Lời kể nhân chứng vụ tàu đâm ô tô ở Thường Tín
Sau tiếng rầm lớn, người dân chạy ra thì thấy ô tô bị tàu đâm văng xa khoảng 30m, 2 nạn nhân bị văng ra ngoài nằm bất động
Hiện trường vụ tai nạn khiến 5 người tử vong
Khoảng 5h20 ngày 24/10, đã xảy ra vụ tai nạn giữa ô tô và tàu hỏa tại km15 380 (đoạn qua thôn Văn Giáp, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) khiến 5 người tử vong, 2 người bị thương nặng.
Ô tô bẹp dúm, văng xa 30m
Bà Nguyễn Thị Hưởng (67 tuổi), người dân chứng kiến sự việc kể lại, thời điểm trên bà đang dọn hàng nước thì nghe tiếng hét thất thanh “có tàu tới” của lái xe taxi gần khu vực.
“Tiếp đó, tôi nghe thấy một tiếng rầm lớn. Tôi liền chạy ra thì thấy tàu hỏa đâm vào ô tô văng xa vài chục mét, bên cạnh ô tô máu chảy nhiều. Sau khoảng 15 phút xảy ra sự việc, lực lượng chức năng có mặt kéo những người bị nạn ra khỏi ô tô, đưa đi cấp cứu”, bà Hưởng nói.
Theo bà Hưởng, có thể do lái xe ô tô không kịp quan sát nên đã bị tàu hỏa đâm phải. Trên xe ô tô có 7 người, 4 nam, 3 nữ. Một số nạn nhân còn cử động được nên người dân đưa đi viện.
Ông Nguyễn Đoàn, người dân ở khu vực cho biết, ô tô bị tàu hỏa đâm văng xa khoảng 30m. Thấy tai nạn, ông Đoàn đã chạy ra cùng lực lượng chức năng đưa người bị nạn đi cấp cứu.
“Có 2 nạn nhân bị văng ra khỏi ô tô, nằm bất động trên quốc lộ 1A cũ. Những người bị nạn ở độ tuổi còn khá trẻ”, ông Đoàn nói.
Video đang HOT
Doanh nghiệp tự bỏ tiền thuê người gác tàu
Ghi nhận của phóng viên, tại vị trí xảy ra tai nạn có đèn báo tín hiệu nhưng không có công nhân của Tổng Công ty Đường sắt đứng gác. Tại đây, có một cây luồng chắn ngang được bố trí làm barie.
Tại khu vực xảy ra tai nạn có một cây luồng bắc ngang dùng làm barie
Theo người dân ở gần khu vực, ở cạnh đường ngang có nhiều xưởng sản xuất của doanh nghiệp nên hằng ngày có rất nhiều phương tiện qua lại. Khoảng 3 năm trở lại đây, một doanh nghiệp đã bỏ tiền ra thuê một người dân dứng gác, đảm bảo an toàn cho người dân qua lại tuyến đường ngang.
Ông Nguyễn Hữu Định, 71 tuổi, nhân viên được thuê đứng chắn barie tại tuyến đường ngang này cho hay, năm 2013, ông được một doanh nghiệp trả công 3 triệu đồng/1 tháng để ông đứng chắn barie ở tuyến đường ngang mỗi khi có tàu qua. Buổi sáng ông Định đứng từ 7-11h, chiều từ 13h đến 19h. Khoảng thời gian còn lại, không có nhân viên đứng gác.
Ông Nguyễn Hữu Định, 71 tuổi, nhân viên được thuê đứng trông barie tại tuyến đường ngang này
“Khu vực này được coi là điểm đen giao thông, khoảng 3 năm trở lại đây ở khu vực này đã xảy ra 5 đến 6 vụ tai nạn đường sắt. Gần đây nhất, vào tháng 7/2016 , cũng xảy ra vụ tai nạn tàu hỏa đâm vào ô tô ở vị trí này. Rất may không gây thiệt hại về người, ô tô bị đâm hư hỏng nặng”, ông Định nói.
Ông Định kiến nghị cơ quan chức năng cần nghiên cứu lắp đặt barie bằng sắt ở khu vực, có bố trí nhân viên đường sắt đứng gác để đảm bảo an toàn cho người dân qua lại.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
HN sẽ xử lý quyết liệt chó không rọ mõm ở phố đi bộ
Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, UBND TP.Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện quyết liệt quy định cấm thả rông chó và dắt chó ra đường không rọ mõm.
Một thanh niên dắt chó ra phố đi bộ quanh khu vực Hồ Gươm nhưng không hề rọ mõm. (Ảnh: Hồng Phú)
Hà Nội cấm dắt chó không rọ mõm tới nơi công cộng
Từ đầu tháng 9 vừa qua, TP.Hà Nội đã thí điểm tổ chức các tuyến phố đi bộ quanh khu vực Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm) vào các ngày cuối tuần. Không gian đi bộ mới của Thủ đô nhanh chóng trở thành địa điểm vui chơi, giải trí của rất đông người dân dịp cuối tuần.
Tuy nhiên, nhiều người khi đi dạo ở khu vực phố đi bộ quanh Hồ Gươm vẫn cảm thấy bất an khi có nhiều người dắt theo những chú chó không hề được rọ mõm.
Sáng nay (17.10), blogger Hiếu Orion (Trần Chí Hiếu) chia sẻ trên Facebook cá nhân (có hơn 420 nghìn lượt theo dõi) một bài viết liên quan đến việc dắt chó đi bộ quanh Hồ Gươm không rọ mõm.
Theo bài viết bloger nổi tiếng này, trước đó anh đăng tải bức ảnh một phụ nữ có nickname "J.V" dắt chó vào phố đi bộ và có "vài lời than thở". Sau đó, nickname "J.V" cùng nhiều người yêu chó đã nhắn tin lăng mạ, đe doạ anh và dẫn luật cho rằng, theo quy định chỉ chó dữ ra đường mới phải rọ mõm.
Bloger Hiếu Orion cho biết, con trai anh mới 33 tháng tuổi nên không phân biệt được đâu là chó dữ, đâu là chó hiền nên khi gặp chó cháu bé đã hoảng sợ.
"Nó (con trai blogger Hiếu Orion - PV) và đám bạn nó từ giờ đã không dám lên Bờ Hồ chơi nữa rồi, vì đi 3 bước gặp 1 con chó... Chúng nó cứ nhìn thấy mấy con to gấp 2, gấp 3 chúng nó, mồm đầy răng là hốt !!!", blogger Hiếu Orion chia sẻ.
Liên quan đến việc người dân dắt chó vào các tuyến phố đi bộ quanh khu vực Hồ Gươm, trao đổi với PV, Đại tá Hà Mạnh Hùng - Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, UBND thành phố và UBND quận đã chỉ đạo các lực lượng thực hiện quyết liệt quy định về việc cấm thả rông chó mèo hoặc dắt chó không rọ mõm ở nơi công cộng, các địa điểm đông người, trong đó có cả không gian đi bộ Hồ Gươm.
Trao đổi với PV, ông Chu Phú Mỹ - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cho biết, theo quy định, khi dắt chó ra đường bắt buộc phải rọ mõm. Sở sẽ báo cáo, tham mưu UBND TP. Hà Nội về tình trạng báo chí phản ánh.
Bà Trần Thị Thu Hằng - Trạm trưởng Trạm thú y quận Hoàn Kiếm cho biết, từ ngày TP.Hà Nội thí điểm tổ chức các tuyến phố đi bộ quanh Hồ Gươm, trạm chưa ghi nhận trường hợp nào bị chó cắn. Hiện cán bộ của trạm ở các phường vẫn phối hợp cùng lực lượng chức năng để quản lý, theo dõi việc chăn dắt chó không rọ mõm ra đường.
Chó dữ là nguồn nguy hiểm cao độ
Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) cho biết, theo Bộ luật Dân sự 2005, thú dữ là nguồn nguy hiểm cao độ. Chủ sở hữu chó dữ phải tuân theo quy định liên quan về chăn nuôi, trông giữ chó dữ.
Theo luật sư Tuấn Anh, hiện chưa có văn bản có giá trị pháp lý để phân biệt đâu là "thú dữ". Tuy nhiên, người chiếm hữu hợp pháp chó khi để xảy ra thiệt hại như để chó cắn người khác gây thương tích, hoặc gây chết người đều phải bồi thường theo quy định.
"Khi con chó cắn người gây thương tích nặng, hoặc cắn nhiều người thì cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để xác định đó là "thú dữ" để yêu cầu chủ chó phải bồi thường thiệt hại cho người bị cắn theo Luật Dân sự", luật sư Tuấn Anh nói.
Luật sư Tuấn Anh cho biết, thông tư quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn (Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT) của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nêu rõ, chủ nuôi chó khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt. Trường hợp chó cắn, cào người khác thì chủ phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định.
Theo luật sư Tuấn Anh, người thả rông chó trong thành phố, nơi công cộng hoặc để vật nuôi gây thiệt hại cho người khác sẽ bị phạt từ 100.000 - 1.000.000 đồng. Với những trường hợp chó dữ tấn công gây tổn hại sức khỏe, tài sản cho người khác thì chủ chó sẽ phải bồi thường tuy theo mức độ thiệt hại.
Theo Xuân Lực (Dân Việt)
Hà Nội xây đường dài 3,5km, giá 2.000 tỷ Tuyến đường sẽ kết nối đường vành đai II và vành đai III, giảm ùn tắc giao thông khu vực cửa ngõ phía nam Hà Nội. Lễ khởi công tuyến đường Tam Trinh 2.000 tỷ đồng Ngày 17/10, UBND quận Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức lễ khởi công xây dựng đường Tam Trinh, với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng,...