Lợi ích giữa thủy điện và thủy lợi còn mâu thuẫn
Trước tình hình thiếu nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp vụ hè thu tới, hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng đã có cuộc họp để bàn cách phân chia nguồn nước trong cao điểm mùa khô này.
Ngày 10/5, đoàn công tác liên ngành của Bộ NN&PTNT đã có buổi làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng về công tác chống hạn phục vụ sản xuất vụ hè thu 2013 và sinh hoạt của nhân dân ở hai địa phương.
Cuộc họp giữa lãnh đạo Tổng Cục thủy lợi (Bộ NN&PTNT) và hai địa phương Quảng Nam – Đà Nẵng trong việc chống hạn
Theo ông Nguyễn Minh Tuấn – Chi Cục trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh QuảngNam: Vụ hè thu 2013 tỉnh Quảng Nam có kế hoạch sản xuất hơn 43.000 ha lúa và gần 60.000 ha màu. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới khoảng 38.000 ha lúa và 12.000 ha màu, diện tích cây trồng vụ hè thu còn lại chủ yếu sử dụng bằng nước trời.
Về thời vụ gieo trồng, theo kế hoạch, vụ hè thu 2013 tại Quảng Nam bắt đầu gieo sạ từ ngày 15/5 đối với khu vực sử dụng nước từ các hồ chứa; từ ngày 20/5 đối với khu vực sử dụng nguồn nước từ các trạm bơm, tập trung nhiều nhất ở hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn.
Theo dự báo của ngành khí tượng thủy văn, vụ hè thu 2013 khu vực Trung bộ nói chung và Quảng Nam – Đà Nẵng nói riêng sẽ có nhiều đợt hạn hán nghiêm trọng, lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm, khả năng xảy ra lũ tiểu mãn ít, dòng chảy các sông chỉ đạt khoảng 60-70 % trung bình nhiều năm; khả năng xâm mặn lớn tại các cửa sông ảnh hưởng lớn đến sản xuất vụ hè thu….
Trong khi đó, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Quảng Nam còn có 20/74 hồ thiếu nguồn nước phục vụ sản xuất vụ hè thu. Một số hồ có nguồn nước thiếu hụt lớn gây ảnh hưởng khô hạn cho khoảng 5.000 ha lúa hè thu…
Video đang HOT
Việc chống hạn vùng hạ du phụ thuộc rất nhiều vào việc xả nước của thủy điện, nhất là vào mùa khô
Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam dự báo, do lượng mưa thấp, dòng chày của các sông trên địa bàn giảm so với trung bình nhiều năm từ 30-40%, từ đó dẫn đến khả năng xâm mặn lớn ở các cửa sông; điều này sẽ gây thiếu nước cho 11.000 ha lúa hè thu và giai đoạn cuối vụ.
Để đảm bảo đủ lượng nước tưới cho vụ sản xuất hè thu theo như kế hoạch, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam đã tập trung nhiều biện pháp chống hạn, chống nhiễm mặn; trong đó chủ yếu tập trung các giải pháp phi công trình và công trình như: chuyển đổi cơ cấu giống, tuyên truyền nhân dân tiết kiệm nước và gieo sạ đúng lịch thời vụ, có kế hoạch xả nước theo từng đợt nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả đối với nguồn nước xả bổ sung trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn từ các hồ thủy điện, tiến hành nạo vét các đoạn sông, kênh bị ách tắt dòng chảy, kênh dẫn về bể hút các trạm bơm trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn, đắp các đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện để đảm bảo giữ ngọt cho các trạm bơm điện hoạt động, đắp đập tạm trên sông Quảng Huế nhằm tăng cường lượng nước hạ lưu sông Vu Gia…
Trong khi đó, tại TP Đà Nẵng, việc thực hiện các giải pháp chống hạn và chống nhập mặn cũng đã được ngành NN&PTNT và lãnh đạo UBND thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất hè thu theo hướng sử dụng cơ cấu cây trồng hợp lý để đảm bảo tưới tiêu cho hơn 2.000ha lúa, 350ha ngô và hơn 10.000 ha màu; đồng thời điều chỉnh cơ cấu giống theo hướng chú trọng các giống trung hạn và ngắn ngày. TP cũng yêu cầu các địa phương tuân thủ lịch gieo sạ thống nhất theo kế hoạch để bắt đầu đổ ải từ ngày 15-31/5.
Các con suối thượng nguồn Vu Gia – Thu Bồn cạn kiệt vào mùa khô
Đối với việc cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân TP Đà Nẵng, đại diện Công ty cấp thoát nước Đà Nẵng cho biết nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của TP hiện tại là nguồn nước thô lấy từ trạm Cầu Đỏ và An Trạch. Hiện nay hệ thống điện cung cấp cho trạm An Trạch chưa có phương án chống sự cố (mất điện), nếu có xảy ra sự cố thì việc lấy nước cung cấp cho sinh hoạt của TP sẽ bị gián đoạn; trong khi nguồn nước tại Cầu Đỏ bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của việc tích nước tưới nước cho nông nghiệp vùng hạ du sông Vu Gia – Thu Bồn và phụ thuộc vào mức xả nước của các thủy điện thượng lưu.
Tại cuộc hợp, đại diện lãnh đạo hai Sở NN&PTNT Quảng Nam và Đà Nẵng đề xuất Bộ NN&PTNT hỗ trợ kinh phí để thực hiện các biện pháp chống hạn vụ sản xuất hè thu; sớm triển khai thực hiện biện pháp công trình bán kiên cố trên Quảng Huế nhằm đảm bảo phân lưu trong mùa kiệt (20% về Thu Bồn và 80% về Vu Gia); giao Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam từ 1/6 đến 31/8 tùy tình hình thời tiết làm việc với EVN, các nhà máy thủy điện có lịch điều tiết cụ thể của các nhà máy thủy điện phù hợp với việc sử dụng nước ở hạ du; trong trường hợp nguồn nước sông Vu Gia không đảm bảo sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất khu vực hạ lưu sông Vu Gia (bao gồm cả TP Đà Nẵng), chỉ đạo nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 phải thực hiện xả nước qua cống xả sâu với lưu lượng và thời lượng cụ thể theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng nhằm bổ sung nguồn nước cho sông Vu Gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt; sớm ban hành quy trình vận hành các hồ chức thủy điện trong mùa kiệt đối với các hồ thủy điện bậc thang trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn.
Tại cuộc họp, đại diện đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đề nghị tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng tập trung cho công tác chống hạn, chống xâm mặn ở các cửa sông bằng các biện pháp cụ thể như: quan tâm xây dựng một số công trình thủy lợi mới, nhất là các hồ chứa hỗ trợ cho mùa khô và các trạm cung cấp nước, các đập vùng hạ lưu Vu Gia – Thu Bồn để ngăn chặn ngập mặn; thực hiện đúng lịch gieo trồng vụ hè thu bắt đầu từ 15 đến 31/5; sử dụng nguồn có sẳn và điều tiết phù hợp cho hạ du.
Theo ông Đặng Duy Hiển – Phó vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi – Tổng Cục thủy lợi (Bộ NN&PTNT), hai địa phương cần tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn chỉnh phương án chống hạn; chuẩn bị giống đảm bảo cơ cấu giống trong sản xuất hè thu và nạo vét các công trình thủy nông nội đồng; phát động phong trào ra quân làm thủy lợi chống hạn; Công ty cấp thoát nước chủ động Đà Nẵng bơm nước trong thời gian xả nước của các nhà máy thủy điện để tăng lượng lưu trữ để đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt của nhân dân hết màu khô năm nay…
Ông Đặng Duy Hiển cũng cho rằng, bước đầu các bên đã có tiếng nói chung giải quyết câu chuyện chống hạn, trên cơ sở cơ bản thống nhất và giải quyết từng bước các kiến nghị của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng.
Trước đó, tỉnh Quảng Nam cũng đã nhiều lần kiến nghị sớm ban hành quy chế vận hành liên hồ trong mùa kiệt trên hệ thống Vu Gia – Thu Bồn. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh, đến nay quy trình này vẫn chưa có nên rất khó khăn trong việc điều tiết nước phục vụ nông nghiệp vào mùa khô.
“Trong khi chờ đợi cần phải có quy chế tạm thời để có những ràng buộc mang tính pháp lý”, đại diện Sở NN&PTNT Quảng Nam phát biểu.
Ngày 10/5, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, lãnh đạo tỉnh vừa phê duyệt báo cáo kinh tế – kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng công trình đào vét, khai thông dòng chảy hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn để chống hạn, nhiễm mặn năm 2013 và xây dựng đập tạm trên sông Quảng Huế (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) với tổng mức đầu tư hơn 1,2 tỉ đồng. Công trình đào vét, khai thông dòng chảy hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn sẽ có các hạng mục là đào vét lạch dẫn vào bể hút trạm bơm Ái Nghĩa; khai thông đoạn đầu sông Lạc Thành và đoạn đầu sông Vĩnh Điện. Riêng việc xây dựng đập tạm trên sông Quảng Huế là nhằm để điều tiết dòng chảy đưa nước trả về sông Vu Gia, cải thiện tình trạng thiếu nước lâu nay cho hơn 1,5 triệu người dân và hơn 10.000 ha lúa ở vùng hạ lưu ở hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng.
Theo Dantri
Đà Nẵng "đòi" nước thủy điện Đắk Mi 4
Trước tình trạng hạn hán đe dọa đến nước sinh hoạt và phục vụ nông nghiệp, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến vừa có công văn gửi Bộ TN-MT, Bộ Công thương can thiệp để đảm bảo nước cho vùng hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn.
Thủy điện Đắk Mi 4 tích nước làm vùng hạ du phía Bắc tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng bị thiếu nước vào mùa khô
Theo lãnh đạo TP Đà Nẵng, lượng mưa trong mùa mưa năm 2012 trên lưu vực sông Vu Gia trung bình chỉ đạt 40% lượng mưa trung bình nhiều năm, lượng mưa từ đầu năm 2013 đến nay nhỏ, đồng thời thủy điện Đắk Mi4 không xả nước về hạ lưu nên thiếu nước nghiêm trọng trên lưu vực sông Vu Gia.
Hiện nay ở hạ lưu sông Vu Gia đang thiếu nước rất nghiêm trọng như sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn dài ngày, nhà máy nước Đà Nẵng phải lấy nước thô từ đập dâng An Trạch từ cuối tháng 11/2012 đến nay và làm tăng chi phí vận hành.
Ngoài ra, nước cho sản xuất nông nghiệp gần 7.000 ha lúa thuộc các huyện Đại Lộc, Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) và huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) không đủ lưu lượng và hụt đầu nước ở các trạm bơm, máy bơm không hoạt động được.
Trước tình hình hạn hán này, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị Bộ TN-MT làm việc với Bộ Công thương yêu cầu chủ đầu tư thủy điện Đắk Mi 4 xả nước về lại sông Vu Gia để chống hạn với lưu lượng 25m3/s.
Theo Dantri
Hạn hán khốc liệt - Chuyện cũ nhưng vẫn... giật mình Mùa khô năm nay, Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung đang đối mặt với cơn đại hạn khốc liệt nhất trong nhiều năm gần đây. ảnh minh họa Tuy nhiên, tình trạng hạn hán gây mất mùa không phải là chuyện mới, mà đã liên tục xảy ra trong các mùa khô ở Tây Nguyên. Xét một cách...