Lời kể của người thoát chết trong lúc chạy thận ở Hòa Bình
Chưa hết bàng hoàng sau khi thoát khỏi tai biến, anh Tiến tâm sự: “Đến giờ tôi vẫn thấy mình may mắn”.
Bệnh nhân chạy thận thoát chết sau sự cố xảy ra tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hòa Bình
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, đến nay có 10 bệnh nhân chuyển về Bệnh viện này và chuyển về các khoa. Hiện sức khoẻ của bệnh nhân đang ổn định. May mắn thoát khỏi sốc phản vệ
Anh Lê Văn Tiến – 50 tuổi, hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai là 1 trong 18 bệnh nhân bị sốc phản vệ. Trong số 6 bệnh nhân cùng ca chạy thận của anh, 5 người đã bị ngất, còn anh Tiến vì phải rửa cục lọc nên mới chạy được 20 phút và chạy sau những người khác nửa tiếng nên sức khỏe không bị ảnh hưởng nhiều.
Hiện tại, anh Tiến thấy người khoẻ, chờ lọc thận chu kỳ. Các bác sĩ sẽ chuyển anh Tiến sang Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai để lọc máu chu kỳ.
May mắn thoát khỏi tai biến y khoa, anh Tiến tâm sự: “Đến giờ tôi thấy mình quá may mắn. 7 năm chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, chứng kiến nhiều người tử vong vì căn bệnh này nên tôi không quá sợ cái chết”.
Chưa hết bàng hoàng, bà Lê Thị Rấm – Kim Bôi, Hoà Bình kể, nhà bà cách Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình 4 km, 1 tuần bà lọc máu 3 lần và hôm qua vẫn đi lọc máu như mọi khi. Khi tai biến xảy ra, bà bị đau bụng và đã nhanh chóng được cấp cứu và chuyển xuống khoa Thận Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai cho hay: “Trên thế giới, lọc thận nhân tạo có khá nhiều biến chứng xảy ra, nhưng chỉ xảy ra đơn lẻ do các sự cố, thỉnh thoảng xảy ra với một số bệnh nhân chứ không trầm trọng thế này”.
Bác sĩ Dũng cho biết, trong 45 năm trở lại đây, đây là lần đầu tiên có biến chứng hy hữu xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình.
BS Nguyễn Hữu Dũng (bìa phải) cho biết, đây là tai biến cực kỳ hi hữu trong y văn thế giới.
Theo bác sĩ Dũng, quy trình chạy thận, lọc máu rất phức tạp qua vài chục công đoạn. Trong quá trình lọc theo dõi trong 3-4 tiếng với nhiều việc phải làm, chỉ cần một sai sót nhỏ là bệnh nhân có thể biến chứng tắc mạch và tử vong.
Chuyển 100 bệnh nhân về Hà Nội
Sáng 30.5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã vào Bệnh viện Bạch Mai thăm 10 bệnh nhân được chuyển từ Hòa Bình về đêm 29.5.
“Đây là sự cố y khoa không ai mong muốn. Tôi gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân. Bây giờ phải ưu tiên tiếp tục cứu chữa người bệnh”, GS Tiến chia sẻ.
Lãnh đạo Bộ Y tế thông tin, 100 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình sẽ chuyển về Hà Nội để tiếp tục lọc máu chu kỳ. Đến thời điểm này, Bệnh viện Thận Hà Nội đã nhận 30 bệnh nhân. Còn các bệnh nhân còn lại sẽ chuyển về các bệnh viện khác, cả trung ương và Hà Nội, để tiếp tục lọc máu.
GS Tiến cho biết, trước mắt nguyên nhân vẫn còn phải đợi để các chuyên gia thận nhân tạo, hồi sức, hội đồng khoa học của Bộ Y tế ghi nhận các xét nghiệm để xác định nguyên nhân.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch, hiện tại có 10 bệnh nhân hoàn thành quá trình lọc máu, chỉ số sinh tồn bình thường. Còn 2 bệnh nhân hồi sức nặng đang được tập trung bằng mọi phương tiện, kể cả thuốc đặc biệt quý hiếm của Bệnh viện Bạch Mai mang lên.
“Chúng tôi tính nhiều khả năng xảy ra và cũng không khẳng định được nguyên nhân nào. Bệnh nhân hiện tại cần gì, chúng tôi điều trị cách đó. Đây là chuyện hy hữu. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức cho các bệnh nhân”, bác sĩ Nguyên nói.
TS Đào Xuân Cơ, phó Trưởng khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, cũng cho hay 10 bệnh nhân đánh giá tạm thời ổn định.
Truy nguyên nhân khiến 7 người tử vong do chạy thận Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ sẽ thành lập hội đồng chuyên môn, xác minh căn nguyên, đánh giá khách quan về tai biến này. Sở Y tế Hòa Bình phải cung cấp thông tin công khai, minh bạch. Nếu có sai phạm phải xử lý nghiêm theo pháp luật; Cố gắng không để bệnh nhân tử vong, không để bệnh nhân xảy ra sự cố đáng tiếc. Ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, bệnh viện sẽ miễn phí 100% những chi phí ngoài BHYT cho những bệnh nhân này.
Theo Danviet
Sốc phản vệ "chùm" như ở BV đa khoa Hòa Bình rất hiếm gặp
Về trường hợp 18 người sốc phản vệ trong đó 6 người tử vong tại Khoa Chạy thận nhân tạo (Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình), chiều tối ngày 29.5, TS Nguyễn Cao Luận-nguyên Trưởng khoa Chạy thận nhân tạo (Bệnh viện Bạch Mai) nhận định, nếu có trường hợp sốc phản vệ "chùm" như vậy thì phải xem xét nhiều yếu tố như hệ thống xử lý nước chạy thận, quả lọc...
TS Luận cho biết, ông đã làm việc 40 năm trong lĩnh vực chạy thận nhân tạo. Ông cũng đã chứng kiến nhiều ca bệnh biến chứng trong quá trình chạy thận nhân tạo, cũng không ít ca tử vong. Tuy nhiên, trường hợp sốc phản vệ "chùm" như vậy thì rất hiếm gặp.
Theo TS Luận, quá trình chạy thận nhân tạo là khi máu được dẫn ra ngoài cơ thể bằng vòng tuần hoàn ngoài cơ thể để lọc. Do đó, bệnh nhân chạy thận nhân tạo thường gặp biến chứng và sốc phản vệ không ít. Các biến chứng thường gặp như tụt huyết áp, nôn và buồn nôn, nhức đầu, đau ngực, sốt ớn lạnh...
"Hội chứng hiếm gặp nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân là hội chứng mất cân bằng. Khi đó bệnh nhân có thể nôn, buồn nôn, nhức đầu... và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như co giật, đờ đẫn, hôn mê" - TS Luận nói.
Người nhà nạn nhân ngóng chờ tin. Ảnh: Việt Lâm
TS Luận phân tích, có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân bị sốc phản vệ trong quá trình chạy thận nhân tạo. Có những nguyên nhân liên quan đến quá trình lọc máu như hệ thống xử lý nước chạy thận, quả lọc... Nhưng để xảy ra nhiều người bị sốc phản vệ như vậy thì phải xem xét đến quá trình truyền máu có đảm bảo hay không?.
"Cần phải xem xét xem hệ thống xử lý nước chạy thận có đảm bảo tinh khiết hay không? Hoặc việc rửa quả lọc có đảm bảo sạch chất khử khuẩn hay không? Nếu hệ thống xử lý nước không đảm bảo, quả lọc không sạch thì có thể gây ra phản ứng sốc phản vệ cho bệnh nhân, nhất là trên nền bệnh nhân đang bệnh nặng, sức đề kháng kém. Ngoài ra cần xem xét thuốc chống đông, dịch thẩm tách có đảm bảo hay không?... " - TS Luận nói.
Trước đó, TS.BS Trương Quý Dương - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, sáng 29.5, 18 bệnh nhân của khoa Thận nhân tạo đến Bệnh viện để lọc máu chu kỳ. Khi lọc máu được 30-40 phút, bệnh nhân có các dấu hiệu sốc phản vệ. Sau đó các bác sĩ đã dừng và chuyển sang cấp cứu gấp các bệnh nhân. Tuy nhiên đã có 6 trường hợp bệnh nhân tử vong. TS Dương cho biết, hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây sốc phản vệ. Được biết 18 bệnh nhân này đều là bệnh nhân suy thận mạn, có bệnh nhân đã gắn bó với khoa thận nhân tạo nhiều năm.
Theo nguồn tin của Dân Việt, ngay khi nhận được thông tin, ngay chiều 29.5, PGS-TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã dẫn đầu đoàn công tác Bộ Y tế lên tỉnh Hòa Bình để kiểm tra, xem xét vụ việc.
Theo Danviet
Vụ 'hôi của' tại Hòa Bình: 'Rất đông người dân đến lấy cám' Người duy nhất may mắn sống sót sau vụ xe tải chở cám đâm vào vách núi tại Hòa Bình cho biết: Vào sáng hôm sau, có rất đông người dân đến lấy cám, thậm chí có người còn huy động cả công nông. Hàng chục người huy động xe máy, công nông đến "hôi của" chiếc xe bị tai nạn (Ảnh: Hội...