Lợi ích nhóm ở Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình
Có dấu hiệu ghép phim, tráo phim để thu lợi riêng hàng trăm triệu đồng/tháng.
Thanh tra Sở Y tế TPHCM đang trình kế hoạch thanh tra BV Chấn thương Chỉnh hình lên giám đốc sở phê duyệt để làm rõ tố cáo liên quan đến “lợi ích nhóm” tại khoa Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA). Dự kiến trong tuần sẽ có quyết định thanh tra.
Theo tố cáo của bác sĩ VBL, khoa CĐHA, BV Chấn thương Chỉnh hình, các BS Hồ Văn Thạnh, Trưởng khoa CĐHA, ông Bùi Văn Hải, Phó khoa và kỹ thuật viên trưởng Bùi Bảo Vinh có hành vi tham ô tài sản. Theo đơn tố cáo, từ năm 2007 đến nay, nhóm ba người của khoa CĐHA đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền ghép phim, cắt phim, đổi phim, gian lận phim trong việc nhập và xuất phim cho bệnh nhân để hưởng lợi hàng tỉ đồng.
Cụ thể, nếu bệnh nhân được chỉ định chụp cột sống cổ bốn tư thế: thẳng, nghiêng và chếch 3/4 hai bên thì bệnh viện sẽ thu tiền bệnh nhân là chụp hai phim nhưng khi chụp thì kỹ thuật viên thực hiện ghép chụp hai hoặc bốn bộ phận cơ thể trên một phim, rồi cắt làm đôi thành “hai phim” mà bệnh nhân hoàn toàn không biết. “Chúng tôi thống kê ngẫu nhiên trong ba tháng cuối năm 2011, số phim dư là 3.620 tờ/tháng x 42.000 đồng/phim loại A, thì số lợi nhuận nhóm này hưởng là hơn 152 triệu đồng” – đơn tố cáo nêu.
Một tấm phim A (bên trái) được ghép và xén thành hai phim B (bên phải). Ảnh: Tùng Sơn
Còn đối với thủ thuật đổi, tráo phim, thường bệnh viện chụp hai loại phim A và B (phim B giá 23.000 đồng/phim). Khi bệnh nhân đóng tiền chụp phim A (trên 90% bệnh nhân chụp loại phim này) thì bị chụp phim B hoặc bệnh nhân được chỉ định chụp hai phim B thì chỉ lại chụp hai nửa phim A để hưởng chênh lệch là 19.000 đồng.
Mỗi tháng bệnh viện sử dụng từ 28.000 đến 30.000 tờ phim, trong đó số phim B thực sử dụng là ba phần, phim A là hai phần nhưng báo cáo bệnh viện thì ghi ngược lại là phim A sử dụng ba phần, phim B hai phần. Như vậy, số phim được hoán đổi mỗi tháng là từ 5.000 đến 6.000 tờ. Riêng phần đổi phim, nhóm này hưởng chênh lệch khoảng 90 triệu đồng/tháng (5.000 tờ x 19.000 đồng).
Theo tố cáo, việc giao nhận và cấp phim là do khoa Dược quản lý. Tuy nhiên, khoa Dược lại giao thẳng cho khoa CĐHA đặt và nhận hàng trực tiếp từ nhà cung cấp và khoa Dược chỉ việc ký tên xác nhận. Việc làm này đã tạo kẽ hở cho nhóm lợi ích gian lận trong việc nhập phim A và phim B.
Theo bác sĩ L., số tiền mà nhóm này hưởng lợi mỗi năm là gần 3 tỉ đồng, nếu tính từ năm 2007 đến nay thì số tiền họ hưởng lợi rất lớn và ông đã tố cáo đến Công an TP, Sở Y tế TP để làm rõ.
Video đang HOT
Có chứng cứ ghép phim
Thông báo của Công an TP.HCM gửi bác sĩ VBL nêu: Sau khi xác minh những nội dung tố cáo, nhận thấy có một số phim A được chụp ghép hai bộ phận và một số chứng từ bác sĩ chỉ định chụp phim B nhưng khi in ghép vào phim A. Để có cơ sở xác định có chụp ghép các bộ phận cơ thể bệnh nhân trong phim, đổi phim hay không cần phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật về phim ảnh của ngành y tế. Vì vậy, cơ quan điều tra chuyển đơn và tài liệu đến Thanh tra Sở Y tế để giải quyết theo thẩm quyền.
Trích băng ghi âm
. Trong quá trình chụp phim, có ghép hai phim A trên một phim A không?
Lúc trước thì có.
. Lúc trước là khi nào?
Lúc còn BS Nam (nguyên trưởng khoa). Thời gian đầu BS Nam rất tiết kiệm!
. Năm 2011 BS Nam không còn làm việc nữa.
Khoa không có chủ trương, yêu cầu. Phải hỏi mấy anh chụp (…). Có trường hợp người mẹ đóng tiền cho đứa con 10 tuổi chụp hai phim lớn, giá 120.000 đồng/phim. Chụp xong bác sĩ đọc không rõ nên lại cho đi chụp thêm hai phim nữa, người mẹ đi đóng tiền tiếp. Kết quả chụp lần hai bác sĩ vẫn nói đọc không được nên phải chụp lần thứ ba. Tôi rất bực và mở hồ sơ người mẹ đang cầm thì thấy chỉ có một tấm phim lớn và ba tờ phim nhỏ, trong khi thu tiền đến bốn tờ phim lớn.
(Cuộc làm việc giữa Ban Thanh tra bệnh viện với khoa CĐHA)
Theo Dantri
6 công ty dược "dính án" mua bán thuốc gây nghiện
Thanh tra Chính phủ chỉ rõ tên 6 công ty dược vi phạm trong việc mua bán nguyên liệu, sản xuất, bán thuốc thành phẩm có chất gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, trong kết luận thanh tra vừa được công bố.
"Nghi án" nhập lậu nguyên liệu sản xuất thuốc cảm để sản xuất ma túy từng làm dư luận nổi sóng.
Cụ thể, Thanh tra Chính phủ khẳng định, công ty CP dược phẩm Imexpharm đã bán hơn 4 triệu viên thuốc gây nghiện Nucofed không đúng đối tượng trong khoảng thời gian từ tháng 7/2010 đến hết tháng 8/2011. Ngoài ra, trong gần 3 năm (từ tháng 1/2008 đến hết tháng 10/2011), đơn vị này đã bán 7 loại thuốc có hoạt chất gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc sang Campuchia không có giấy phép của Bộ Y tế, không làm thủ tục Hải quan.
Công ty CP dược phẩm Tipharco, cũng trong khoảng thời gian gần 1 năm được thanh tra, đã bán hơn 400.000 viên thuốc hướng tâm thần Phenobarbital 100mg không đúng đối tượng.
Công ty TNHH Liên doanh Stada-Việt Nam trong năm 2011 đã bán 210 chai thuốc Partamol siro, 240 hộp Partamol-Codein (hộp 100 viên) sang Papua New Guinea không có giấy phép.
Thanh tra Chính phủ cũng điểm mặt Công ty CP xuất nhập khẩu y tế TPHCM bán và Công ty CP dược phẩm Minh Hải mua 500kg nguyên liệu tiền chất Psuedoephedrine khi chưa có giấy phép của Bộ Y tế.
Công ty CP dược phẩm Minh Hải cũng bị kết luận, trong nửa đầu năm 2011 đã bán hơn 500.000 viên thuốc hướng tâm thần Armicort không đúng đối tượng. Dược phẩm Minh Hải còn có dấu hiệu xuất khống hóa đơn bán hàng đối với hơn 5 triệu viên thuốc Artenfes cho công ty CP Vật tư ý tế dược 10 (huyện Bảo Thắng, Phố Lu, Lào Cai). Theo kết luận của sở Y tế Lào Cai, đơn vị này đã xác nhận không ký hợp đồng giao dịch mua, bán bất cứ thuốc nào của Cty CP dược phẩm Minh Hải.
Công ty CP dược phẩm Hà Tây bán gần 1,5 triệu viên thuốc Gardenal không đúng đối tượng.
Như vậy, "nghi án" cấu kết buôn lậu thuốc, tiền chất gây nghiện của nhiều công ty dược phẩm phía Nam làm dư luận hoang mang nhiều năm qua đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ những đúng/sai, mức độ vi phạm.
Kết luận về một số nội dung đơn thư phản ánh, Phó Tổng thanh tra Trần Đức Lượng nêu rõ, việc nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang vay 2 tỷ đồng của Cty BV Pharma, thanh tra đã chuyển các tài liệu xác minh liên quan đến UB Kiểm tra TƯ là cơ quan đang xem xét giải quyết đơn tố cáo đối với ông Quang. Sau khi xem xét, UB Kiểm tra TƯ đã đề nghị kỷ luật hình thức cảnh cáo với ông này.
Còn nội dung đơn 7 doanh nghiệp "tố" Cục trưởng Cục Quản lý dược Trương Quốc Cường móc ngoặc với nhiều doanh nghiệp dược khác để duyệt đơn hàng nhập khẩu tiền chất gây nghiện về nước với số lượng lớn, xây dựng nhiều công ty dược phẩm "sân sau" trong Nam ngoài Bắc để vụ lợi... Thanh tra Chính phủ xác định 7/16 nội dung phản ánh không có cơ sở, 9/16 nội dung phản ánh không đúng sự thật và kiến nghị Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định đối với 7 doanhh nghiệp này.
Mở rộng ra những vấn đề bao quát của ngành dược, trong đợt thanh tra trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Y tế , Thanh tra Chính phủ đã tập trung vào 3 nội dung lớn gồm: Cấp, thu hồi số đăng ký thuốc, giấy phép nhập khẩu thuốc, các loại giấy chứng nhận về thuốc; Cấp thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược có vốn nước ngoài, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, việc thanh, kiểm tra sau cấp phép. Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ nhiều tồn tại trong công tác quản lý.
Cụ thể, thời gian xử lý hồ sơ thực tế của cơ quan quản lý dược chậm so với thời gian quan định. Thời gian xe, xét cấp giấy phép đăng ký hoạt động về nghề thuốc tại Việt Nam cho các doanh nghiệp nước ngoài lâu hơn so với quy định... Các công ty dược áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu. Kiến thức chuyên sâu về các công nghệ bào chế, sản xuất thuốc, xử lý nước, môi trường sản xuất... chưa được thường xuyên.
Những vấn đề này, trách nhiệm được xác định thuộc Bộ Y tế. Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Y tế rà soát những tồn tại, bất cập này để điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực dược, tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất về dược tại Việt Nam.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Y tế xem xét xử lý vi phạm đối với 7 doanh nghiệp gồm: Công ty CP dược TƯ Mediplantex (không vì vi phạm mua bán thuốc gây nghiện, hướng thần kinh, tiền chất), công ty TNHH Liên doanh Stada-VN, Công ty CP dược Imexpharm, Công ty Cổ phần dược phẩm Tiền Giang, Công ty CP dược phẩm Minh Hải, Công ty CP xuất nhập khẩu y tế TPHCM, công ty CP dược phẩm OPV và công ty CP dược phẩm Hà Tây.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến, cơ bản đồng ý các nội dung Thanh tra Chính phủ kết luận.
Theo Dantri
Bé gái sống chung với vết thương lúc nhúc giòi gần 3 năm Vết thương hoại tử lâu ngày, lại không có điều kiện chữa trị, chỉ đắp thuốc nam khiến vết hoại tử ngày càng ăn sâu. Vết thương không chỉ hoại tử, mưng mủ mà còn rất nhiều giòi sinh sống trong vết thương đó. Vết thương hoại tử, mưng mủ và xuất hiện giòi. Bác sĩ Phan Bá Hải, Khoa Chấn thương Chỉnh...