Lời khai của nghi phạm giết hại bạn, phi tang xác xuống sông
Rủ bạn xuống thành phố chơi sau đó Dương bàn với Tuấn cắm xe lấy tiền tiêu xài nhưng không được Tuấn đồng ý. Sau nhiều lần lôi kéo cắm xe không được Dương ra tay sát hại bạn.
Sau khi bắt đối tượng Nguyễn Quốc Dương (SN 1995, trú tại thôn Hợp Đức, xã Hương Minh, huyện Vũ Quang) là nghi phạm giết anh Đoàn Văn Tuấn rồi cướp xe máy, Công an huyện Vũ Quang chuyển đối tượng cho Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh điều tra thụ lý theo thẩm quyền.
Thông tin từ Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh, bước đầu đối tượng Dương khai: Vào khoảng 11h ngày 26.6, Tuấn đến trại của Nguyễn Quốc Dương tại xã Hương Minh chơi. Tại đây Dương rủ Tuấn xuống TP.Hà Tĩnh chơi, nhằm mục đích bàn với Tuấn cắm (bán) xe máy lấy tiền tiêu xài. Được Tuấn đồng ý, Dương hẹn Tuấn tối 26.6, có mặt trước hội quan thôn Hợp Đức xã Hương Minh để xuống TP.Hà Tĩnh.
Đối tượng Nguyễn Quốc Dương tại cơ quan điều tra.
Khoảng 20h ngày 26.6, sau khi hẹn nhau ở hội quán, Dương điều khiển xe máy nhãn hiệu Sirius BKS 38E1-04369 của Tuấn chở Tuấn ngồi sau xuống TP.Hà Tĩnh. Tuy nhiên cả 2 đi nhầm đường đến Ngã Ba Đồng Lộc, đến khoảng 2h sáng 27.6, Dương mới tìm đường xuống được TP.Hà Tĩnh.
Khi đi qua cầu Đông thuộc địa bàn phường Thạch Linh, TP.Hà Tĩnh, Dương điều khiển xe máy rẽ vào đường đê cạnh cầu Đông. Đi được khoảng 200m, Dương thấy cục gạch đỏ để bên đường, ngay phía trước có một chiếc cống có van xả nước nên dừng xe lại ngồi trên xe chơi, còn Tuấn ngồi trên chiếc cống hút thuốc. Vì có ý định từ trước nên Dương nói với Tuấn: “cắm xe ta đi chơi”, Tuấn trả lời: “tau hãi mẹ (tao sợ mẹ)”. Dương tiếp tục thuyết phục nhưng Tuấn không đồng ý.
Hiện trường cống nước nơi Dương khai sát hại Tuấn.
Video đang HOT
Lúc này Dương mới nảy ý định giết Tuấn nhằm đưa xe máy đi cầm cố, lấy tiền tiêu xài. Dương đi bộ lại lấy cục gạch để trên thành cống nước và tiếp tục thuyết phục Tuấn cắm xe nhưng không được. Khoảng 30 phút sau, Dương bất ngờ cầm cục gạch đánh mạnh từ phía sau đầu Tuấn. Thấy Tuấn ngã tựa vào thành cống người run rẩy gục bên thành cống, Dương đánh mạnh thêm hai phát vào gáy và đầu. Lúc này Dương dùng tay cầm 2 ống quần Tuấn dốc ngược Tuấn cho rơi khỏi thành cống và chìm sống sông. Viên gạch tang vật, anh ta cũng cũng xuống sông.
Sau đó Dương lấy xe máy về TP.Hà Tĩnh vào quán nước mía ngồi đến 8h sáng 27.6. Dương mang xe máy đi cầm cố tại hiệu cầm đồ trên đường Phan Đình Giót lấy 5 triệu đồng và bắt xe buýt về nhà.
Khi về đến nhà, Dương sang nhà Tuấn chơi như chưa có chuyện gì xảy ra nhằm tạo chứng cớ ngoại phạm. Số tiền cắm xe Dương tiêu xài hết 735.000 đồng, số còn lại sau khi bị bắt đã giao nộp cho cơ quan công an.
Trước đó, ngày 26.6, anh Đoàn Văn Tuấn mang theo một xe máy đi khỏi nhà không thấy về, gia đình đã trình báo lên Công an huyện Vũ Quang.
Sau khi vào cuộc điều tra, ngày 2.7, Công an huyện Vũ Quang đã xác định đối tượng Nguyễn Quốc Dương (SN 1995, trú tại thôn Hợp Đức, xã Hương Minh, huyện Vũ Quang) là nghi phạm giết anh Đoàn Văn Tuấn rồi cướp xe máy nên ra lệnh bắt khẩn cấp.
Theo Danviet
Hơn 90% người Hà Nội đồng ý cấm xe máy: "Chúng tôi không khai man!"
Cơ quan lập đề án hạn chế xe cá nhân ở Hà Nội khẳng định kết quả khảo sát đa số người dân đồng ý cấm xe máy là trung thực. "Phiếu phát ra cho người dân có địa chỉ cụ thể, chúng tôi không khai man, không tự "bốc thuốc"" - ông Lê Đỗ Mười - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT nói.
Mặc dù nhiều lần đặt vấn đề hạn chế phương tiện cá nhân nhưng Hà Nội chưa thực hiện được, mới đây Hà Nội lại quyết tâm đặt ra mục tiêu cấm xe máy vào năm 2030. Bởi vậy buổi tọa đàm "Hà Nội hạn chế xe cá nhân" diễn ra sáng 30/6, tại báo Giao thông, thu hút nhiều ý kiến tranh luận.
"Chúng tôi không tự "bốc thuốc""
Nói về "căn cứ" cấm xe máy vào năm 2030, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội - cho biết: Hà Nội đặt ra mục tiêu phải xây dựng đề án giảm ùn tắc giao thông cho phù hợp với kết cấu hạ tầng, đảm bảo sự đi lại của người dân một cách bền vững, giảm ô nhiễm môi trường.
Buổi tọa đàm về hạn chế xe cá nhân tại Hà Nội sáng 30/6
"Tôi cho rằng năm 2030 chúng ta đáp ứng được các phương tiện vận tải công cộng phục vụ cho dân nên dừng đi xe máy. Chúng tôi đưa ra mốc này để định hướng các chương trình hành động, cũng là để người dân dần thay đổi thói quen đi lại. Chúng ta phải tạo thói quen đi lại của người dân từ xe cá nhân sang xe công cộng, hiện nay có 100m nhiều người cũng nhảy lên xe máy để đi." - ông Viện cho hay.
Đề cập tới kết quả khảo sát 90% người dân Hà Nội đồng ý cấm xe máy vào năm 2030, ông Lê Đỗ Mười - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT - lý giải: "Chính xác là 84%. Chúng tôi đã phát đi ngẫu nhiên hơn 16.000 phiếu khảo sát và thu về hơn 15.000 phiếu. Khoảng 84% người dân trên toàn phố ủng hộ, không ủng hộ là 16%. Tuy nhiên, khảo sát này kèm theo điều kiện về sự phát triển vận tải hành khách công cộng chứ không riêng yêu cầu cấm xe máy".
Ông Mười khẳng định, việc khảo sát được thực hiện thao một quy trình đầy đủ và kết quả khảo sát là trung thực. Cơ quan soạn thảo, lấy ý kiến không thể điều tra toàn diện thành phố Hà Nội mà chỉ tiến hành phương pháp chọn mẫu, phát phiếu ngẫu nhiên, đối tượng được khảo sát đa dạng về ngành nghề và độ tuổi.
Ông Lê Đỗ Mười khẳng định kết quả khảo sát người dân Hà Nội là trung thực
"Đối tượng phát phiếu khảo sát ý kiến bao gồm cả người lao động tự do, cán bộ, công nhân viên chức... Viện chiến lược và phát triển GTVT phối hợp với Sở GTVT Hà Nội và Cảnh sát khu vực các phường trên 30 quận, huyện để phát cho người dân, có địa chỉ cụ thể, đối tượng cụ thể. Chúng tôi không tự "bốc thuốc". Chúng tôi có thể chứng minh các phiếu khảo sát thực tế mà chúng tôi đã thu về" - ông Mười nhấn mạnh.
Dừng chứ không cấm!
Với giả thiết khi cơ quan có thẩm quyền quyết định dừng hoạt động của xe máy mà người dân vẫn đi thì có bị phạt? Ông Lê Đỗ Mười cho biết: Hà Nội không có chủ trương cấm xe máy, trong đề án quản lý phương tiện, chỉ đề cập dừng hoạt động xe máy.
"Trong Luật và tất cả các Nghị định không có từ cấm mà chỉ dừng. Chính quyền có thể cho dừng tại một thời điểm nào đó khi hạ tầng, phương tiện công cộng đáp ứng, hoặc lại tiếp tục cho phép xe máy hoạt động khi thấy phương tiện công cộng không đủ điều kiện" - ông Mười nói.
Nêu quan điểm về vấn đề này, PGS, TS Chu Công Minh - Trường ĐH Bách khoa TPHCM - đưa ra một số dẫn chứng nghiên cứu độc lập về sở hữu sử dụng xe máy tại Hà Nội của World Bank (năm 2013 - 2014) cho thấy việc sử dụng xe máy có tính ổn định rất cao, người dân không muốn thay đổi, xe máy sử dụng diện tích hạn chế hơn so với ô tô...
"Đồng ý hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhưng nếu chỉ hạn chế xe máy thì một số cá nhân sẽ chuyển từ xe máy sang sử dụng phương tiện khác như ô tô. Vì vậy, đối với một số tuyến đường, hệ thống giao thông công cộng có thể đáp ứng được thì có thể tạm dừng xe cá nhân, không chỉ riêng xe máy" - ông Minh cho biết.
Ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện thông tin, dự kiến đến 2030 xe buýt chiếm thị phần chủ yếu trong vận tải hành khách công cộng. Hà Nội đặt ra mục tiêu 80% đáp ứng nhu cầu kết nối với người tham gia giao thông dưới 500m, 20% còn lại với người dân trong ngõ có thể đi bộ, đi bằng xe đạp, còn bên ngoài đi từ các quận, huyện vào sẽ có các điểm gửi xe máy ở tuyến vành đai để sử dụng phương tiện công cộng.
"Sử dụng xe buýt rẻ, an toàn hơn, nhiệm vụ của chúng tôi là phải chứng minh cho người dân lợi ích này để người dân từ bỏ xe máy, nhưng vấn đề quan trọng hơn là phải nâng cao chất lượng xe buýt để đảm bảo an toàn và thời gian hơn, làm sao đảm bảo di chuyển bằng giao thông công cộng sẽ chính xác giờ. Lúc đó, dân được kết nối thuận tiện, đi lại an toàn, giờ giấc chính xác sẽ sẵn lòng chuyển đổi xe máy sang phương tiện giao thông công cộng tiện ích hơn" - ông Viện kỳ vọng.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
90% dân ủng hộ cấm xe máy: Điều tra nghiêm túc? Chúng tôi cùng với cảnh sát khu vực, tổ trưởng tổ dân phố, phát phiếu đến tất cả các hộ dân đã được lựa chọn. Phát phiếu cho người đã chọn? Tại buổi tọa đàm về hạn chế xe cá nhân và những lo lắng của người dân, sáng 30/6, ông Lê Đỗ Mười - Phó viện trưởng Viện Chiến lược và phát...