Lời khai của trùm lâm tặc ở Lâm Đồng vừa sa lưới
Trước khi bị bắt về hành vi “vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng”, Hà “đen” từng có 2 tiền án về tội cố ý gây thương tích và tội cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng.
Chiều 19.8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng tiếp tục lấy lời khai đối với nghi can Lê Hồng Hà (48 tuổi), tức Hà “đen”, quê huyện Diễn Châu (Nghệ An), tạm trú tại xã Đạm Bri, TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Hà “đen” là nghi can được xác định cầm đầu đường dây khai thác gỗ với quy mô lớn xảy ra tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Điều tra viên lấy lời khai Lê Hồng Hà.
Ban đầu đối tượng này tỏ ra rất lì lợm, khai báo quanh co hòng chối tội, gây khó khăn cho công tác điều tra. Hà “đen” chỉ khai nhận, mới khai thác gỗ trai phép tại rừng phòng hộ gần thủy điện Đồng Nai 5, huyện Bảo Lâm được khoảng 10 ngày thì bị cơ quan chức năng phát hiện, phải bỏ trốn. Số gỗ đối tượng này khai thác chưa nhiều.
Tuy nhiên, các điều tra viên đã đưa ra những chứng cứ có liên quan đến vụ án khiến cho nghi can này không thể chối cãi. Hà “đen” dè dặt khai báo, thừa nhận mình chính là người cầm đầu đường dây triệt hạ gỗ rừng tại các tiểu khu 390A, 396, 397, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm.
Video đang HOT
Bước đầu đối tượng này cho biết, y đã thuê người khai thác gỗ tại đây cho đến khi bị phát hiện vào ngày 8.7. Tuy nhiên, đối tượng này vẫn giải thích quanh co, chưa khai ra đường dây, cũng như những nhân vật tiếp tay giúp Hà “đen” đưa trót lọt số lượng gỗ lớn ra khỏi rừng mà không gặp trở ngại nào.
Chân dung trùm lâm tặc Hà “đen”.
Khi đường dây khai thác gỗ rừng trái pháp luật bị lộ, Hà “đen” lập tức bỏ trốn xuống TP.HCM thăm vợ con ở tại quận Gò Vấp. Ngay sau đó, để tránh khỏi sự truy bắt của lực lượng công an, đối tượng này liên tục di chuyển qua nhiều địa điểm khách nhau tại Đồng Nai, Bình Phước.
Từ nguồn tin của trinh sát, khoảng 15h30′ ngày 18.8, Công an tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa, bắt được Lê Hồng Hà khi y đang cải trang làm công nhân nuôi tôm tại xã Phước Hòa, huyện Tân Thành.
Thượng tá Phạm Xuân Thủy, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, trước đó, khi hay Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng phát lệnh tra nã Lê Hồng Hà, vợ của đối tượng này đã từ TP.HCM lên Lâm Đồng xin cho chồng ra đầu thú nhưng Hà “đen” vẫn tiếp tục lẩn trốn.
Trước khi bị bắt, Lê Hồng Hà từng có có 2 tiền án về tội cố ý gây thương tích (9 tháng tù) và cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng (8 năm tù).
Hà “đen” bị khởi tố và bị bắt tạm giam trong thời gian 8 tháng để điều tra mở rộng vụ án. Trước đó, 10 nghi can là “đàn em” của Hà “đen” có liên quan đến vụ án này cũng đã bị Công an tỉnh Lâm Đồng khởi tố, bắt giam.
Như báo CAND Online đã thông tin, ngày 8.7, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49B) và Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động (K20) đã mật phục, bắt quả tang nhóm “lâm tặc” khoảng 20 người đang khai thác gỗ tại Thủy điện Đồng Nai 5, huyện Bảo Lâm.
Qua thống kê thiệt hại, có tổng cộng 109 cây gỗ quý (ước tính hơn 330m3) thuộc nhóm 2 (nhóm quý hiếm, hạn chế khai thác) bị đốn hạ.
Theo Kim Ngân (CAND)
Tổ chức lễ tang cấp cao cho Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái
Tang lễ của ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy và ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái sẽ được tổ chức theo nghi thức cấp cao.
Theo đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái đã quyết định tổ chức Lễ tang ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy và ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái với nghi thức lễ tang cấp cao.
Cụ thể, lễ viếng của ông Ngô Ngọc Tuấn được tổ chức từ 7 giờ 00 phút ngày 19.8 (tức 17.7 âm lịch) tại nhà riêng, thuộc tổ 29B, phường Nguyễn Thái Học, TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Lễ truy điệu vào hồi 7 giờ 20 phút ngày 20.8 (tức ngày 18.7 âm lịch); an táng cùng ngày tại nghĩa trang Trung tâm TP.Yên Bái.
Lễ viếng của ông Phạm Duy Cường được tổ chức từ 20 giờ ngày 18.8 (tức 16.7 âm lịch) tại nhà riêng, thuộc tổ 2A, phường Đồng Tâm, TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Lễ truy điệu vào hồi 8 giờ 00 phút ngày 20.8 (tức 18.7 âm lịch); an táng cùng ngày tại nghĩa trang Trung tâm TP.Yên Bái.
Khu vực nhà riêng của ông Phạm Duy Cường đang chuẩn bị các thủ tục an táng.
Được biết, ông Ngô Ngọc Tuấn sinh ngày 18.8.1964; quê quán: xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; trú quán: tổ 29B, phường Nguyễn Thái Học, TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Ông Tuấn vào Đảng ngày 26.3.1990. Trước thời điểm bị sát hại, ông Tuấn đang giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái.
Ông Phạm Duy Cường, sinh ngày 9.12.1958; quê quán: xã Ninh Sở, huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội; trú quán: tổ 2A, phường Đồng Tâm, TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Ông Cường vào Đảng ngày 6.12.1988. Trước khi bị sát hại, ông Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quân sự Quân khu 2, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Yên Bái.
Trước đó, như đã thông tin, khoảng hơn 7 giờ sáng 18.8, ông Minh đã vào phòng làm việc của ông Phạm Duy Cường, bắn nhiều phát đạn vào người ông này. Tiếp đó, nghi phạm sang phòng của ông Tuấn nổ nhiều phát súng vào nạn nhân rồi dùng súng tự sát tại đây.
Ông Cường và ông Tuấn được đưa đi cấp cứu tại BV Đa khoa tỉnh Yên Bái, tuy nhiên đã tử vong vào trưa cùng ngày. Nghi phạm Đỗ Cường Minh dù được tích cực cấp cứu nhưng cũng đã tử vong vào 15 giờ 26 phút.
Tối cùng ngày, Công an tỉnh Yên Bái cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự giết người.
Theo Tuyến Phan (Pháp luật TP.HCM)
Hình ảnh giữa đêm từ nhà thủ phạm bắn chết hai lãnh đạo tỉnh Yên Bái Theo ghi nhận của PV vào đêm nay, tại khu vực TP. Yên Bái có mưa lớn. Tuy nhiên đã có rất đông người dân đã đến nhà ông Phạm Duy Cường và ông Chí Ngô Tuấn ở đường Đinh Tiên Hoàng, phường Đồng Tâm, TP Yên Bái để chia buồn với gia đình. Mặc dù trời mưa rất to nhưng rất nhiều...