Lời kêu gọi tấn công Nga của quan chức Mỹ gây nguy cơ chiến tranh hạt nhân
Lời kêu gọi của quan chức Mỹ tiến hành cuộc tấn công chống Nga dẫn đến nguy cơ sử dụng vũ khí và chiến tranh hạt nhân, Thượng nghị sĩ Oleg Morozov nói với Sputnik.
Trước đó, người đứng đầu các hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc John Richardson đã thúc giục Washington tiến hành cuộc tấn công chống Nga và Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Oleg Morozov
Về thực chất, “đè bẹp”, “tấn công đầu tiên” là một cuộc chiến, và là cuộc chiến không hề có lý do rõ ràng. Bởi vì, trong bối cảnh gia tăng hoạt động quân sự của Hoa Kỳ và NATO, hành động của Nga chỉ giống như sự tự vệ tối thiểu” ông Morozov nói.
Video đang HOT
Ông lưu ý rằng trong điều kiện hiện đại “bất kỳ cuộc xung đột cục bộ nào giữa Mỹ và Nga đều gây ảnh hưởng đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân và một cuộc chiến lớn”.
Theo nghị sĩ, những tuyên bố như vậy có thể được gọi là “ảo tưởng của người điên”.
Hải quân Hoa kỳ – Ảnh minh họa.
“Vẫn còn hy vọng rằng những lời kêu gọi này sẽ không đến tai những người ở Hoa Kỳ có nút bấm khởi đầu cuộc chiến. Không thể đùa giỡn với số phận của loài người một cách dễ dàng như vậy” ông Morozov nhấn mạnh.
“Hy vọng rằng, thứ quái dị này không quyết định mức độ tư duy chính trị ở Hoa Kỳ” – ông Morozov nói.
Theo NDĐT
Mỹ lên kế hoạch rút quân khỏi Syria vào tháng 4
Tờ Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết quân đội Mỹ đang chuẩn bị cho kế hoạch rút các lực lượng Mỹ khỏi Syria trước cuối tháng 4 năm nay, trong đó một phần đáng kể sẽ rời khỏi quốc gia Trung Đông vào giữa tháng 3.
Binh sĩ Mỹ làm nhiệm vụ gần làng Yalanli, ngoại ô phía tây thành phố Manbij, Syria, ngày 5/3/2017. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo trên, một quan chức Mỹ xác nhận kế hoạch rút quân sẽ bao gồm việc rút toàn bộ quân tại căn cứ của Mỹ ở At Tanf, gần biên giới giữa Syria với Iraq và Jordan.
Trước đó, hồi tháng 12/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi cuối năm ngoái bất ngờ tuyên bố sẽ rút toàn bộ lực lượng khỏi Syria sau hơn 3 năm can thiệp quân sự vào quốc gia này với chiến dịch chống tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Tổng thống Trump nói rằng quân đội Mỹ đã hoàn thành mục tiêu đánh bại IS ở Syria, và bất chấp việc rút quân khỏi Syria, Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ cho chiến dịch tiêu diệt khủng bố và cứu trợ nhân đạo tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.
Thông báo này của Mỹ đã gây bất ngờ cho nhiều đồng minh. Hầu hết các ý kiến phản đối cho rằng việc rút quân có thể tác động đến tình hình thực địa, tạo ra những phân nhánh địa chính trị bất thường. Bên cạnh đó, quyết định này còn khiến số phận của liên minh giữa các tay súng người Kurd (Cuốc) và Arab, trong đó lực lượng người Kurd chiếm đa số, còn gọi là Các Lực lượng dân chủ Syria (SDF), được Mỹ ủng hộ, tham gia cuộc chiến chống IS, rơi vào tình thế không chắc chắn.
Hiện Washington đang cố gắng đạt thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho các tay súng Các Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG), vốn bị Ankara coi là tổ chức khủng bố, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan thúc đẩy kế hoạch quân sự chống YPG và SDF tại bờ Đông sông Euphrates. Bên cạnh đó, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang thảo luận việc thiết lập khu vực an toàn dọc biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ giảm giải quyết các mối quan ngại về an ninh của Ankara.
Trái với tuyên bố của Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 8/2 tuyên bố IS chưa bị đánh bại mà chỉ bị đẩy lui về mặt quy mô diện tích do để mất hầu hết lãnh thổ đã chiếm được. Theo nhà lãnh đạo Đức, IS hiện vẫn là mối đe dọa.
Thanh Hương (TTXVN)
Theo Tintuc
Mỹ cảm ơn Việt Nam vì tổ chức hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần hai Quan chức Mỹ gọi Việt Nam là "một người bạn và đối tác thân thiết của Mỹ". Mỹ cảm ơn Việt Nam vì sự hào phóng trong việc tổ chức hội nghị Trump-Kim lần hai Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino đã cảm ơn Việt Nam vì tổ chức hội nghị...