Lợi ích nhóm khiến nước Mỹ ‘bất lực’ trong kiểm soát súng đạn
Vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ tại thành phố Las Vegas tối ngày 1/10 đã làm nước Mỹ “dậy sóng” liên quan tới luật sở hữu súng đạn. Và như vậy vấn để sở hữu súng đạn một lần nữa tiếp tục trở thành vòng luẩn quẩn trong lòng nước Mỹ.
Ảnh: CBC
Rào cản pháp lý
Ngay từ những ngày đầu lập quốc, Hiến pháp nước Mỹ đã cho phép người dân có quyền được sở hữu súng đạn. Hơn nữa, trong lần sửa đổi Hiến pháp lần thứ hai vào năm 1791, Hiến pháp Mỹ còn nhấn mạnh thêm người dân được bảo vệ khi sở hữu súng đạn và mang theo vũ khí. Điều này vô hình chung đã gây ra rào cản lớn nhất về mặt pháp lý cho việc thắt chặt các quy định về kiểm soát súng đạn sau này.
Đặc biệt, ở cấp độ Liên bang, sự quan tâm chú ý tới các quy định về sử dụng súng đạn hầu như không dẫn tới hành động nào trong nhiều thập kỷ qua của Quốc hội Mỹ. Bởi nếu dự luật kiểm soát súng đạn được thông qua tại Hạ viện thì khi lên Thượng viện lại bị bác bỏ và ngược lại.
Tại Hạ viện Mỹ, các thống kê cho thấy, hầu hết các nỗ lực gần đây để thông qua các luật Liên bang mới nhằm kiểm soát súng đạn đã bị dập tắt trước khi được bắt đầu, đặc biệt bị ngăn chặn tại Hạ viện, vốn nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng hòa kể từ năm 2011.
Vào tháng 6/2016, một nhóm chính khách đảng Dân chủ đã tổ chức cuộc biểu tình ngồi tại Hạ viện để phản đối quyết định không tổ chức bỏ phiếu về hai dự luật kiểm soát súng đạn của giới lãnh đạo Hạ viện.
Một cuộc thăm dò ý kiến do CNN tiến hành trong tháng 6/2016 sau vụ xả súng tại câu lạc bộ Pulse ở Orlando cho kết quả 68% thành viên đảng Cộng hòa được hỏi phản đối thắt chặt lệnh kiểm soát súng đạn.
Video đang HOT
Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, trong năm 2000, 38% người ủng hộ đảng Cộng hòa và 20% người theo đảng Dân chủ cho rằng việc bảo vệ quyền sử dụng súng đạn quan trọng hơn kiểm soát sở hữu súng đạn.
Trong khi đó, tại Thượng viện Mỹ, tình hình cũng không khả quan hơn. Nếu dự luật kiểm soát súng đạn được thông qua tại Hạ viện, thì nó vẫn đối mặt với thách thức tại Thượng viện, nơi sự chia rẽ giữa thành thị và nông thôn cũng có ảnh hưởng ở cấp độ Tiểu bang.
Các bang chịu sự chi phối của các cử tri thành thị, như New York, Massachusetts hay California bị áp đảo bởi các bang nông thôn phía Nam với làn sóng ủng hộ sở hữu súng đạn.
Các thủ tục trong Thượng viện cũng có thể dập tắt các nỗ lực nhằm ban hành một quy định kiểm soát súng đạn nghiêm ngặt hơn. Do tồn tại thủ tục “quyền được tranh luận không giới hạn trong nghị trường”, nên hầu hết các quy định cần tới 60/100 phiếu ủng hộ tại Thượng Viện để được thông qua, thay vì đa số 51 phiếu.
Ngoài ra, quy định về sử dung súng đạn tại Mỹ còn vấp phải một rào cán pháp lý khác đó là hệ thống tòa án Mỹ. Trong những năm gần đây, Tòa án Tối cao đã 2 lần khẳng định rằng quyền sở hữu vũ khí cá nhân như súng ngắn được ghi trong Hiến pháp Mỹ.
Sự chi phối của nhóm lợi ích
Lợi ích nhóm được cho là một trong những rào cản lớn trong việc thắt chặt các quy định về sử dụng súng đạn tại Mỹ. Trong đó, Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ (NRA) là một trong các nhóm lợi ích có ảnh hưởng nhất trên chính trường Mỹ – không chỉ bởi số tiền mà họ sử dụng để vận động các chính khách mà còn bởi sự tham gia của 5 triệu thành viên.
NRA phản đối hầu hết các đề xuất tăng cường quy định kiểm soát súng và đứng sau các nỗ lực ở cấp độ Liên bang và Tiểu bang nhằm giảm bớt các hạn chế trong việc sở hữu súng đạn.
Tổng ngân sách hàng năm của NRA là khoảng 250 triệu USD, được phân bổ cho các chương trình giáo dục, súng đạn, chương trình hội viên, học bổng, vận động các nhà lập pháp và các nỗ lực liên quan. Tuy nhiên, hơn cả các con số đơn thuần đó, NRA đã nổi danh tại Washington như là một thế lực chính trị có thể “tạo dựng” và cũng có thể “hạ bệ” các chính khách quyền lực nhất.
Đặc biệt, vừa qua NRA thể hiện sự quyền uy của mình bằng cách lên án “sự cuồng loạn, tin tức giả và hành động gây hoang mang” của những người ủng hộ kiểm soát súng đạn đang “tuyệt vọng tìm cách cản trở” đạo luật SHARE-một đạo luật giúp những công dân đang sở hữu vũ khí dễ dàng mua ống giảm thanh hơn.
Ngoài ra, các nhóm ủng hộ kiểm soát súng đạn, được hậu thuẫn bởi các nhà bảo trợ giàu có như cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg, đã trở nên có tổ chức hơn trong những năm gần đây, với nỗ lực sánh ngang với sức mạnh chính trị của NRA.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, chừng nào các nhóm ủng hộ việc sử dụng súng đạn còn can thiệp vào bầu cử và ngành lập pháp, thì họ vẫn là “bá chủ” trong “thị trường” súng đạn của nước Mỹ.
Sau khi xảy ra vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ tại thành phố Las Vegas, Nhà Trắng và Tổng thống Trump chưa cho thấy có dấu hiệu tích cực nào về việc thắt chặt quy định kiểm soát súng đạn. Đặc biệt trong chuyến thăm tới Las Vegas hôm 3/10, ông Trump đã không đả động gì tới vấn đề kiểm soát súng đạn. Trước đó, ngày 2/10, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders cũng cho biết hiện tại “vẫn chưa phải lúc” để khơi lại cuộc tranh luận về kiểm soát súng đạn tại Mỹ.
Như vậy có thể thấy rằng, những khác biệt trong việc quyết tâm theo đuổi mục tiêu của các cá nhận và đảng phải khác nhau trong nước Mỹ là những rào cản về mặt pháp lý và lợi ích đối với các đạo luật kiểm soát súng đạn của Mỹ.
Theo Đức Thức
Tiền phong
Người tình kẻ xả súng Las Vegas ngồi xe lăn về Mỹ để giải oan
Marilou Danley, người tình gốc Á của Stephen Paddock, hung thủ xả súng ở Las Vegas đã ngồi xe lăn trở về Mỹ từ Philippines nhằm giúp các nhà điều tra làm sáng tỏ vụ thảm kịch kinh hoàng làm 59 người chết.
Bạn gái kẻ xả súng Las Vegas Marilou Danley ngồi xe lăn trở về Mỹ để giải oan cho mình.
Bà Danley, 62 tuổi đã rời Manila trên một chiếc máy bay chở khách của hãng Philippines Airlines để trở về Mỹ tối 3.10. Bà không bị tạm giam và được tự do đi lại, truyền thông Mỹ cho biết. Danley tới Los Angeles và được nhân viên Cục Điều tra Liên bang (FBI) đón. Danley là bạn gái của Stephen Paddock, kẻ gây ra vụ xả súng ở Las Vegas, Nevada, đêm 1.10 làm 59 người chết. Bà được xác định là ở Philippines cùng ngày xảy ra thảm kịch kinh hoàng.
Theo NBC News, xuất hiện tại sân bay Los Angeles, bà Danley đội mũ và mặc áo màu xanh da trời nhạt, ngồi trên xe lăn và đẩy vali hành lý màu đen phía trước. Hiện chưa rõ lý do bà phải ngồi xe lăn. Một cảnh sát tiết lộ Danley, người sinh ra ở Philippines và mang hộ chiếu Australia đã tự nguyện về Mỹ nhằm "giải oan" cho chính mình về việc bà không liên quan đến vụ xả súng.
Sự xuất hiện của bà Danley diễn ra trong bối cảnh, các nhà điều tra Mỹ vừa phát hiện nghi phạm Paddock đã chuyển 100.000 USD tới Philippines vài ngày trước khi thực hiện vụ xả súng. Reuters dẫn lời một quan chức an ninh nội địa Mỹ cho biết họ đang nghi ngờ số tiền trên có thể được dùng để mua bảo hiểm cho bà Danley.
Bà Danley được cho là không có mặt tại Mỹ khi Paddock xả súng giết hại 59 người và làm hơn 500 người khác bị thương.
Các nhà điều tra FBI muốn thẩm vấn bạn gái của Paddock nhằm xác nhận liệu hắn có ép bà rời Mỹ trước khi thực hiện vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước này hay không.
Đêm 1.10, Paddock đập cửa sổ tại phòng khách sạn Mandalay Bay ở tầng 32 rồi bắn liên tiếp xuống đám đông 22.000 người tham dự lễ hội âm nhạc phía dưới, gây ra vụ xả súng tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Khi một đội SWAT xông vào căn phòng, Paddock được phát hiện đã tự sát.
Nhà chức trách Mỹ tối 3.10 thông báo đã tịch thu 47 khẩu súng từ ba địa điểm, trong đó có 23 khẩu tại phòng khách sạn, 19 khẩu tại nhà của Paddock ở Mesquite, Nevada.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên án vụ tấn công và gọi Paddock là một "kẻ bệnh hoạn". Ông dự kiến đến thăm Las Vegas trong hôm nay.
Theo Danviet
Xả súng Las Vegas: Tin mới nhất từ Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ Ngay sau khi nhận được thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco tiến hành xác định quốc tịch Việt Nam của nạn nhân và thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân phù hợp. Michelle Võ. Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa...