người này là Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Công ty Phương Đông. Thành đã duyệt ký hợp đồng bán hệ thống Realtime PCR tự động hãng Qiagen cho Công ty Hưng Long, để Công ty Hưng Long bán đến CDC Hà Nội.
Nguyễn Xuân Thành khai tại Cơ quan điều tra, sáng ngày 7/2/2020, Nguyễn Thanh Tuyền có đề xuất việc bán hệ thống Realtime PCR tự động của hãng Qiagen với giá 3,7 tỷ đồng, đề nghị Thành đồng ý giá bán trên để Tuyền bán cho Nguyễn Ngọc Nhất.
Tuy nhiên, Nguyễn Xuân Thành không thừa nhận việc ký báo giá hệ thống Realtime PCR tự động cho CDC Hà Nội.
Theo VKSND Tối cao, kết quả điều tra chưa làm rõ ý thức chủ quan của Nguyễn Xuân Thành có hành vi giúp sức cho Nguyễn Nhật Cảm (trái), Nguyễn Ngọc Nhất (giữa), Nguyễn Thanh Tuyền (phải) gian lận trong đấu thầu.
Tài liệu điều tra xác định, Thành không trực tiếp bàn bạc với Nguyễn Nhật Cảm về việc mua bán hệ thống máy Realtime PCR tự động hãng Qiagen cho CDC Hà Nội.
Tài liệu điều tra cũng thể hiện không xác định việc Thành biết hoặc được ăn chia tiền chênh lệch với CDC Hà Nội.
Bản báo giá và giấy phép bán hàng của Công ty Phương Đông được bộ phận hành chính của công ty đóng dấu chữ ký của Thành, dấu pháp nhân của Công ty Phương Đông, không có căn cứ xác định Nguyễn Xuân Thành biết và cung cấp những văn bản này cho CDC Hà Nội.
Kết quả điều tra chưa làm rõ ý thức chủ quan của Nguyễn Xuân Thành có hành vi giúp sức cho Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Ngọc Nhất, Nguyễn Thanh Tuyền gian lận trong đấu thầu dưới hình thức chỉ định thầu, để bán hệ thống máy cho CDC Hà Nội.
Vì vậy, VKSND tối cao xác định, hành vi của Nguyễn Xuân Thành chưa đủ căn cứ xác định tội "Vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 222, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Theo cáo trạng của VKSND tối cao truy tố cựu Giám đốc CDC Hà Nội và đồng phạm, ngày 2/7/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can số 216/CSKT-P15 đối với Nguyễn Xuân Thành về tội "Vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Ngày 10/9/2020, VKSND tối cao (Vụ 5) ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can số 10/QĐ-VKSTC-V5.
Cũng tại Công ty Phương Đông, Trần Quốc Đạt là nhân viên kinh doanh Công ty Phương Đông, theo chỉ đạo của Nguyễn Thanh Tuyền đã liên hệ với Nguyễn Ngọc Quỳnh để gửi 3 báo giá, dự thảo hợp đồng để Thành ký với Công ty Suran (sau đổi thành Công ty Hưng Long).
Tuy nhiên, Đạt không trao đổi, thỏa thuận thống nhất với Tuyền, Nhất và Đào Thế Vinh để nâng giá máy bán vào CDC Hà Nội.
Đạt không biết việc Tuyền và Nhất thỏa thuận với Cảm để chỉ định thầu cho Công ty MST trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước và không được hưởng lợi từ hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án này.
Vì vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra không xử lý về hình sự đối với Trần Quốc Đạt là có căn cứ.
Ngoài những người này, còn có nhiều đối tượng có liên quan đến vụ án tại Công ty Nhân Thành, Công ty GETZ, Công ty Hưng Long, công ty KĐ, CDC Hà Nội, tuy nhiên hành vi của họ chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự.
Bộ Công an tiếp tục điều tra 18 gói thầu bị CDC Hà Nội 'thổi giá' Ngoài nâng khống máy xét nghiệm COVID-19, CDC Hà Nội tiếp tục bị Bộ Công an điều tra thêm 18 gói thầu mua sắm thiết bị, vật tư khác. VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Nhật Cảm, cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) cùng 9 bị can khác về...