Lời khai người đưa tiền tỷ ‘lót tay’ Dương Chí Dũng
10 tỷ tiền “lại quả” cho Dương Chí Dũng trong một phi vụ làm ăn, Sơn đưa làm 2 lần, tại khách sạn Victory, TP.HCM và nhà riêng.
Để thực hiện hành vi tham ô chiếm đoạt 1,6 triệu USD, Dương Chí Dũng cùng đồng bọn đã bàn nhau để mua “khối sắt vụn” với giá đắt như vàng sau đó chia chác nhau theo tỉ lệ thỏa thuận.
Theo tài liệu điều tra, cơ quan chức năng chỉ rõ, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc biết rõ ụ nổi 83M sản xuất năm 1965 tại Nhật Bản bị hư hỏng nặng, bị Đăng kiểm Nga dừng phân cấp không cho hoạt động từ năm 2006. Chủ sở hữu ụ nổi 83M là Công ty Nakhodka, chào bán dưới 5 triệu USD nhưng Dũng và Phúc vẫn chỉ đạo cho Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn và Mai Văn Khang (thành viên đoàn giám sát) phải hợp thức thủ tục để mua bằng được ụ nổi 83M qua Công ty AP.
“Khối sắt vụn” 83M.
Sau đó, Dũng ký quyết định phê duyệt, trong đó chấp thuận giá mua ụ là 9 triệu USD để Mai Văn Phúc đại diện ký hợp đồng.
Ông Goh Hoon Seow – Giám đốc Công ty AP khai nhận rằng, trong việc bán ụ nổi 83M, ông chỉ là người môi giới, làm thủ tục giúp Công ty Nakhodka bán cho Vinalines. Khi đến Việt Nam, ông Goh trực tiếp đàm phán, giao dịch với Ban quản lý dự án. Trong thời gian này, ông Goh có gặp riêng Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc tại trụ sở Vinalines.
Ông Goh thừa nhận, trước khi Vinalines ký hợp đồng với Công ty AP, giữa AP và Công ty Global Success đã ký bản thỏa thuận quy định việc sử dụng 6 triệu USD tiền bán ụ nhận từ Vinalines như sau: Chuyển tiền mặt chi ông A.prikhodko 1,134 triệu USD, chuyển 1,666 triệu USD cho một bên thứ ba do ông A.Prikhodko chỉ định. Số tiền 3 triệu USD còn lại được trả cho Công ty Nakhodka 2,3 triệu, Công ty AP được hưởng 700.000 USD.
Video đang HOT
Theo bản thỏa thuận và yêu cầu của ông A.Prikhodko, ông Goh đã chuyển 1,666 triệu USD vào tài khoản Công ty Phú Hà, TP Hải Phòng qua ngân hàng UQB chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Ông Goh không biết Công ty Phú Hà và cũng không biết Công ty Phú Hà thực hiện công việc gì liên quan đến việc mua bán ụ nổi 83M.
Liên quan đến sự xuất hiện của “Công ty lạ” bị can Trần Hải Sơn – người vận chuyển số tiền tham ô đã khai nhận rằng, khoảng đầu tháng 3/2008, trước khi Vinalines ký hợp đồng mua bán ụ nổi 83M với Công ty AP, ông Goh đã gặp Sơn tại trụ sở Vinalines và nói rằng “Ông chuẩn bị tiếp nhận khoản tiền lại quả, tôi đã thống nhất với ông Dũng và Phúc rồi, các ông ấy nói rằng giao cho ông số tiền lại quả là 1,666 triệu USD.
Sau đó, Sơn đến phòng làm việc của Dương Chí Dũng thông báo lại và được Dũng chỉ đạo: “Chia theo tỷ lệ 10 tỷ cho anh, 10 tỷ cho anh Phúc, còn lại cho em”.
Sau khi nghe chỉ đạo của Dương Chí Dũng, Sơn hiểu trong việc mua bán ụ nổi 83M, Dương Chí Dũng đã có thỏa thuận “ngầm” để Công ty AP bán được ụ nổi 83M đã hư hỏng cho Vinalines với giá cao và ông Goh phải chuyển lại số tiền lại quả là 1,666 triệu USD cho Dương Chí Dũng.
Trong quá trình chuyển số tiền tham ô, ông Goh yêu cẩu Sơn cung cấp một địa chỉ công ty và tài khoản Công ty này tại Ngân hàng UOB chi nhánh TPHCM để Công ty AP chuyển tiền. Lúc này, Sơn đã nhờ bà Trần Thị Hải Hà cho mượn tài khoản Công ty Phú Hà mở tại ngân hàng UOB để nhận tiền.
Sau khi nhận được tiền vào ngày 18/6/2008, Sơn đưa Dương Chí Dũng 10 tỷ đồng, Mai Văn Phúc 10 tỷ đồng, cho Trần Thị Hải Hà 2 tỷ đồng nhằm trả công, đưa Trần Hữu Chiều 500 triệu, số còn lại Sơn sử dụng cá nhân.
Khi đưa tiền cho Dương Chí Dũng, Sơn đưa làm 2 lần, mỗi lần 5 tỷ đồng, lần thứ nhất Sơn gặp Dương Chí Dũng tại khách sạn Victory, TP.HCM và gọi điện bảo rằng “Em gặp bác để chuyển ít quà” rồi Sơn đưa vali đựng tiền cho Dương Chí Dũng.
Số tiền 5 tỷ đồng còn lại được Sơn chuyển đến nhà riêng của vợ Dương Chí Dũng ở Hải Phòng khoảng 3 tuần sau đó.
Theo Tri thức
Dương Chí Dũng "kéo theo" các đồng phạm và em trai "trượt dốc"
Liên quan đến vụ án Dương Chí Dũng (SN 1957, nguyên Cục trưởng Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT TCty Hàng hải Việt Nam - Vinalines), đã có nhiều người vướng vòng lao lý. Trong đó có cả em trai của Dũng là Dương Tự Trọng (nguyên Phó Giám đốc Công an TP.Hải Phòng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an) vì đã tổ chức cho Dũng trốn đi nước ngoài.
Truy tố Dũng và 9 đồng phạm tham ô 1,66 triệu USD
Mới đây, Bộ Công an vừa chính thức ra thông báo Cơ quan CSĐT tội phạm về tham nhũng (C48) đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án đến VKSNDTC đề nghị truy tố bị can Dương Chí Dũng cùng 9 bị can cùng về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản".
Theo kết luận điều tra, dù chưa được Thủ tướng phê duyệt, ngày 27/6/2007 ông Dũng (Chủ tịch HĐQT Vinalines thời điểm đó) đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 3.854 tỉ đồng, trong đó có hạng mục mua, lắp đặt ụ nổi. Riêng việc mua ụ tàu, lai dắt về Việt Nam nâng mức đầu tư từ 14,1 triệu USD lên 19,5 triệu USD, trong đó giá mua ụ là 9 triệu USD.
Theo CQĐT, ụ nổi hiện nay là đống thép gỉ, không sử dụng được vào việc gì, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Căn cứ quy định pháp luật, CQĐT kết luận hành vi làm trái của các bị can đã gây thiệt hại cho tài sản nhà nước số tiền hơn 335,4 tỉ đồng.
Về hành vi tham ô tài sản, ông Dũng đã chỉ đạo cấp dưới nâng khống số tiền mua ụ nổi để tham ô 1,66 triệu USD. Cụ thể, ông Dũng ký Quyết định số 186/QĐ-HĐQT phê duyệt, trong đó chấp thuận giá mua ụ nổi là 9 triệu USD để ông Mai Văn Phúc đại diện Vinalines ký Hợp đồng số 01-07/VNL-AP mua ụ nổi giá 9 triệu USD.
Sau khi nhận tiền, Công ty AP (công ty môi giới mua ụ) đã chuyển lại số tiền 1,66 triệu USD từ số tiền 9 triệu USD trên. Ông Dũng và ông Phúc mỗi người hưởng 10 tỉ đồng, Trần Hữu Chiều hưởng 340 triệu đồng, Trần Thị Hải Hà 2 tỉ đồng (do không biết nguồn gốc tiền, đã nộp lại nên bà Hà không phải là đồng phạm với các bị can trong hành vi tham ô), Trần Hải Sơn hưởng hơn 5,8 tỉ đồng.
Truy tố em trai và 6 đồng phạm tổ chức cho Dũng bỏ trốn
Cơ quan An ninh điều tra cũng đã kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSNDTC đề nghị truy tố 7 bị can vì có hành vi tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài sau khi có lệnh bắt giam. 7 bị can bị đề nghị truy tố gồm: Dương Tự Trọng, Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó phòng PC45, Công an Hải Phòng), Hoàng Văn Thắng (nguyên Đội trưởng Đội 3 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an Hải Phòng), Nguyễn Trọng Ánh (Phòng PC45, Công an Hải Phòng), Trần Văn Dũng (Dũng Bắc Kạn - một đối tượng giang hồ cộm cán), Phạm Minh Tuấn (Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng), Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Đội chống buôn lậu, Cục Hải quan Hải Phòng).
Cơ quan điều tra xác định sau khi biết tin anh trai bị khởi tố và có lệnh bắt giam, Trọng đã liên hệ với những cán bộ dưới quyền như Sơn, Thắng và tìm gặp Phong, Văn Dũng để bàn cách đưa Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài. Sau khi bàn bạc, các đối tượng đã thống nhất giao cho Tuấn sử dụng xe ô tô từ Hải Phòng lên Hà Nội để đón Dương Chí Dũng chạy trốn.
Sau khi đưa anh về Hải Phòng, Trọng đã chỉ đạo đàn em đưa Dũng về Quảng Ninh để trốn sang Trung Quốc. Tuy nhiên, kế hoạch này bất thành nên Trọng cũng đã bàn bạc với Phong, Văn Dũng, Sơn đưa Dũng vào TP.HCM.
Sau khi đưa được Dũng vào TP.HCM, Dũng đã được Nguyễn Hồng Vĩnh dùng ô tô con chở lên cửa khẩu Tây Ninh để trốn sang Campuchia. Trong vụ án này, Đồng Xuân Phong là người đã che giấu, chịu trách nhiệm làm giả giấy tờ cho Dương Chí Dũng. Riêng ông Trọng còn đang bị khởi tố, điều tra về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" về hành vi làm giả CMND để khai sinh cho con ngoài giá thú.
Theo Pháp luật Việt Nam
Dân đóng tiền cho "quan" nuôi... bồ nhí! Nghĩ đến việc phải còng lưng chắt bóp đóng thuế cho "quan" nuôi bồ nhi đã xót xa, uất ức lắm rồi. Nếu như lại phải nghe những lời tuyên án "thân nhân tốt, chưa có tiền án, tiền sự..." với mức án "nhẹ hều" thì càng xót xa, đau đớn! (Minh họa: Ngọc Diệp) Sáng 14/10, cơ quan cảnh sát điều tra...