Lợi ích riêng đấu trật tự chung
Ngày 23.3 vừa qua, những biện pháp chính sách mới về bảo hộ thương mại được Tổng thống Donald Trump quyết định cho nước Mỹ chính thức có hiệu lực. Chúng liên quan đến sản phẩm thép và nhôm của bên ngoài xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Theo đó, sản phẩm thép của bên ngoài khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ bị áp mức thuế quan 24% và sản phẩm nhôm 10%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tuyên chiến với trật tự thương mại thế giới
Ông Donald Trump biện minh cho quyết sách này bằng lập luận rằng các đối tác kinh tế và thương mại của Mỹ đã bù trợ xuất khẩu, tức là đã bảo hộ sản xuất, để có được giá xuất khẩu thấp đến mức những sản phẩm ấy dễ dàng tràn ngập thị trường Mỹ, và do vậy làm sa sút những ngành công nghiệp liên quan của Mỹ. Vì thế, chính phủ Mỹ phải thực thi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và khẩu hiệu “Nước Mỹ trước hết” buộc Chính phủ Mỹ phải hành động như thế.
Chính quyền của ông Donald Trump không phủ nhận việc thực thi chủ nghĩa bảo hộ mà còn coi đó là phương cách để thực hiện lợi ích. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trái ngược với những cam kết về mậu dịch tự do của Mỹ đối với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà Mỹ là thành viên. Tự do hoá mậu dịch trong khuôn khổ và theo tiêu chí của WTO được coi là định hướng, nền tảng, nguyên tắc và tôn chỉ của trật tự thương mại thế giới. Bây giờ, lợi ích riêng của Mỹ xung khắc trực tiếp với trật tự ấy. Hơn thế nữa, phía Mỹ đang tuyên chiến với trật tự ấy.
Ông Donald Trump kiên định chủ trương này từ khi lên cầm quyền ở Mỹ và thực hiện nó theo hai cách. Thứ nhất, ông rút nước Mỹ ra khỏi những thoả thuận hoặc cam kết đa phương của Mỹ như Hiệp ước Paris của Liên Hợp Quốc về bảo vệ khí hậu trái đất hay Thoả thuận về Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoặc đòi xem xét lại và đàm phán lại chúng như đối với Thoả thuận về Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico. Phía ông Donald Trump cũng còn ngừng hẳn đàm phán với EU về thiết lập Quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương về đầu tư và thương mại (TTIP).
Thứ hai, ông Donald Trump tung ra những quyết sách mới áp thuế quan bảo hộ đối với hàng hoá của các đối tác bên ngoài xuất khẩu vào Mỹ, khởi đầu đánh vào gỗ của Canada, tiếp theo là nhằm vào máy giặt và tấm năng lượng mặt trời, rồi từ ngày 23.3 vừa qua nhằm vào sản phẩm thép và nhôm cũng như hơn 100 mặt hàng xuất khẩu khác nữa của Trung Quốc. Ấy là chưa kể đến chuyện phía Mỹ đã định nhưng rồi từ bỏ việc áp thuế quan cao đối với ôtô từ EU.
Video đang HOT
“Trường hợp ngoại lệ”
Trật tự thương mại chung của thế giới chưa bị đổ vỡ nhưng đã bị tổn hại ban đầu khi ông Donald Trump đã thành công phần nào trong việc phân rẽ nội bộ các đối tác kinh tế và thương mại của Mỹ. Biện pháp của ông lại rất đơn giản khi coi một vài đối tác nhất định là “trường hợp ngoại lệ” như Canada, Mexico hay EU và có thể cả Australia nữa. Chỉ cần những đối tác này tỏ ra chịu khuất phục trước Mỹ như EU phải cử cả phái bộ thương mại sang trao đổi với Mỹ, hay chịu đàm phán lại với Mỹ như Mexico và Canada thì sẽ được Mỹ đưa vào diện “trường hợp đặc biệt”, lâu dài hay nhất thời và lâu dài được bao lâu lại là chuyện khác.
Lẽ ra những đối tác này, trước hết là EU và Trung Quốc, phải tập hợp nhau lại, đoàn kết nhất trí và cùng hội cùng thuyền để đối phó với các biện pháp chính sách bảo hộ thương mại của ông Donald Trump, cũng như lẽ ra họ phải đề cao hơn bao giờ hết vai trò của WTO thì họ lại chọn đi lối đường riêng để thoả hiệp riêng với Mỹ. Cũng vì thế mà hiện tại chỉ có một câu trả lời cho câu hỏi vì sao Mỹ lại không áp dụng biện pháp chính sách mới nói trên với EU trong khi mở rộng phạm vi áp dụng chúng với Trung Quốc.
Câu trả lời đó là Mỹ muốn lôi kéo EU vào cùng phe phái để nhằm vào Trung Quốc và EU đã ngầm thoả thuận chuyện ấy với Mỹ hoặc để cho Mỹ lợi dụng và công cụ hoá trong cuộc thập tự chinh về thương mại nhằm vào Trung Quốc. Xem ra, suy tính của EU là phải tránh bằng mọi giá đồng thời tranh chấp thương mại hoặc chiến tranh thương mại với cả Mỹ và Trung Quốc, vì thế hiện tại tìm cách hoà hoãn với Mỹ.
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố áp dụng mức thuế quan cao đối với hơn 100 mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, giá trị tới 60 tỉ USD, Trung Quốc đã ban hành ngay những biện pháp trả đũa, cũng đối với hơn 100 mặt hàng xuất khẩu của Mỹ, nhưng chỉ với giá trị có 3 tỉ USD. Xem ra, Trung Quốc để ngỏ khả năng đàm phán với Mỹ và tìm cách chia rẽ Mỹ với EU, tức là vừa tương kế tựu kế vừa dùng độc trị độc.
Điều có thể chắc chắn là ông Donald Trump trong thời gian tới còn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách bảo hộ thương mại và trật tự thương mại thế giới lâu nay còn bị đe doạ nghiêm trọng và thật sự.
NGẠC NGƯ
Theo Laodong
Đại sứ Mỹ lần đầu tiên họp báo sau 4 tháng nhậm chức tại Việt Nam
Ngày 26.3, tại buổi họp báo đầu tiên kể từ khi nhậm chức tại Việt Nam, Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink khẳng định, Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ ở khu vực và thế giới.
Đại sứ Daniel Kritenbrink tại buổi họp báo ngày 26.3. Ảnh: Vân Anh
Đại sứ Kritenbrink cho biết, trong hơn 4 tháng ông nhận nhiệm kỳ ở Việt Nam, hai nước đã có một loạt chuyến thăm song phương quan trọng. Tổng thống Donald Trump có chuyến đi thành công vào tháng 11.2017 tham dự APEC, đồng thời thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis thăm Việt Nam tháng 1.2018. Tàu sân bay USS Carl Vinson cũng vừa có chuyến thăm lịch sử đến Đà Nẵng.
Trước Tết, Tổng thống Donald Trump đã điện đàm với Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, tái khẳng định cam kết tăng cường mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ. Các hoạt động giao thiệp giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước ở mức cao chưa từng có.
"Việt Nam và Mỹ đã trải qua giai đoạn lịch sử sau chiến tranh gian khó, tạo lập quan hệ đối tác lâu dài, mạnh mẽ, có lợi cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Mỹ tin rằng khu vực này có tầm quan trọng sống còn, định hình tương lai của Mỹ trong thập kỷ tới' - Đại sứ Kritenbrink nói.
Nhà ngoại giao Mỹ khẳng định, như Tổng thống Donald Trump phát biểu trong chiến lược an ninh quốc gia và tại Hội nghị cấp cao APEC, Mỹ cam kết phấn đấu cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong đó các quốc gia tôn trọng chủ quyền, nguyên tắc pháp quyền và thúc đẩy thương mại công bằng. "Mối quan hệ đối tác Mỹ và Việt Nam là tuyệt đối quan trọng" - Đại sứ Kritenbrink nhấn mạnh.
Cũng tại buổi họp báo, Đại sứ Kritenbrink nhấn mạnh 5 ưu tiên hàng đầu trong mối quan hệ Việt-Mỹ, bao gồm an ninh, kinh tế thương mại, nhân quyền, giải quyết di sản chiến tranh và quan hệ giữa người dân hai nước. Đây tiếp tục là những ưu tiên hàng đầu, nhưng không thể hiện tất cả hoạt động hợp tác mà hai nước tiến hành, như trong các lĩnh vực y tế, môi trường, năng lượng...
Về an ninh, Đại sứ Kritenbrink cho biết, 2 nước sẽ tiếp tục hợp tác về những thách thức trên biển Đông, cùng nhau thực thi nghiêm túc các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Triều Tiên. Mỹ tiếp tục giúp phát triển năng lực của cảnh sát biển và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Việt Nam.
Về thương mại, hai bên thúc đẩy các hoạt động thương mại tự do, công bằng có đi có lại. Đại sứ cho biết, nhiều công ty hàng đầu của Mỹ đang đầu tư và tạo hàng nghìn việc làm tại Việt Nam. Thương mại song phương phát triển, Việt Nam là thị trường xuất khẩu phát triển nhanh nhất của Mỹ. Hai bên đang hợp tác để giảm thâm hụt thương mại song phương.
Nhân quyền là ưu tiên quan trọng của Mỹ. Bên cạnh đó, hai bên tiếp tục làm việc về vấn đề nhân đạo và di sản chiến tranh, đảm bảo tìm kiếm thông tin về người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Mỹ cũng đang giúp Việt Nam rà phá bom mìn chưa nổ, xử lý ô nhiễm dioxin ở Biên Hòa.
Quan hệ giữa nhân dân 2 nước phát triển mạnh mẽ. Hiện có hơn 30.000 học sinh, sinh viên Việt Nam đang theo học tại Mỹ và trên 1.000 sinh viên Mỹ tại Việt Nam.
"Tôi xin nhắc lại, quan hệ đối tác với Việt Nam là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất của Mỹ và Mỹ tiếp tục cam kết phấn đấu cho mối quan hệ này, cũng như cho an ninh, hòa bình tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương" - Đại sứ Kritenbrink nói.
Đại sứ Kritenbrink cũng chia sẻ, cá nhân ông và gia đình rất vui vì được ở Việt Nam. "Tại mọi nơi chúng tôi tới, mọi người đều thân thiện và chúng tôi được đón tiếp nồng hậu. Cả về công việc và cá nhân, tôi hạnh phúc được sống và làm việc tại Việt Nam" - Đại sứ Kritenbrink cho biết.
VÂN ANH
Theo Laodong
Bí ẩn 4 giờ tắt điện thoại của cha con cựu điệp viên Nga Điện thoại của hai cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal đã tắt trong 4 giờ đúng vào ngày họ bị phát hiện bất tỉnh ở thành phố Salisbury với nghi vấn bị đầu độc. Cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal (Ảnh: EPA) Điện thoại tắt bí ẩn Theo Sun, các thám tử lần theo dấu vết hành trình của...