Lợi ích hợp pháp của các nước ở Biển Đông bị Trung Quốc phớt lờ

Theo dõi VGT trên

Đối với những nước nhỏ thì công cụ tốt nhất để bảo vệ chủ quyền và yêu sách của họ chính là luật pháp quốc tế nhưng Trung Quốc phớt lờ điều đó.

Ngày 3/7, tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8) được các tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc, các tàu dân quân biển đã ngang nhiên vào thăm dò trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Nhóm tàu này sau đó rời đi hôm 7/8 nhưng đã quay trở lại tiếp tục có các hành vi sai trái, ngang ngược trong vùng biển của Việt Nam từ ngày 13/8 cho đến nay.

Lợi ích hợp pháp của các nước ở Biển Đông bị Trung Quốc phớt lờ - Hình 1

Tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8). (Ảnh: Weibo).

Trong bối cảnh ấy, các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật của Việt Nam.

Trung Quốc gia tăng “quấy nhiễu” láng giềng

Những gì xảy ra gần Bãi Tư Chính – khu vực nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thời gian qua được cho là sự vụ tiêu biểu nhất cho căng thẳng những năm gần đây ở Biển Đông và là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tiếp tục không tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) trong khi vẫn tìm cách hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ ở vùng biển này.

Hội luật gia Dân chủ Quốc tế (IADL) cho rằng, các hành động khiêu khích của Trung Quốc gần Bãi Tư Chính đã ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực. IADL yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng chấm dứt các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, ngừng các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, làm gia tăng căng thẳng giữa các bên liên quan và tập trung vào việc xây dựng lòng tin để duy trì an ninh, hòa bình và ổn định.

Bên cạnh Việt Nam, có nhiều thông tin cho thấy Malaysia và Philippines cũng đang bị các tàu Trung Quốc quấy nhiễu. Lâu nay, giới phân tích đã chỉ ra một trong những ý đồ của Trung Quốc là muốn cưỡng ép các bên khác đồng ý thỏa thuận song phương chấp nhận khai thác chung tại cả những vùng không tranh chấp nhưng bị Bắc Kinh tự ý đưa vào yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của họ.

Trong khoảng thời gian từ ngày 10-27/5/2019, tàu hải cảnh Haijing 35111 của Trung Quốc đã tiến hành tuần tra xung quanh cụm bãi cạn Luconia ở Biển Đông, nơi có lô dầu khí SK 308 mà công ty Sarawak Shell có trụ ở ở Kuala Lumpur, Malaysia đã được cấp phép thăm dò. Malaysia khẳng định cụm bãi cạn Luconia nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và từ năm 2013 thường xuyên duy trì sự hiện diện quanh bãi cạn này.

Đối với trường hợp của Philippines, dữ liệu theo dõi hàng hải do chuyên gia Ryan Martinson, giáo sư Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, công bố hồi đầu tháng 8/2019 cho thấy hai tàu khảo sát Trung Quốc là Dong Fang 3 và Zhang Jian xuất hiện ở khu vực chỉ cách bờ biển phía đông Philippines khoảng 80 hải lý. Ngoài tàu khảo sát, các tàu chiến Trung Quốc cũng nhiều lần âm thầm đi qua eo biển Sibutu thuộc lãnh hải Philippines mà không thông báo trước. Các tàu chiến Trung Quốc được cho là tắt hệ thống nhận dạng tự động để tránh bị Manila phát hiện.

Trung Quốc đặt ra thách thức cho cả khu vực

Trong khi cộng đồng quốc tế mong mỏi ASEAN và Trung Quốc có thể nhanh chóng đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có hiệu lực, thực chất và ràng buộc về mặt pháp lý thông qua các cuộc đàm phán một cách minh bạch, thì Trung Quốc có ý đồ muốn đòi hỏi COC phải bao gồm các nội dung: các điều khoản trong UNCLOS sẽ không áp dụng đối với văn kiện này; tất cả cuộc tập trận với các nước ngoài khu vực chỉ được tổ chức với sự đồng ý của tất cả bên liên quan trong COC; không hoạt động liên quan đến khai thác tài nguyên nào được thực hiện với các nước ngoài khu vực.

Theo đánh giá của giới quan sát, Trung Quốc đang muốn ép buộc Malaysia, Philippines, Việt Nam và các bên có quyền lợi và yêu sách khác ở Biển Đông chỉ liên doanh với các công ty dầu khí của Trung Quốc. Cách hành xử này rõ ràng là không công bằng, và dĩ nhiên, ASEAN không thể nào chấp nhận các yêu cầu đó, bởi như thế sẽ gần như vô hiệu hóa hoàn toàn phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế năm 2016 và hạn chế sự hiện diện của các đối tác đối trọng như Mỹ và châu Âu.

Trong khi không ngừng cản phá hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên phù hợp với luật pháp quốc tế của các quốc gia trong khu vực, Trung Quốc cũng không từ bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của họ ở Biển Đông bằng cách gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực, ở các tiền đồn trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bất chấp luật pháp quốc tế để bồi đắp ở Biển Đông.

Đối với những nước nhỏ thì công cụ tốt nhất để bảo vệ chủ quyền và yêu sách của họ chính luật pháp quốc tế nhưng thực tế cho thấy, Trung Quốc đã phớt lờ điều đó, bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế.

Nhìn chung, cả Malaysia, Philippines hay Việt Nam đều không xa lạ gì với mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông để hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý. Tuy nhiên, vụ việc mới nhất gần Bãi Tư Chính vẫn là một lời nhắc nhở với cả thế giới về tham vọng của Trung Quốc khi sẵn sàng bỏ qua luật pháp quốc tế để mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Tất cả những điều này sẽ dẫn đến hậu quả là làm suy yếu an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế hòa bình trong khu vực./.

(Tổng hợp)

Video đang HOT

Theo HÙNG CƯỜNG/VOV.VN

'Không chấp nhận TQ dùng đường lưỡi bò để xâm phạm vùng biển VN'

Tàu khảo sát Hải Dương 8 và các tàu hộ tống Trung Quốc đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của VN từ hôm 13/8, tiếp tục các hành vi gây hấn "dựa trên sức mạnh".

Trong tuyên bố ngày 16/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: "Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982".

'Không chấp nhận TQ dùng đường lưỡi bò để xâm phạm vùng biển VN' - Hình 1

Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh. Ảnh: Việt Linh.

Việt Nam "đã giao thiệp với Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tái diễn vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam", bà Hằng cho biết.

Trao đổi với Zing.vn về diễn biến này, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh nhận định Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển các nước không chỉ lần này, mà từ nhiều năm qua, trong "mưu đồ kiểm soát Biển Đông" và ngăn cản các nước "khai thác và sử dụng tài nguyên trên những vùng biển hợp pháp" của mình.

Cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ cũng nói nếu không ngăn chặn, đây sẽ là tiền lệ nguy hiểm trong khu vực và Việt Nam cần "chuẩn bị mọi phương án", bao gồm "đưa ra công lý quốc tế" trước hành vi vi phạm công ước luật biển của Trung Quốc.

'Không chấp nhận TQ dùng đường lưỡi bò để xâm phạm vùng biển VN' - Hình 2

Tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc. Ông Phạm Quang Vinh nói Trung Quốc đang sử dụng đường lưỡi bò đã bị quốc tế phản bác là phi lý để xâm phạm vùng biển Việt Nam. Ảnh: Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc.

Trung Quốc tái diễn vi phạm: Tiền lệ nguy hiểm ở khu vực

- Tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng các tàu hộ tống đã quay lại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 13/8. Ông nhận xét gì về diễn biến này?

- Đây là việc rất nghiêm trọng khi Trung Quốc tái diễn xâm phạm các vùng nước, vùng biển của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Trung Quốc vẫn nói là muốn phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác với khu vực nhưng chính việc làm này của Trung Quốc đã làm xói mòn lòng tin ở khu vực. Không thể chấp nhận việc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, ỷ vào sức mạnh, sử dụng đường lưỡi bò đã bị quốc tế phản bác là phi lý để xâm phạm vùng biển hợp pháp của các nước.

Việc Trung Quốc tái diễn vi phạm luật pháp quốc tế và UNCLOS hiện nay, nếu không ngăn chặn, sẽ là tiền lệ nguy hiểm ở khu vực và với các nước. Điều này làm xói mòn lòng tin và nỗ lực của khu vực mong muốn hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, điều có lợi cho tất cả các nước, trong đó có chính bản thân Trung Quốc. Càng là nước lớn, càng phải có trách nhiệm trong việc đóng góp vào hòa bình, ổn định, thực hiện luật pháp quốc tế và công ước luật biển.

- Các nhà quan sát cho biết sau khi rời khu vực vào ngày 7/8, tàu Hải Dương 8 có thể đã đi đến tiếp nhiên liệu tại khu vực Đá Chữ Thập, đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái pháp luật thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các đảo nhân tạo này đã bắt đầu được Trung Quốc tận dụng, phục vụ cho các hành vi hung hăng trên Biển Đông?

- Trung Quốc tôn tạo các đảo đá ở Biển Đông nhằm thực hiện mưu đồ kiểm soát Biển Đông. ASEAN và các nước đã phản đối, bác bỏ việc làm này của Trung Quốc, coi đây là hành động bất hợp pháp. Nay họ lại dùng làm căn cứ để xâm phạm vùng biển hợp pháp của các nước khác thì lại càng không thể chấp nhận.

Lúc này, hơn bao giờ hết, quốc tế và khu vực càng cần lên tiếng phản đối các hành vi vi phạm của Trung Quốc, trong đó có việc tôn tạo trái phép, quân sự hóa ở các đảo đá, bãi tạm ở Biển Đông.

- Điều tàu thăm dò địa chất xuống khu vực nam Biển Đông, liệu Trung Quốc có ý đồ muốn Việt Nam từ bỏ ý định khai thác dầu khí ngay trên vùng đặc quyền kinh tế của mình và khiến các công ty nước ngoài e sợ khi hợp tác với VN?

- Trước hết, cần phản đối việc Trung Quốc xâm phạm vùng biển hợp pháp của Việt Nam. Đây là sự vi phạm luật pháp quốc tế, công ước luật biển. Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển các nước không chỉ lần này mà từ nhiều năm qua.

Quốc tế cần cảnh giác và phản đối việc Trung Quốc mưu toan áp đặt đường lưỡi bò, biến vùng biển của các nước thành vùng tranh chấp để xâm phạm và tìm cách kiểm soát khu vực Biển Đông. Điều này không có lợi cho hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn trong khu vực. Thế giới cần phải phản bác điều đó.

Thứ hai, bằng việc lấn tới như vậy, Trung Quốc mưu toan cản phá các nước thực thi các quyền hợp pháp của mình, trong đó có việc khai thác và sử dụng tài nguyên trên những vùng biển hợp pháp theo luật pháp quốc tế và UNCLOS.

Cần nhấn mạnh, Trung Quốc không chỉ làm vậy với Việt Nam, mà còn với nhiều nước trong khu vực. Việc này là không thể chấp nhận và là tiền lệ nguy hiểm, cần phải bị phản bác.

'Không chấp nhận TQ dùng đường lưỡi bò để xâm phạm vùng biển VN' - Hình 3

Tàu hải cảnh 3901 của Trung Quốc tham gia hộ tống tàu Hải dương Địa chất 8. Ông Phạm Quang Vinh nói Trung Quốc đang dùng các đảo nhân tạo, xây dựng trái pháp luật làm căn cứ hậu cần để xâm phạm vùng biển hợp pháp của các nước. Ảnh: SCMP.

Việt Nam chuẩn bị "mọi phương án", bao gồm "đưa ra công lý quốc tế"

- Việt Nam có nên cân nhắc biện pháp pháp lý trước các hành động vi phạm luật pháp quốc tế và công ước luật biển của Trung Quốc?

- Chúng ta muốn hoà bình, hoà hiếu, song kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo. Chúng ta luôn dựa trên luật pháp quốc tế, công ước luật biển để nói với quốc tế và khu vực chính nghĩa của mình và yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ.

Thời gian qua, chúng ta đã luôn căn cứ vào những quy định của luật pháp quốc tế để đấu tranh với Trung Quốc, để kêu gọi cộng đồng quốc tế.

Chúng ta cũng luôn kiên trì đối thoại với Trung Quốc, yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế. Chúng ta cũng kêu gọi công luận chú trọng và đề cao việc các nước, nhất là Trung Quốc, phải tuân thủ luật pháp quốc tế, công ước luật biển. Đây là điều rất quan trọng.

Nhưng tôi tin rằng, chúng ta đã và sẽ chuẩn bị mọi phương án phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả việc sử dụng các biện pháp đưa ra công lý quốc tế để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển của mình theo đúng luật pháp quốc tế và công ước luật biển.

Không bao giờ có thể chấp nhận Trung Quốc biến vùng biển hợp pháp của ta thành vùng tranh chấp. Chúng ta không loại trừ và cần áp dụng mọi biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền biển đảo chính đáng của mình.

- Phán quyết tháng 7/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế (PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, đã bác bỏ các yêu sách chủ quyền bằng đường 9 đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông. Phán quyết này có thể áp dụng khi Trung Quốc đưa tàu vào xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế ở Việt Nam?

- Phán quyết của Tòa án PCA năm 2016 là thể theo quy định của UNCLOS và để thống nhất cách diễn giải và áp dụng công ước này ở Biển Đông.

Phán quyết của Toà do vậy hoàn toàn có giá trị pháp lý và là một bộ phận của luật pháp quốc tế. Từ nay, bất kỳ việc xử lý tranh chấp nào cũng sẽ có thể viện dẫn phán quyết để xử lý và diễn giải công ước.

Phán quyết của Tòa trọng tài rất quan trọng. Trước hết, Toà đã phản bác Trung Quốc dùng căn cứ lịch sử và đòi hỏi chủ quyền theo đường lưỡi bò, và theo đó, bác bỏ việc Trung Quốc dùng đường lưỡi bò để can thiệp vào vùng biển hợp pháp của các nước.

Phán quyết đã là một bộ phận của luật pháp quốc tế. Vì vậy, Việt Nam và quốc tế cần nhấn mạnh giá trị pháp lý của phán quyết. Cộng đồng quốc tế, càng nhiều nước trong và ngoài khu vực lên tiếng, ủng hộ thì hiệu lực, hiệu quả của phán quyết sẽ càng có giá trị, dù Trung Quốc có muốn hay không, hoặc tìm cách chống lại phán quyết.

'Không chấp nhận TQ dùng đường lưỡi bò để xâm phạm vùng biển VN' - Hình 4

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN-74) của Mỹ trong một lần hoạt động trên Biển Đông hồi đầu năm 2019. Ông Phạm Quang Vinh nói quốc tế phải phản bác và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi vi phạm. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Trung Quốc mưu toan "biến vùng biển hợp pháp thành vùng tranh chấp"

- Việt Nam cần phải làm gì trước các hoạt động trên của Trung Quốc?

- Bãi Tư Chính nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn là vùng nước hợp pháp của Việt Nam theo công ước luật biển, không dính gì đến những vùng tranh chấp ở Trường Sa.

Đây là điều chúng ta cần làm rõ, không thể chấp nhận và phải kiên quyết bác bỏ các lập luận mập mờ của Trung Quốc, với mưu toan biến vùng biển hợp pháp của ta thành vùng tranh chấp, để xâm lấn.

Việt Nam đã luôn thể hiện lập trường hoà bình và chính nghĩa trên cơ sở luật pháp quốc tế, kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình, bao gồm các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa theo đúng luật pháp quốc tế và công ước luật biển.

Đồng thời, chúng ta cần tiếp tục đề cao "công pháp, công luận và công khai", cũng như duy trì sự hiện diện và thực thi pháp luật của các lực lượng chức năng, chấp pháp của Việt Nam tại các vùng biển của chúng ta. Chúng ta không chấp nhận bất cứ ai xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển hợp pháp của mình.

Việt Nam chủ trương hòa bình, hòa hiếu, thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, nhưng chúng ta cũng nói rõ không chấp nhận việc Trung Quốc xâm phạm và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các vùng biển hợp pháp của Việt Nam như luật pháp quốc tế quy định.

Việt Nam cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế và khu vực phải lên tiếng đòi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và công ước luật biển. Lập trường của Việt Nam trước sau như một: vừa theo đuổi hòa bình, hòa hiếu, nhưng vẫn dựa vào luật pháp quốc tế, kêu gọi công luận ủng hộ, đồng thời tiếp tục sự hiện diện các lực lượng thực thi pháp luật của mình trên biển để đảm bảo chủ quyền, cũng như đóng góp vào hòa bình và ổn định khu vực.

- Trách nhiệm của khu vực và quốc tế như thế nào trước các hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc?

- Hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển đông là lợi ích chung của quốc tế, khu vực và các nước. Do vậy, cộng đồng quốc tế, các nước trong và ngoài khu vực cần và có trách nhiệm đóng góp vào duy trì trật tự, luật pháp quốc tế ở khu vực này.

Việc Trung Quốc hay một vài nước nói các nước ngoài khu vực không được có tiếng nói hay đóng góp vào hòa bình, an ninh và hợp tác ở khu vực là không đúng. Trong các khuôn khổ hợp tác của mình, ASEAN cũng đã luôn đề cao sự hợp tác và đóng góp của các nước về việc này.

Quốc tế và khu vực cần phải phản bác và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi vi phạm hiện nay, bảo đảm tôn trọng luật pháp quốc tế. Nếu không ngăn chặn, các hành động xâm phạm của Trung Quốc sẽ là tiền lệ nguy hiểm đối với các nước, với khu vực và quốc tế, với các nỗ lực về hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển trong khu vực.

Mọi quốc gia, dù lớn hay bé, đều phải có trách nhiệm tôn trọng luật pháp quốc tế, đóng góp vào hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực, bao gồm bảo đảm hoà bình, an ninh, an toàn hàng hải và duy trì trật tự, an ninh trên biển ở Biển Đông.

Tự do hàng hải, tự do hàng không ở trên biển, bao gồm ở khu vực Biển Đông, là quyền và quyền lợi của các nước theo công ước luật biển. Theo đó, các nước, trong và ngoài khu vực, đều có trách nhiệm, đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khi vực này.

- Xin chân thành cảm ơn ông!

Theo Zing.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyến đi định mệnh của 179 nạn nhân trong thảm kịch máy bay Hàn QuốcChuyến đi định mệnh của 179 nạn nhân trong thảm kịch máy bay Hàn Quốc
hôm qua
Tranh cãi về bức tường bê tông trong thảm kịch máy bay ở Hàn QuốcTranh cãi về bức tường bê tông trong thảm kịch máy bay ở Hàn Quốc
2 ngày trước
Bí ẩn chưa lời giải xung quanh tai nạn máy bay thảm khốc ở Hàn QuốcBí ẩn chưa lời giải xung quanh tai nạn máy bay thảm khốc ở Hàn Quốc
2 ngày trước
Vụ tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Chính phủ chỉ thị hỗ trợ tối đa gia đình các nạn nhânVụ tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Chính phủ chỉ thị hỗ trợ tối đa gia đình các nạn nhân
15 giờ trước
Châu Âu phản ứng trái chiều khi ngừng chuyển khí đốt từ Nga qua UkraineChâu Âu phản ứng trái chiều khi ngừng chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraine
10 giờ trước
Trúng số 35 tỷ đồng, suốt 5 năm người đàn ông dốc sạch tài sản đi đòi tiềnTrúng số 35 tỷ đồng, suốt 5 năm người đàn ông dốc sạch tài sản đi đòi tiền
hôm qua
Châu Âu đối mặt với hàng loạt thách thức lớn trong năm 2025Châu Âu đối mặt với hàng loạt thách thức lớn trong năm 2025
10 giờ trước
Quan hệ giữa Ukraine và Slovakia leo thang căng thẳng vì khí đốt NgaQuan hệ giữa Ukraine và Slovakia leo thang căng thẳng vì khí đốt Nga
23 giờ trước

Tin đang nóng

Phẫn nộ lời đáp trả của công ty quản lý sau khi bị Triệu Lộ Tư tố đánh đập, bóc lột đến trầm cảmPhẫn nộ lời đáp trả của công ty quản lý sau khi bị Triệu Lộ Tư tố đánh đập, bóc lột đến trầm cảm
9 giờ trước
Mỹ nhân đẹp nhất Đêm hội giao thừa 2025: Nhan sắc trời sinh để làm đại minh tinh, giúp nhà đài phá kỷ lục ratingMỹ nhân đẹp nhất Đêm hội giao thừa 2025: Nhan sắc trời sinh để làm đại minh tinh, giúp nhà đài phá kỷ lục rating
8 giờ trước
Đập Tam Hiệp có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kgĐập Tam Hiệp có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kg
6 giờ trước
Màn ảnh Hoa ngữ có nàng "công chúa" đi lạc vào nhân gian: Nhan sắc phong thần gây sốt MXHMàn ảnh Hoa ngữ có nàng "công chúa" đi lạc vào nhân gian: Nhan sắc phong thần gây sốt MXH
7 giờ trước
Không cần Dispatch khui, cặp sao Hàn hot nhất hiện tại "lén lút" tỏ tình ngay tại sự kiện lớn?Không cần Dispatch khui, cặp sao Hàn hot nhất hiện tại "lén lút" tỏ tình ngay tại sự kiện lớn?
7 giờ trước
Thanh Hương, Duy Hưng thắng ngoạn mục Diễn viên ấn tượng ở VTV AwardsThanh Hương, Duy Hưng thắng ngoạn mục Diễn viên ấn tượng ở VTV Awards
8 giờ trước
Brad Pitt dứt điểm chuyện ly hôn Angelina Jolie để chuẩn bị cưới tình trẻ?Brad Pitt dứt điểm chuyện ly hôn Angelina Jolie để chuẩn bị cưới tình trẻ?
9 giờ trước
Chi Pu quá đỉnh: Làm điều chưa ngôi sao Vbiz nào làm được!Chi Pu quá đỉnh: Làm điều chưa ngôi sao Vbiz nào làm được!
8 giờ trước

Tin mới nhất

Thủ tướng Anh Keir Starmer quyết tâm mở ra giai đoạn mới cho đất nước

Thủ tướng Anh Keir Starmer quyết tâm mở ra giai đoạn mới cho đất nước

1 giờ trước
Trong thông điệp Năm mới được ghi hình trước, Thủ tướng Starmer nêu rõ 2025 sẽ là năm tái thiết, đồng thời so sánh những nỗ lực như vậy của Công đảng giống như nỗ lực tái thiết đất nước sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
FBI đính chính thông tin liên quan vụ đâm xe tại New Orleans, Mỹ

FBI đính chính thông tin liên quan vụ đâm xe tại New Orleans, Mỹ

1 giờ trước
Vụ việc xảy ra lúc 3h15 theo giờ địa phương, gần cuối lễ đón giao thừa ở New Orleans và vài giờ trước khi trận đấu Sugar Bowl, trận tứ kết bóng bầu dục đại học được tổ chức tại Superdome của thành phố, với hàng nghìn người dự kiến tham ...
Nổ pháo hoa tại Hawaii khiến hàng chục người thương vong

Nổ pháo hoa tại Hawaii khiến hàng chục người thương vong

1 giờ trước
Theo bản tin của Hawaii News Now, nhiều lực lượng chức năng gồm cảnh sát, cứu hỏa, y tế đã có mặt tại hiện trường vụ nổ xảy ra ở Salt Lake-Aliamanu, Honolulu.
Vụ lao xe vào đám đông ở New Orleans được xem là 'tấn công khủng bố'

Vụ lao xe vào đám đông ở New Orleans được xem là 'tấn công khủng bố'

1 giờ trước
Giới chức cảnh sát mô tả sự việc xảy ra rất nhanh và đây là hành vi cố ý , không phải lái xe khi say rượu và kẻ tấn công đã cho thấy rõ ý định gây ra cảnh tàn sát . Hai cảnh sát đã bị tài xế bắn nhưng hiện trong tình trạng ổn định.
Chuyên gia: Ukraine sở hữu vũ khí bí ẩn Mỹ muốn mà chưa làm được

Chuyên gia: Ukraine sở hữu vũ khí bí ẩn Mỹ muốn mà chưa làm được

1 giờ trước
Mặc dù Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky từng xác nhận rằng Kiev đã thử nghiệm một thiết bị bay không người lái (UAV) mang tên Ruta, nhưng có thể đây không phải là một dự án 100% của Ukraine.
Campuchia tưng bừng chào đón Năm mới 2025

Campuchia tưng bừng chào đón Năm mới 2025

1 giờ trước
Diễn đàn này là cơ hội để mọi tế bào của xã hội tham gia giới thiệu bản sắc của mình, cũng như tinh thần đoàn kết và niềm tự hào về dân tộc Campuchia .
Châu Âu tìm cách đối phó với Trung Quốc trong cuộc chiến xe điện, thuế quan

Châu Âu tìm cách đối phó với Trung Quốc trong cuộc chiến xe điện, thuế quan

10 giờ trước
Nếu diễn ra, những khoản đầu tư này có thể thúc đẩy hợp tác công nghệ, tạo việc làm địa phương và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực pin, thành phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh của EU.
Công nghệ từ thế kỷ 19 đe dọa vị thế dẫn đầu AI của Mỹ

Công nghệ từ thế kỷ 19 đe dọa vị thế dẫn đầu AI của Mỹ

10 giờ trước
Dù có nhiều nhận định cho rằng sức mạnh của Mỹ đang suy giảm, quốc gia này vẫn dẫn trước Trung Quốc trong cuộc đua giành ưu thế về trí tuệ nhân tạo (AI).
Hàng chục nghìn người biểu tình tại Istanbul phản đối cuộc chiến tại Gaza

Hàng chục nghìn người biểu tình tại Istanbul phản đối cuộc chiến tại Gaza

10 giờ trước
Lực lượng chức năng Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện các biện pháp an ninh nghiêm ngặt do cuộc biểu tình, bao gồm cả việc phong tỏa các tuyến đường và các biện pháp phòng vệ an ninh quy mô lớn xung quanh cầu Galata.
Ba năm RCEP có hiệu lực: Khẳng định vai trò trong nền kinh tế mở, đa phương

Ba năm RCEP có hiệu lực: Khẳng định vai trò trong nền kinh tế mở, đa phương

10 giờ trước
Các chuyên gia đánh giá cao vai trò của hiệp định này trong việc tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng khu vực, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên và đối tác toàn cầu tăng cường hợp tác để xây dựng nền kinh tế thế giới mở.
Nga tiếp tục thống trị năng lượng hạt nhân toàn cầu với các dự án mới

Nga tiếp tục thống trị năng lượng hạt nhân toàn cầu với các dự án mới

10 giờ trước
Ông Boris Titov, đại diện đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bền vững, đã nhấn mạnh tham vọng của Nga trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times.
Thái Lan tiêm thuốc tránh thai cho voi hoang dã để giảm thiểu các vụ tấn công

Thái Lan tiêm thuốc tránh thai cho voi hoang dã để giảm thiểu các vụ tấn công

11 giờ trước
Bên cạnh đó, kể từ năm 2012 đến nay, Thái Lan đã ghi nhận ít nhất 240 người đã tử vong và 208 người bị thương do bị voi hoang dã tấn công.

Có thể bạn quan tâm

Bảng quảng cáo thành tích học viên của một giáo viên tiếng Anh ở TP.HCM gây tranh cãi: Con chúng ta là siêu nhân hết rồi à?

Bảng quảng cáo thành tích học viên của một giáo viên tiếng Anh ở TP.HCM gây tranh cãi: Con chúng ta là siêu nhân hết rồi à?

Netizen

3 phút trước
Mới đây, một bài viết quảng cáo về các lớp học dạy kèm tiếng Anh của một cô giáo tự giới thiệu chuyên dạy tiếng Anh cho học sinh trường quốc tế và trường chuyên thu hút sự chú ý.
Khống chế người yêu cũ trái pháp luật để... níu kéo tình cảm

Khống chế người yêu cũ trái pháp luật để... níu kéo tình cảm

Pháp luật

8 phút trước
Ngày 1/1, Cơ quan CSĐT Công an TP Tam Kỳ (Quảng Nam) cho biết, đang tạm giữ đối tượng Trần Phú Bình (SN 1994, trú xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) để điều tra về hành vi bắt người trái pháp luật, quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình...
Bức ảnh hé lộ kết cục của When the Phone Rings, một chi tiết đắt giá khiến netizen đứng ngồi không yên

Bức ảnh hé lộ kết cục của When the Phone Rings, một chi tiết đắt giá khiến netizen đứng ngồi không yên

Phim châu á

13 phút trước
Trong những diễn biến mới nhất, khán giả dường như không thể đoán được nước đi tiếp theo của biên kịch, khi nội dung phim đã hoàn toàn tách ra khỏi nguyên tác.
Sa mạc đã không mưa trong 400 năm và khô cằn nhất trên trái đất, nhưng tại sao vẫn có những thảm họa nở rộ! Lý do chính xác là gì?

Sa mạc đã không mưa trong 400 năm và khô cằn nhất trên trái đất, nhưng tại sao vẫn có những thảm họa nở rộ! Lý do chính xác là gì?

Lạ vui

16 phút trước
Trong số rất nhiều khu vực, một số khu vực thích hợp cho sự sinh tồn sinh học. Nhiều loài sinh tồn ở đây và hầu hết những nơi con người sinh sống cũng nằm trong những khu vực này.
Anh Trai vượt qua cơn bạo bệnh để trở lại mạnh mẽ, bật khóc trước hàng chục nghìn khán giả trong đêm Giao thừa

Anh Trai vượt qua cơn bạo bệnh để trở lại mạnh mẽ, bật khóc trước hàng chục nghìn khán giả trong đêm Giao thừa

Nhạc việt

23 phút trước
1 thời tự nhốt mình trong nhà để điều trị, khiến anh rơi vào trầm cảm. Sau khoảng thời gian nỗ lực hồi phục, Lou Hoàng giờ đây đã tái sinh thành 1 phiên bản hoàn toàn mới.
Cặp đôi Vbiz có màn cầu hôn "chốt sổ" 2024: Dàn sao chứng kiến, chú rể nói 1 câu gây ngỡ ngàng!

Cặp đôi Vbiz có màn cầu hôn "chốt sổ" 2024: Dàn sao chứng kiến, chú rể nói 1 câu gây ngỡ ngàng!

Sao việt

32 phút trước
Mới đây, diễn viên Lê Khánh và Tuấn Khải đã công bố những hình ảnh bên trong tiệc kỷ niệm 10 năm ngày cưới diễn ra đúng vào đêm 31/12.
Diện mạo khiến Triệu Lộ Tư bị hành hung, miệt thị suốt 2 tiếng, phải điên cuồng giảm cân đến suýt mất mạng

Diện mạo khiến Triệu Lộ Tư bị hành hung, miệt thị suốt 2 tiếng, phải điên cuồng giảm cân đến suýt mất mạng

Sao châu á

47 phút trước
Trong 1 thời gian dài, nữ diễn viên năm 1998 hứng chịu vô số lời miệt thị ngoại hình. Những hình ảnh cằm nọng, mặt tròn kém sắc của cô bị lan truyền, chế nhạo khắp các diễn đàn.
4 mỹ nhân Hàn khuynh đảo màn ảnh 2025: Cặp đôi nước mắt tái hợp sau 9 năm, Song Hye Kyo có 2 phim mới?

4 mỹ nhân Hàn khuynh đảo màn ảnh 2025: Cặp đôi nước mắt tái hợp sau 9 năm, Song Hye Kyo có 2 phim mới?

Hậu trường phim

1 giờ trước
Bước sang năm 2025, 4 mỹ nhân Hàn này hứa hẹn sẽ tạo ra những cơn sốt lớn nhờ các tác phẩm điện ảnh và truyền hình đầy tiềm năng.
Gà tiềm thuốc bắc quen rồi, đem tiềm kiểu này mới lạ mà chất lượng, mùa đông ăn vào cực ấm bụng

Gà tiềm thuốc bắc quen rồi, đem tiềm kiểu này mới lạ mà chất lượng, mùa đông ăn vào cực ấm bụng

Ẩm thực

1 giờ trước
Gà tiềm bao tử heo là một món ăn hấp dẫn, tốt cho sức khỏe. Nước canh hòa quyện giữa vị thanh ngọt và đậm đà, mang mùi thơm của thuốc bắc cùng hương cay nhẹ của tiêu trắng.
Mourinho tiết lộ 2 điều khiến ông hối hận nhất sự nghiệp

Mourinho tiết lộ 2 điều khiến ông hối hận nhất sự nghiệp

Sao thể thao

8 giờ trước
HLV Jose Mourinho tiết lộ 2 điều khiến ông hối hận nhất sự nghiệp là từ chối ở lại Real Madrid và ở lại với AS Roma, đồng thời cho rằng ngày nay HLV không còn quan trọng nữa.