Lợi ích sức khỏe từ các loại hoa
Không chỉ là vật trang trí làm “bừng sáng” không gian nhà, những cánh hoa tươi thắm còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe mà có thể bạn chưa biết.
Sau đây là những lợi ích sức khỏe nổi bật từ các loại hoa.
Hoa Lily: người Hy Lạp cổ đại thường sử dụng hoa lily để điều trị bệnh tim. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tinh chất từ hoa lily còn được sử dụng để giúp những chiến binh phục hồi sức khỏe do bị ngộ độc khí. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng kích thích hệ tim mạch hoạt động tốt hơn và giúp lợi tiểu.
Ảnh: flickr.com
Hoa hồng: được dùng làm thuốc tự nhiên rất phổ biến. Nó thường được sử dụng dưới dạng chất lỏng để chữa lành bệnh gan và đường ruột, đặc biệt là trong các trường hợp bệnh đường ruột dễ cảm ứng, bọng túi mật và các vấn đề củabệnh gan. Bên cạnh đó, hoa hồng cũng được dùng làm thuốc chữa trị mụn nhọt, làm tan máu tụ và tiêu sưng.
Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần giã nhỏ cánh hoa hồng và đắp lên da. Ngoài ra, mùi thơm của hoa hồng còn là hương vị của hạnh phúc và có tác dụng làm phấn chấn tinh thần.
Ảnh: flickr.com
Hoa oải hương: thường được sử dụng dưới dạng sấy khô để hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn. Không chỉ vậy, các hoạt chất từ hoa oải hương được tinh chế làm thuốc hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi và hoạt động như một chất khử trùng. Trong khi đó, nước hoa oải hương còn có khả năng làm sạch da và diệt khuẩn gây mụn trứng cá.
Video đang HOT
Ảnh: flickr.com
Cúc La Mã: có khả năng lưu thông khí trong đường ruột bị stress quá mức, điều trị vết bỏng trên da và sưng tấy. Loại hoa này còn cải thiện hệ thống miễn dịch, làm giảm nhẹ các vết loét ở miệng, đau bao tử và sự căng thẳng cơ bắp. Ngoài ra, người Ai Cập cổ đại thường dùng cúc La Mã để cải thiện tâm trạng lo lắng, chữa chứng đau đầu, mất ngủ, đau bụng và khó tiêu.
Ảnh: flickr.com
Cúc vạn thọ: có chứa hoạt chất khử trùng nên có khả năng chống lại các bệnh nấm rất hiệu quả. Bên cạnh đó, cánh hoa cúc vạn thọ còn được dùng làm dung dịch nước rửa mắt rất tốt. Ngoài ra, nó còn được sử dụng dưới dạng thuốc mỡ cổ truyền để chữa lành các vết thương bị trầy xước trên da.
Ảnh: flickr.com
Hoa hướng dương: nước sắc từ hoa hướng dương có thể làm dịu hiện tượng đau bụng kinh, các chứng ung nhọt và viêm loét khá hữu hiệu. Hơn nữa, nó cũng là phương thuốc hữu ích đối với các vết thương lở loét của bệnh ung thư.
Ảnh: flickr.com
Hoa thiên lý: rất giàu vitamin C, B1, B2 và nhiều khoáng chất cần thiết như canxi, phốt pho, sắt, đặc biệt là kẽm có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác như giải nhiệt, trị giun kim, cải thiện bệnh trĩ và phì đại tuyến tiền liệt. Dân gian còn cho rằng, hoa thiên lý còn có tác dụng trợ dương, chữa chứng vô sinh ở nam giới do phải thường xuyên tiếp xúc với chì.
Ảnh: flickr.com
Theo VNE
Những loài hoa chữa bệnh
Hoa hồng, hoa cúc, hoa ngâu... từ lâu đã được dân gian và y học vận dụng làm vị thuốc chữa bệnh.
Theo lương y Trần Khiết, để trị chứng ho, từ xa xưa người ta dùng hoa hồng bạch (hồng trắng) đem hấp với đường phèn, nhất là dùng trị ho ở trẻ nhỏ. Hồng là loài hoa được y học nói đến từ rất lâu về công dụng chữa bệnh như chữa nhọt, làm tan máu tụ, tiêu sưng bạt độc...
Hoa hồng trắng giúp trị ho cho trẻ - Ảnh: Khả Hòa
Dùng 30 gr hoa cúc (đã phơi khô), 8 gr rễ củ hành (nhổ cây hành tươi lấy rễ, rửa sạch) và 20 gr bạch chỉ. Cho tất cả cùng 3 chén nước (750 ml) vào nồi, nấu còn lại 1 chén, chắt nước ra. Cho tiếp 2 chén nước vào nồi, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 2 - 3 lần dùng trong ngày. Cách này trị cảm mạo, viêm mũi, viêm họng, nghẹt mũi hắt hơi, đầu đau như búa bổ. Lưu ý, với người khô miệng, đi cầu khô táo thì không dùng cách này.
Hoa cúc vàng giúp giải nhiệt và trị cảm - Ảnh: Hạ Huy
Dùng hoa kim phượng - loại hoa mà những người già ở quê thường trồng trước sân nhà và cắt nhằm ngày mùng một, ngày rằm âm lịch để chưng (còn gọi là bông điệp). Loài hoa này có vị đắng, công dụng bổ phổi, trị ho, viêm phế quản... Dân gian thường dùng hoa kim phượng đem chưng cách thủy với đường phèn, rồi đưa ra ngoài lấy sương đêm, độ 3 - 4 giờ sáng thì lấy uống để trị ho, viêm họng, và cho cả người bị lao phổi. Lưu ý, người đang mang thai thì không được dùng.
Dân gian cũng dùng hoa ngâu phơi khô nấu nước uống thay trà, vừa thơm, vừa giúp sáng mắt. Lá của hoa ngâu đem nấu nước để tắm trị ghẻ ngứa, nhờ lá có tinh dầu sát trùng.
Cũng để chữa chứng ho gà ở trẻ, có thể vận dụng hoa đu đủ đực để chữa cho trẻ vùng sâu, xa các cơ sở y tế mà không may bị bệnh. Dùng 50 gr hoa đu đủ đực, 20 gr rau má, 20 gr dây tơ hồng, 10 gr lá tre đem sắc (nấu) với 4 chén (khoảng 1 lít) nước, nấu còn lại 1 chén, uống từ từ hết trong ngày. Đây là bài thuốc kinh nghiệm dân gian.
Lá dâu tằm trị đau đầu và làm mát cho cơ thể - Ảnh: Đ.N.Thạch
Theo lương y Như Tá, dân gian cũng thường dùng hoa cúc vàng, hoặc cúc trắng cùng lá dâu tằm (y học cổ truyền gọi là vị thuốc tang diệp) - mỗi thứ cùng 10 gr đem nấu với 4 chén nước, nấu còn lại 3 chén, gạn lấy nước để uống trong ngày. Cách này ngoài giúp giải khát, làm mát cơ thể lúc thời tiết nắng nóng, còn phòng cảm cúm (hiện đang xảy ra nhiều), trị chứng ho, viêm họng, đau đầu.
Theo VNE
Bí mật về sức mạnh 'lợi hại' của họa tiết caro Bạn đừng nghĩ caro chỉ đơn giản là những dải màu ngang dọc đan xen nhau. Chúng cũng đa dạng biến hóa vô cùng, và mỗi loại caro lại cho một hiệu ứng, tác dụng khác nhau trong thời trang. 1. Tartan (hay Plaid) Người Scotland đã sáng tạo và mang Tartan đến với thế giới thời trang của chúng ta. Tartan hiện...