Lợi ích vàng từ quả dâu tằm
Quả dâu là loại quả dân dã khi chín có màu đỏ đậm và hương vị rất hấp dẫn. Không những thế nó còn có tác dụng sức khỏe rất kỳ diệu mà ít người biết được.
Quả dâu tằm (còn gọi là quả dâu ta) là loại quả được mọi người ưa chuộng bởi nó rất giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc…
Giá trị dinh dưỡng của quả dâu tằm
Theo Viện Dược liệu Bộ Y tế, trong quả dâu có: Nước 84,71%; Đường 9,19% Z (có glucoza, fructoza), Axit 80% (có axit malic, axit sucinic), Protit 0,36%, Tanin, vitamin C, caroten. Quả dâu không những mang đến hương vị thơm ngon, mát mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Trong sách vở từ đời Đường ghi nhận dâu tằm có công hiệu bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, tiêu khát, lợi ngũ tạng, khớp xương, thông huyết khí… và còn gọi quả dâu là quả trường thọ.
Một số bài thuốc từ dâu tằm
Bổ can thận, ích tâm huyết, sáng mắt, đen tóc
Trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân có ghi chép về công hiệu của rượu tang thầm – loại rượu được ngâm từ dâu chín và gạo nếp. Cách làm cũng rất đơn giản. Lấy khoảng 5.000g quả dâu chín tươi, 6.000g gạo nếp, men rượu vừa đủ. Quả dâu phải chín đều, ép lấy nước, đun sôi để nguội cho cùng cơm nếp, men rượu trộn đều cho vào bình ngâm. Ngày uống mỗi lần 30-50ml vào hai bữa cơm hàng ngày.
Cao dưỡng huyết chữa tóc khô bạc
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Lấy 50g quả dâu tươi chín, lượng đường phèn vừa đủ. Rửa sạch dâu cho vào nồi đất, nước vừa đủ sắc lấy nước hoà đường phèn để uống. Có thể uống thường xuyên, nhất là về mùa hè.
Video đang HOT
Bổ thận âm hư
Với triệu chứng lưng đau gối mỏi, ù tai, vô sinh do chất lượng tinh trùng kém. Câu kỷ tử 50g, sơn dược 50g, quả dâu 30g, gạo tẻ 50g nấu cháo ăn liền 1 tháng vào các buổi sáng.
Trị mất ngủ
Quả dâu còn có tác dụng trị mất ngủ rất tốt. Bằng cách lấy 60g quả dâu chín tươi (hoặc 30g quả khô) sắc uống 2 lần/ngày vào chiều tối.
Trường hợp mất ngủ kinh niên, lấy 15g quả dâu chín, 15g thục địa, 15g bạch thược sắc uống, sẽ thấy rất hiệu quả.
Viêm khớp
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Quả dâu chín tươi 100g, rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Dâu rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm vào rượu 3-5 ngày. Uống mỗi lần 20-25ml. Quả dâu chín 250g, cành dâu 150g, chùm gửi 100g. Ngâm rượu uống.
Kích thích ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe
Với những người có tình trạng ăn không ngon, thiếu ngủ, hãy uông 1-2 ly nước dâu nho trươc khi ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bữa ăn thêm ngon miệng, sức khỏe được cải thiện. Sau bưa tôi, uống một ly nước dâu sẽ khiến giấc ngủ đến sớm, ngủ say và sâu giấc hơn.
Giúp da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn
Uống đều đặn mỗi ngày 2 ly nước dâu vào buổi sáng và trưa. Uống liên tục trong 3 tháng sẽ thấy da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn…
Nước dâu ngâm giúp phụ nữ có làn da khỏe, đẹp, hồng hào (Ảnh minh họa)
Giảm đau họng
500g dâu rửa sạch và ép thành nước. Dùng nước quả dâu để súc miệng (từ 3 đến 5 ngày) chữa các chứng đau ở miệng, họng.
Chữa bỏng
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Chọn những quả dâu chín tươi, không dập nát, rửa sạch. Ép dâu lấy nước sau đó bôi, rửa, đắp vào vết bỏng, trong vòng 1 tuần sẽ thấy tác dụng bất ngờ.
Theo Nguoiduatin
Ăn mía để phòng chống sâu răng, chống nôn, trị trào ngược dạ dày
Do có chứa hàm lượng khoáng chất cao, nước mía có công dụng phòng chống sâu răng và hạn chế tình trạng hôi miệng.
Mía có nhiều vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Hình minh họa.
Trong cây mía, chủ yếu chứa đường saccaro, ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, trong nước mía còn chứa vitamin B1, B2, B6, C, Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt... và các acid hữu cơ cần thiết cho sức khỏe của bạn.
Theo Đông y, mía có vị ngọt tính mát; vào phế vị. Mía có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Dùng cho các trường hợp thử nhiệt tổn thương tân dịch, đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản ho đau rát họng, tiểu ít tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón. Đường cát có tác dụng nhuận tâm phế, bổ tỳ, điều hòa can khí, giải độc. Hằng ngày dùng 500 - 1.000g, ép lấy nước.
Sốt khô họng, tiểu dắt
Mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn tùy ý, hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu dắt.
Trị trào ngược dạ dày thực quản
Nước mía ép 30 - 50ml, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từng ít một. Dùng cho các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, nôn ói ra thức ăn, dịch vị.
Viêm họng cấp và mãn tính
Củ cải trắng và mía rửa sạch, ép lấy nước, mỗi lần dùng nước mía 10ml, nước củ cải 20ml trộn lẫn, thêm vào nước đá lượng vừa để uống, ngày 3 lần, dùng liên tục 3-5 ngày. Hoặc mía, củ năng, rễ tranh, mỗi thứ với lượng vừa, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
Chống sâu răng
Do có chứa hàm lượng khoáng chất cao, nước mía có công dụng phòng chống sâu răng và hạn chế tình trạng hôi miệng. Vì thế, sau khi ăn xong, bạn hãy tráng miệng bằng một khúc mía để vừa thơm miệng lại tránh được sâu răng.
Nôn do thai nghén
Nước mía 1 ly, nước gừng tươi một ít, trộn lẫn để uống, ngày 1 lần.
Lưu ý khi dùng nước mía
- Mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng không nên uống nước mía thường xuyên.
- Do lượng đường nhiều nên nếu dùng quá nhiều nước mía sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.
- Lưu ý cẩn trọng với nước mía ngoài hàng vì nó có thể bị mất vệ sinh, thêm đường hóa học hoặc bảo quản sai cách gây hại cho sức khỏe của bạn.
Theo Khỏe&Đẹp
Pháp Luật TPHCM
Làm sao để phòng ngừa viêm thanh quản? Bệnh viêm thanh quản là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khản tiếng, mất tiếng. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ trở thành mạn tính, làm thay đổi giọng nói, ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp. Ho là triệu chứng ban đầu của viêm thanh quản. Thanh quản bao gồm hai chức năng: hô hấp và phát...