Lời kêu cứu vì ‘Thành Rome của nước Anh’
Canterbury – thành phố Di sản Thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thuộc Liên hợp quốc ( UNESCO) công nhận – đang đối mặt với nguy cơ bị hủy hoại nghiêm trọng.
Đó là cảnh báo được Tổ chức Cứu di sản của nước Anh ( SAVE Britains Heritage) đưa ra trong ngày 25/8.
Nhà thờ Canterbury. Ảnh: dailyadvent.com
Nằm cách thủ đô London 107 km về phía Đông Nam, Canterbury được ví như “ Thành Rome của nước Anh”. Tuy nhiên, theo tổ chức trên, thành phố du lịch nổi tiếng này đang có nguy cơ mất đi vẻ đẹp, sự cổ kính và những dấu tích lịch sử vốn có, khi chính quyền địa phương ngày càng cho phép mở rộng phát triển không phù hợp với cảnh quan của trung tâm thành phố. Tổ chức Cứu di sản của nước Anh thậm chí còn cho rằng Canterbury sắp tới tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Trong khi đó, ông Ptolemy Dean – Chủ tịch Hiệp hội Canterbury – cũng cảnh báo rằng thành phố có thể đi theo “vết xe đổ” của Liverpool – thành phố gần đây đã bị UNESCO tước danh hiệu Di sản Thế giới.
Những số liệu thống kê mới nhất cho thấy doanh thu từ du lịch đóng góp gần 700 triệu USD mỗi năm cho nền kinh tế của Canterbury. Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, thành phố này đã thu hút khoảng 65 triệu lượt khách du lịch mỗi năm.
Canterbury nổi tiếng với nhà thờ tuyệt đẹp, ngôi nhà tổ tiên của Giáo hội Anh, được thành lập vào năm 597 sau Công nguyên, và tòa nhà hiện tại xây dựng vào năm 1070.
Rạn san hô Great Barrier thoát danh sách di sản nguy cấp của UNESCO
Ngày 23/7, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa thuộc Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định không đưa rạn san hô Great Barrier của Australia vào danh sách Di sản thế giới đang gặp nguy hiểm, bất chấp quan ngại rằng địa điểm du lịch nổi tiếng này đang bị tàn phá do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Rạn san hô Great Barrier ở Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc họp của Ủy ban Di sản thế giới do Trung Quốc chủ trì hồi tuần trước, các đại biểu đã bỏ phiếu thông qua quyết định tạm thời không đưa rạn san hô Great Barrier vào danh sách nguy cấp. Tuy nhiên, các đại biểu kêu gọi Australia thường xuyên báo cáo công tác bảo tồn Great Barrier, đồng thời đề nghị UNESCO cử một nhóm chuyên gia tới đánh giá triển vọng phục hồi của rạn san hô lớn nhất thế giới này.
Bộ trưởng Môi trường Australia Sussan Ley đã hoan nghênh việc các đại biểu tham dự cuộc họp ghi nhận nỗ lực của nước này trong việc bảo vệ rạn san hô Great Barrier.
Tháng trước, UNESCO đã khuyến nghị hạ cấp danh hiệu Di sản thế giới đối với rạn san hô Great Barrier do địa điểm này đang bị hủy hoại nhanh do tình trạng Trái Đất ấm lên. Tuy nhiên, Chính phủ Australia đã phản đối mạnh mẽ, cho rằng đề xuất của UNESCO sẽ tác động tiêu cực tới ngành du lịch nước này.
Trải dài khoảng 2.400 km ngoài khơi bờ biển bang Queensland của Australia, Great Barrier là quần thể san hô lớn nhất thế giới, mỗi năm thu về khoảng 4,8 tỷ USD cho ngành du lịch Australia trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, quần thể san hô này đang bị tàn phá nặng nề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Theo các nhà khoa học, các mức nhiệt cao kỷ lục gây ra các đợt tẩy trắng san hô vào các năm 2016 và 2017 đã làm suy yếu san hô nhỏ và san hô trưởng thành ở thời kỳ sinh sản. Điều này có nghĩa là khả năng phục hồi của san hô sau các đợt tẩy trắng hàng loạt đã bị tổn thương.
Các nhà khoa học cảnh báo về triển vọng phục hồi rạn san hô Barrier Reef Triển vọng phục hồi của rạn san hô Barrier Reef vẫn ít ỏi. Các nhà khoa học Viện Khoa học hải dương Australia (AIMS), ngày 19/7 đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 23/7 sẽ quyết định có đưa rạn san hô này vào danh sách Di...