Lợi ích từ… ly hôn
Cầm lá đơn trong tay, chắc bạn sẽ tiếc thương mối quan hệ vừa mất và lo lắng cho trang tiếp theo của đời mình. Để xốc lại tinh thần, những sự thật dưới đây sẽ khiến bạn lạc quan hơn về cuộc sống độc thân phía trước.
1. Bạn có thể hạnh phúc hơn
Sau ly dị, bạn thường cảm thấy không chịu đựng nổi cuộc sống độc thân. Nhưng đừng lo lắng. Dù cho ngay lúc này bạn cảm thấy thế nào, tình trạng trầm cảm ấy sẽ không kéo dài mãi mãi. Các nhà nghiên cứu tại Đại họcKingston, London phát hiện ra rằng phụ nữ cảm thấy hạnh phúc hơn trong vòng 5 năm kể từ lúc ly hôn. Không chỉ vì họ cuối cùng cũng thoát khỏi cuộc hôn nhân đổ vỡ mà còn bởi họ nhận ra mình đã chưa bao giờ hài lòng với cuộc sống như lúc này.
2. Bạn sẽ khỏe mạnh hơn
Các nhà nghiên cứu thích ca ngợi hôn nhân như một liều thần dược giúp tăng cường sức khỏe. Còn chúng ta thì có xu hướng nghĩ rằng kết hôn dù sao cũng tốt hơn là độc thân. Trong khi tất cả các số liệu thống kê và nghiên cứu luôn chỉ ra lợi ích của việc kết hôn, ta thường quên mất lợi ích đấy không đến từ cuộc hôn nhân mà là chất lượng của nó. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng một cuộc hôn nhân không hạnh phúc và có nhiều xung đột còn gây nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe hơn cả khi bạn độc thân. Và nếu vẫn chưa chia tay, bạn sẽ có nguy cơ cao đối với bệnh tim, ung thư, viêm khớp, bệnh tiểu đường và trầm cảm.
3. Sẽ tốt hơn cho các con của bạn
Đừng nghĩ rằng bạn cố gắng chịu đựng đến cùng chỉ vì bọn trẻ thì chúng sẽ được hạnh phúc. Trẻ con sẽ trân trọng hai ngôi nhà mà bố, mẹ chúng tách riêng ra trong sự hòa thuận còn hơn là “mái ấm” mà họ suốt ngày lăng mạ nhau. Một khi đã đường ai nấy đi, sự căng thẳng cũng biến mất và những đứa trẻ có thể thoải mái trở lại. Bằng cách kết thúc cuộc hôn nhân bất hạnh, bạn đang chứng tỏ rằng bạn xứng đáng được sống trong một mối quan hệ với nhiều cảm thông, giúp đỡ hơn và đó là điều tốt nhất bạn có thể làm gương cho các con mình.
4. Bạn sẽ hạnh phúc hơn trong cuộc hôn nhân tiếp theo
Nếu lại yêu lần nữa, đừng bao giờ bị ám ảnh bởi ý nghĩ rằng mình không có những điều kiện cần thiết để xây đắp lại một cuộc hôn nhân tốt đẹp. Thực sự bạn vẫn có nhiều khả năng có được cuộc hôn nhân dài lâu dù đã từng qua một lần đò.
Trong thực tế, một nghiên cứu cho thấy những người tái hôn ít có khả năng tiếp tục ly dị. 45 % những đôi kết hôn lần đầu sẽ dắt nhau ra tòa ly hôn, trong khi tỉ lệ đấy ở những đôi kết hôn lần 2 là 31%.
Video đang HOT
Theo VNE
Đầu năm, nghe người giàu nói về hạnh phúc và tiền bạc
Người ta vẫn nói "tiền mua được hạnh phúc" - dưới một ngưỡng nhất định. Và trên thực tế, nếu thu nhập hàng năm của bạn là 75.000 USD thì việc tăng thêm thu nhập cũng không khiến bạn hạnh phúc hơn.
Tuy vậy, sự thật về sự giàu có và hạnh phúc phức tạp hơn bất cứ kết quả nghiên cứu nào. Hãy xem ví dụ điển hình của Evan Spiegel, vị CEO 23 tuổi thành lập nên Snapchat.
Evan Spiegel.
Mới đây, nhiều tờ báo Mỹ đã đăng tin Spiegel đã từ chối khoản tiền lên tới 3 tỷ USD với đề nghị sáp nhập từ Facebook. Khi mọi người đọc tin này, họ nghĩ Spiegel thật điên rồ.
Nhưng cũng có những điều hợp lý ở đó. Spiegel đến từ một gia đình rất giàu có. Bố anh sống tại một khu xa xỉ bậc nhất vùng Los Angeles. Bên cạnh đó, Spiegel cũng có thể bán một phần cổ phiếu Snapchat cho nhiều nhà đầu tư thu lại hàng triệu USD.
Như vậy, khi từ chối khoản tiền 3 tỷ USD từ Facebook, Spiegel cũng nói KHÔNG với việc trở nên giàu có hơn. Anh vốn dĩ đã quá giàu rồi.
Và khoản tiền kếch xù của cha anh và anh đã mang lại gì cho anh? Đó là một cuộc sống khá thoải mái với việc quản lý một công ty công nghệ toàn cầu. Nó mang lại cho anh sự mưu cầu.
Mưu cầu có nghĩa là một điều gì đó không giống như hạnh phúc, nó không thể được định giá.
Rất nhiều người thuộc giới công nghệ hiểu điều đó và tôn trọng quyết định của Spiegel. Tuy nhiên không phải ai cũng vậy. Một nhà quản lý cấp cao thất vọng cho rằng Spiegel đang khiến con cháu của gia đình Spiegel nghèo đi.
Tất nhiên, chủ đề giàu có và mối quan hệ của nó tới hạnh phúc là một điều rất phức tạp. Nó cần sự đánh giá của nhiều người. Do đó, chúng ta không khỏi thú vị khi đọc những ý kiến trên Quora, nơi mà những người giàu có trả lời câu hỏi: "Bạn cảm thấy thế nào khi trở nên giàu có về mặt tài chính?".
Có thể bạn sẽ cảm nhận thấy thú vị, ấm áp và sự chân thành trong những chia sẻ đầy thẳng thắn sau đây:
Tiền không làm cho bạn hạnh phúc hơn, nhưng mối quan hệ thì có.
Tôi hoài nghi với niềm tin về sự giàu có rằng: "Khi bạn sở hữu nhiều hơn, cũng có nghĩa là bạn cần nhiều tiền hơn để bảo đảm mức độ hạnh phúc của mình. Hạnh phúc liên quan chặt chẽ với mối quan hệ và chất lượng của mối quan hệ đó. Tôi không tin rằng nó là một hình khối mà nhà kinh tế có thể đưa ra kết luận sau khi đo lường" - J.C. Hewitt
Tiền không thay thế được các mối quan hệ thật sự.
Tiền càng nhiều, bạn càng muốn nhiều thêm.
"Tôi nghĩ rằng, nếu tối có thể kiếm được 10 triệu USD và sau đó cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng. Tuy vậy, thực sự thì nhiều người khác đã có thể kiếm được 11 triệu USD. Và một lần nữa tôi lại thấy mình nghèo. Bây giờ tôi cần có 100 triệu USD để cảm thấy hạnh phúc" - James Alturcher
Khi người giàu thấy sức khỏe đi xuống, họ thấy ít tự hào hơn với khối tài sản của mình.
"Sau khi mẹ tôi đạt được những gì mà bà nghĩ là thành công thì bà phát hiện ra mình bị ung thư giai đoạn 4. Bà sống những ngày cuối đời trong sự nuối tiếc với tất cả những quyết định của mình, dằn vặt bản thân ngày qua ngày. Những trang nhật ký cuối cùng của bà cho thấy bà không còn đề cao những gì bà có, sự nhận thức hạnh phúc không nằm tại những mặt nổi diễn ra khá muộn màng" - Mona Nomura
Những người giàu cũng có những nỗi buồn tương tự, nhưng họ không bị tổn thương quá nhiều bởi vì họ vẫn giàu.
"Những người giàu cũng thường xuyên có những vấn đề, những tổn thương về mặt tâm lý tương tự như bất cứ người nào. Và tất nhiên là vào một số trường hợp, tiền cũng có thể gây ra sức ép tâm lý khiến họ không hạnh phúc. Nhưng có một điều khác biệt - nếu như bạn không hạnh phúc nhưng giàu có, bạn vẫn sở hữu nhiều tiền. Và tiền đem lại sự thoải mái". - Steven Kane
Tâm trạng bạn vẫn không đổi khi bạn giàu có
"Sau một vài tháng sống trong sung túc, cuối cùng bạn sẽ cảm thấy quen với điều đó, và trở lại với con người thật sự của mình" - Balraj Chana.
Nếu bạn giàu có nhờ vào đồng lương của mình, bạn kết thúc cuộc đời mình trong công việc.
"Xét về khía cạnh xã hội, bạn sẽ thấy cuộc sống của những người kiếm được rất nhiều tiền có thể không như những gì bạn nghĩ. Những người giàu có trên truyền hình có thể là người sinh ra trong giàu có. Những người giàu có nhờ làm việc thường cống hiến hết mình cho công việc. Ở một khía cạnh nào đó, cha của tôi là người làm việc và đi lại đây đó quanh năm. Khi em tôi sinh ra, ông ấy đang phải tới lui giữa Zurich và New York 5 ngày trong một tuần" - J.C.Hewitt.
Sự giàu có mang lại ít rủi ro
"Cuộc sống tôi có chứa đựng ít rủi ro. Nếu ốm, tôi sẽ đến những bác sĩ giỏi nhất. Nếu tôi đầu tư vào bất động sản, tôi có thể bù lại được khoản lỗ từ việc đầu tư mà không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của mình. Tôi có 5 đứa con, và tôi biết rằng chúng đều sẽ được học đại học". - Josh Kerr
Sau khi trở nên giàu có, bạn vẫn đặt câu hỏi: "Có phải bạn đã đến đích hay chưa"?
"Khi bạn đạt được mục tiêu tiền bạc, bạn sẽ bắt đầu nghĩ "Có phải đây là cái mình muốn?". Và nếu bạn thực sự là một cá nhân cầu tiến, với mong muốn thay đổi thế giới, bạn có thể tự hỏi bản thân rằng điều gì tiếp theo, và làm sao để thay đổi thế giới?" - Vô danh.
Theo Dantri