Lời kể của thiếu nữ bị bắt làm “quà tặng” cho IS
Thiếu nữ 14 tuổi bị biến thành “món quà” trong tay phiến quân IS đã may mắn trốn thoát và kể lại bi kịch.
Sáng sớm ngày 3/8, mọi người trong ngôi làng Tel Uzer ở miền bắc Iraq lan truyền một thông tin khủng khiếp: phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đang trên đường ập đến tấn công làng. Đó là ngày mà cô gái 14 tuổi Narin (tên nạn nhân đã thay đổi) dự kiến sẽ có nhiều việc phải làm để giúp đỡ gia đình. Thế nhưng sau khi nghe tin trên, cô cùng mọi người chỉ kịp gói ghém vài bộ quần áo và đồ quý giá để trốn chạy.
Sau khi đi bộ suốt một tiếng đồng hồ lên phía bắc, Narin và mọi người dừng lại để uống nước từ một chiếc giếng giữa sa mạc khô cằn. Kế hoạch của họ là sẽ trốn lên núi Sinjar cùng hàng ngàn người Yazidi khác, bởi họ đã nghe rất nhiều câu chuyện về sự tàn bạo của IS đối với những người không theo đạo Hồi.
Cô gái 14 tuổi Narin từng sống ở một ngôi làng yên bình tại miền bắc Iraq
Đúng lúc đó, nhiều xe bán tải chở đầy những tay súng mặc trang phục của IS đột ngột xuất hiện và bao vây cả nhóm dân thường trong khi họ la hét vì sợ hãi. Chưa bao giờ Narin cảm thấy tuyệt vọng đến vậy, khi con đường chạy trốn của họ đã bị phiến quân ngăn chặn hoàn toàn.
Sau đó phiến quân chia họ thành từng nhóm nhỏ, một nhóm là những thanh niên trẻ khỏe, một nhóm phụ nữ trẻ và các thiếu nữ, còn nhóm thứ ba toàn ông bà già. Bọn chúng cướp hết trang sức của nhóm cuối cùng và bỏ mặc họ lại giữa sa mạc, còn Narin và các cô gái trẻ bị dồn lên xe tải.
Khi đoàn xe tải rời đi, Narin nghe thấy nhiều tiếng súng vang lên. Mãi sau này cô mới biết bọn chúng đã bắn chết tất cả thanh niên trong làng ngay tại chỗ, trong đó có người anh trai 19 tuổi của cô.
Chiều hôm đó, phiến quân IS đưa Narin và nhóm của cô tới một ngôi trường bỏ hoang ở thị trấn Baaj phía tây thành phố Mosul gần biên giới với Syria. Ở đó cô gặp nhiều phụ nữ Yazidi khác cũng bị IS bắt giữ. Họ kể với cô rằng cha, anh và chồng của họ đã bị phiến quân sát hại trong các cuộc tấn công vào làng.
Video đang HOT
Phiến quân IS đi đến đâu là gieo rắc đau thương và chết chóc đến đó
Sau đó, một số chiến binh bước vào và bắt họ phải đọc lời thề trung thành với đạo Hồi, thế nhưng họ từ chối. Bọn chúng rất tức giận và hết lời nguyền rủa Narin cùng những người phụ nữ trong đoàn.
Suốt 20 ngày sau đó, Narin và những phụ nữ khác bị nhốt trong một tòa nhà, phải ngủ trên sàn xi măng và chỉ được ăn một bữa mỗi ngày. Thỉnh thoảng, phiến quân lại vào và yêu cầu họ từ bỏ đạo Công giáo để chuyển sang đạo Hồi, nhưng họ kiên quyết không tuân theo.
Một ngày nọ, phiến quân bắt đầu chia họ thành hai nhóm có chồng và chưa chồng. Narin và người bạn Shayma bị đưa đi làm “quà tặng” cho hai chiến binh IS đến từ miền nam. Narin bị trao cho một người đàn ông to béo, rậm râu chừng 50 tuổi có vẻ như là một chỉ huy của phiến quân.
Người đàn ông tên là Abu Ahmed này lái xe đưa cô về một ngôi nhà sang trọng trông giống như lâu đài ở Fallujah. Trong ngôi nhà này, Ahmed đã nhiều lần tìm cách cưỡng hiếp Narin nhưng bị cô chống cự quyết liệt, bởi thế mà cô thường xuyên bị đánh đập và bỏ đói.
Xem tiếp “Lời kể của thiếu nữ bị bắt làm “quà tặng” cho IS” phân 2
Theo Vietbao
Thế giới "hợp lực" đánh cực đoan Hồi giáo ở bắc Iraq
- Thế giới hợp lực chống cực đoan Hồi giáo ở Iraq - với việc Mỹ ném bom, Pháp hậu thuẫn và Nga kêu gọi thế giới cùng nhau chống khủng bố.
Máy bay chiến đấu hải quân F/A-18E cất cánh từ tàu sân bay USS George H.W. Bush.
Theo VOA, quân đội đã Mỹ tiến hành một cuộc không kích đợt hai ở tây bắc Iraq, sử dụng máy bay không người lái và máy bay chiến đấu.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Chuẩn đô đốc John Kirby, cho biết máy bay không người lái đã tấn công các phần tử vũ trang Nhà nước Hồi giáo (IS) gần thành phố Irbil. Máy bay chiến đấu sau đó ném 8 quả bom vào một đoàn xe và một vị trí súng cối trong khu vực. Đợt ném bom nói trên diễn ra vào lúc 13h45 (giờ địa phương) ngày 8/8. Không quân Mỹ nhắm vào các lực lượng đang tiến về thành phố Erbil, thủ phủ vùng Kurdistan tại phía bắc Irak.
Chuẩn đô đốc John Kirby cho biết quân đội Mỹ thực hiện những cuộc không kích để giúp bảo vệ Irbil, nơi nhân viên Mỹ đang hỗ trợ chính phủ Iraq.
Trước đó cùng ngày, quân đội Mỹ ném bom dẫn đường bằng laser loại 250 kg vào một đơn vị pháo binh đang bắn phá lực lượng Kurdistan bảo vệ Irbil.
Một quan chức cấp cao hôm 8/8 cho biết các cuộc không kích diễn ra khi những phần tử cực đoan nhóm Nhà nước Hồi giáo bắt đầu tiến quân và bắt đầu đe dọa vùng ngoại vi của thành phố Irbil ở khu vực tự trị Kurdistan.
Tổ chức vũ trang cực đoan tự xưng là "Nhà nước Hồi giáo" đang trên đà tiến về thành phố Erbil, thủ phủ của vùng tự trị Kurdistan sau khi đã chiếm được Qaraqosh.
Không quân Mỹ bắt đầu oanh kích cả ở vùng Sinjar, miền tây thành phố Mosul.
Liên quân dự kiến tiến hành các phi vụ tương tự tại các thành phố đang do quân Hồi giáo vũ trang tự nhận là "Nhà nước Hồi giáo" kiểm soát.
Đài RFI đưa tin Pháp tuyên bố sẵn sàng tham gia chống lại "Nhà nước Hồi giáo". Liên Hợp Quốc tìm kiếm một giải pháp để thiết lập hành lang nhân đạo ở miền bắc Iraq. Đây là nơi hàng chục, thậm chí là hàng trăm ngàn người theo đạo Thiên chúa và các thiểu số tôn giáo khác đang là nạn nhân của quân Hồi giáo cực đoan. Họ bị lực lượng chiến binh Hồi giáo cực đoan lùa về các vùng núi sa mạc, không có nước uống và lương thực. Đây là đợt đàn áp nghiêm trọng nhất từ trước tới nay nhắm vào cộng đồng người theo đạo Thiên chúa ở Iraq.
Theo đài Tiếng nói nước Nga, Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi các lực lượng chính trị Iraq "hợp lực" chống khủng bố.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga hôm 8/8 nhấn mạnh rằng Mátxcơva cực kỳ lo ngại về những hoạt động của các chiến binh nhóm "Nhà nước Hồi giáo", hiện đang mở rộng vùng kiểm soát của họ ở phía tây bắc Iraq. Đồng thời, những kẻ này đã phát động chiến dịch đàn áp chưa từng có chống lại những đại diện các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số sinh sống tại các khu vực này - những người Thiên Chúa giáo, người Kurd, người Kurd Yezidi và người Turkoman. Sự càn bậy thái quá của các phần tử Hồi giáo cực đoan đáng phải bị lên án mạnh mẽ.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng những gì đang xảy ra ở Iraq một lần nữa chứng minh rằng chủ nghĩa khủng bố là biểu hiện của cái ác tuyệt đối, mà trong cuộc đấu tranh chống lại chúng, cộng đồng quốc tế cần phải có nỗ lực phối hợp với nhau.
VĂN LINH
Theo Vietbao
Mỹ, Iran khẩn trương hỗ trợ Iraq Mỹ và Iran đang nhanh chóng hành động để bảo vệ Iraq trước đà tấn công vũ bão của lực lượng Hồi giáo cực đoan. Những người tình nguyện gia nhập quân đội Iraq để chiến đấu chống quân nổi dậy - Ảnh: AFP Tờ The Guardian dẫn lời các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết chính quyền Washington đang nghiêm...